Sốt rét

Sốt rét
Hình một con Plasmodium đang di chuyển trong nước bọt của một con muỗi cái
Khoa/NgànhBệnh truyền nhiễm
Triệu chứngSốt, nôn mửa, đau đầu[1]
Biến chứngVàng da, động kinh, hôn mê[1]
Khởi phát10–15 ngày sau khi nhiễm bệnh[2]
Nguyên nhânKý sinh trùng Plasmodium lây truyền qua muỗi[1]
Phương pháp chẩn đoánXét nghiệm máu, kiểm tra phát hiện kháng nguyên[1]
Phòng ngừaMàn chống muỗi, thuốc đuổi muỗi, kiểm soát muỗi, thuốc[1]
ThuốcThuốc chống sốt rét[2]
Dịch tễ296 triệu (2015)[3]
Tử vong730.500 (2015)[4]

Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium,[2] lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Áchâu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây.[5] Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu,[6] và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.

Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Chi này có bốn loài làm con người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparumPlasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn. Nhóm các loài Plasmodium gây bệnh ở người thường được gọi chung là ký sinh trùng sốt rét. Riêng loài P. knowlesi, phổ biến ở Đông Nam Á, gây bệnh sốt rét ở khỉ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng ở người.

Biểu hiện và triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]
Các triệu chứng chính của sốt rét[7]

Các biểu hiện và triệu chứng của sốt rét đặc biệt bắt đầu thể hiện từ ngày thứ 8 đến 25 sau khi nhiễm;[7] tuy nhiên, các triệu chứng có thể thể hiện muộn hơn đối với những người đã sử dụng thuốc chống sốt rét.[8] Biểu hiện ban đầu của bệnh-chung cho tất cả các loài-là các triệu chứng giống cảm cúm,[9] và có thể tương tự như các trường hợp khác như nhiễm trùng, viêm ruộtbệnh do virus.[8] Biểu hiện của bệnh có thể gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp, nôn, thiếu máu tán huyết, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc, và co giật.[10]

Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét là kịch phát, đó là sự xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy và sau đó sốt và đổ mồ hôi, xảy ra cứ mỗi hai ngày đối với nhiễm trùng loài P. vivaxP. ovale, và cứ ba ngày đối với nhiễm trùng P. malariae. Nhiễm trùng P. falciparum có thể gây sốt tái phát mỗi 36-48 giờ hoặc sốt ít rõ ràng hơn và gần như liên tục.[11]

Sốt rét nghiêm trọng thường gây ra bởi loài P. falciparum. Các triệu chứng của sốt rét do vi trùng falciparium phát triển 9–30 ngày sau khi nhiễm.[9] Những người bị sốt rét thể não thường thể hiện các triệu chứng thần kinh như hành vi bất thường, run giật nhãn cầu, conjugate gaze palsy, opisthotonus hoặc hôn mê.[9]

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium (ngành Apicomplexa). Ở người, sốt rét gây ra bởi các loài P. falciparum, P. malariae, P. ovale, P. vivaxP. knowlesi.[12][13] Nằm trong số nhiễm các loài trên, loài P. falciparum là loài phổ biến nhất đã được xác định (~75%) theo sau là P. vivax (~20%).[8] Mặc dù P. falciparum thường gây ra số lượng tử vong lớn,[14] những bằng chứng gần đây cho thấy rằng số rét P. vivax có quan hệ với các tình trạng đe dọa tính mạng tiềm năng cũng gần tương tự về mặt chẩn đoán như lây nhiễm P. falciparum.[15] P. vivax tương đối phổ biến hơn ngoài châu Phi.[16] Đã có ghi nhận các trường hợp người bị mắc bệnh bởi các loài trong chi Plasmodium từ khỉ; tuy nhiên, với sự loại trừ loài P. knowlesi—một loài gây bệnh sốt rét ở khỉ[13]—đây chủ yếu là sự hạn chế về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.[17]

Vòng đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Vòng đời của ký sinh trùng sốt rét. Muỗi vằn gây nhiễm trùng khi hút máu. Đầu tiên, sporozoites đi vào trong dòng máu, và di chuyển đến gan. Chúng nhiễm vào các tế bào gan, tại đây chúng phân chia thành merozoites, phá vỡ tế bào gan, và quay trở lại dòng máu. Sau đó, các merozoite lây nhiễm các hồng cầu, tại đây chúng phát triển thành các thể hình tròn, trophozoite và schizont đến lượt chúng tạo ra nhiều merozoite hơn nữa. Giao bào cũng được tạo ra, chúng được muỗi lấy đi, sẽ lây nhiễm ký sinh trùng và tiếp tục vòng đời.

Trong vòng đời của ký sinh trùng Plasmodium, một con muỗi Anopheles cái (vật chủ trung gian truyền bệnh) truyền một dạng lây nhiễm di động (được gọi là thoi trùng) vào động vật chủ có xương sống như con người (vật chủ thứ 2), hoạt động này có vai trò là một vec-tơ truyền bệnh. Một thoi trùng di chuyển thông qua các mạch máu để vào trong các tế bào gan (hepatocyte), tại đây chúng sinh sản vô tính (mô schizogony), tạo ra hàng ngàn merozoite. Các merozoite này lây nhiễm các hồng cầu mới và bắt đầu một chu trình nhân bản vô tính, chúng tạo ra 8 đến 24 merozoite lây nhiễm mới, lúc này các tế bào vỡ ra và chu kỳ lây nhiễm các tế bào mới bắt đầu.[18]

Phương thức truyền nhiễm bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Muỗi Anopheles, tác nhân truyền bệnh sốt rét

Một người có thể nhiễm bệnh sốt rét qua 3 cách thức sau đây:

Ngoài ra những người tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm cũng có thể bị mắc căn bệnh này[19]

Phân loại bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chia sốt rét theo 2 mức độ lâm sàng:

  • Sốt rét thông thường/sốt rét chưa có biến chứng
  • Sốt rét ác tính/sốt rét có biến chứng

Tiên lượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm sống điều chỉnh theo bệnh tật đối với bệnh số rét trên 100.000 dân năm 2004

Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét thường có thể được trông đợi là hồi phục hoàn toàn.[20] Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kỳ nhanh và gây chết chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.[21] Đối với hầu hết các ca bệnh nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20%, thậm chí phải chăm sóc và điều trị đặc biệt.[8] Thời gian càng lâu, sự suy yếu phát triển đã được ghi nhận ở trẻ em khi phải chịu đựng những cơn sốt rét nặng.[22] Nhiễm trùng mãn tính không nghiêm trọng có thể xuất hiện hội chứng suy giảm miễn dịch đi kèm với phản ứng suy giảm đối với vi khuẩn SalmonellaEpstein–Barr virus.[23]

Ở trẻ nhỏ, bệnh sốt rét gây chứng mất máu trong thời kỳ phát triển não nhanh chóng, và cũng gây tổn thương não trực tiếp từ sốt rét thể não.[22] Những người sống sót do sốt rét não có nguy cơ gia tăng suy giãm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi, và động kinh.[24] Sốt rét dự phòng đã thể hiện sự cải thiện chức năng nhận thức và kết quả học tập trong các thử nghiệm lâm sàng khi so sánh với các nhóm placebo.[22]

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]
Phân bố của bệnh sốt rét trên thế giới:[25] Xảy ra cao của chloroquine- hoặc đa kháng sốt rét
Xảy ra chloroquine-kháng sốt rét
Không có Plasmodium falciparum hoặc kháng chloroquine
Không có sốt rét

WHO ước tính rằng trong năm 2010 đã có 219 triệu ca sốt rét làm 660.000 ca tử vong.[8][26] Các ước tính khác đưa ra con số từ 350 đến 550 triệu nhiễm falciparum[27] và gây tử vong năm 2010 vào khoảng 1,24 triệu người[28] đến 1,0 triệu người trong năm 1990.[29] Phần lớn các ca (65%) gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.[28] Khoảng 125 triệu phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng mỗi năm; ở vùng hạ Saharan châu Phi, sốt rét ở mẹ liên quan đến 200.000 trường hợp trẻ sơ sinh chết mỗi năm.[30] Có khoảng 10.000 ca sốt rét mỗi năm ở Tây Âu, và 1300–1500 ở Hoa Kỳ.[31] Khoảng 900 người chết do bệnh sốt rét ở châu Âu trong những năm 1993 và 2003.[32] Cả tỉ lệ mắc bệnh toàn cầu và tỉ lệ tử vong đã giảm trong những năm gần đây.

Sự miễn dịch (hay chính xác hơn là chịu miễn dịch) đối với loài P. falciparum diễn ra một cách tự nhiên, nhưng chỉ xảy ra trong những năm bị nhiễm lặp đi lặp lại.[33] Một cá thể có thể được bảo vệ khỏi sự nhiễm trùng P. falciparum nếu họ tiếp nhận khoảng một ngàn lần chích của muỗi mang ký sinh trùng được cấy lại không gây lây nhiễm sau khi đã chiếu một liều tia X.[34] Một loại vắc-xin hiệu quả đối với bệnh sốt rét là chưa có, nhưng có nhiều loại đang được nghiên cứu.[35] Các đa hình cấp cao của nhiều protein của P. falciparum đã tạo ra những thách thức quan trọng trong việc tạo ra vắc-xin. Một ứng viên vắc-xin nhắm vào mục tiêu kháng nguyên trên hợp tử, giao tử, hoặc ookinetes trong ruột muỗi nhằm khống chế sự lây nhiêm sốt rét. Các vắc-xin khống chế lây truyền bao gồm các kháng thể trong máu người; khi muỗi hút máu từ một người đã được bảo vệ, các kháng thể này chống lại ký sinh trùng phát triển hoàn chỉnh trong cơ thể muỗi.[36] Các ứng viên vắc-xin khác nhắm vào giai đoạn sống trong máu của vòng đời ký sinh trùng, chưa phát triển đầy đủ.[37] Ví dụ, SPf66 đã được thử nghiệm rộng rãi trong các khu vực có bệnh đặc hữu thập niên 1990, nhưng các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng nó có hiệu quả chưa đủ.[38] Nhiều vắc-xin có tiềm năng khác nhắm vào giai đoạn tiền hồng cầu của vòng đời ký sinh trùng đang được phát triển, trong đó RTS,S là một ứng viên sáng giá;[34] nó được trông đợi cấp phép sử dụng năm 2015.[23] Công ty kỹ thuật sinh học của Hoa Kỳ, Sanaria, đang phát triển vắc-xin nhược độc tiền hồng cầu có tên gọi là PfSPZ sử dụng toàn bột thoi trùng để tạo ra phản ứng miễn dịch.[39] Năm 2006, Hội đồng tư vấn vắc-xin sốt rét đã gởi đến WHO bản thảo về "Lộ trình Công nghệ vắc-xin sốt rét" (Malaria Vaccine Technology Roadmap) trong đó nêu ra một trong những mục tiêu quan trọng nhắm vào "phát triển và cấp phép vắc-xin sốt rét thế hệ thứ nhất có thể bảo vệ hiệu quả hơn 50% so với các bệnh nặng và tử vong và các bệnh kéo dài hơn một năm" vào năm 2015.[40]

Ký sinh trùng sốt rét chứa các apicoplast, cơ quan này thường gặp ở thực vật, để hoàn thiện bộ gen của chúng. Các apicoplast được cho là có nguồn gốc từ nội cộng sinh của tảo và đóng vai trò quan trọng ở các khía cạnh khác nhau trong quá trình trao đổi chất của ký sinh trùng, như tổng hợp axít béo. Có hơn 400 protein đã được tìm thấy là được tạo ra bởi các apicoplast và chúng hiện đang được đầu tư nghiên cứu có thể là các mục tiêu để phát minh ra các loại thuốc chống sốt rét.[41]

Với sự khởi đầu của thuốc kháng sinh Plasmodium, các chiến lượng mới đang được phát triển để chống lại căn bệnh phổ biến. Một trong những cách tiếp cận là dựa vào sự phát triển các sản phẩm cộng tổng hợp từ aminoaxit pyridoxal, được chọn từ các ký sinh trùng và cuối cùng gây cản trở với khả năng của nó tạo ra nhiều vitamin B thiết yếu.[42][43] Thuốc chống sốt rét sử dụng các phức dựa trên kim loại tổng hợp đang là đề tài được quan tâm nghiên cứu.[44][45]

Một chiến lược không chế véc-tơ truyền bệnh phi hóa học liên quan đến biến đổi gen của muỗi truyền bệnh sốt rét. Những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật gen có thể đưa một DNA bên ngoài vào bộ gen của muỗi và hoặc làm giảm thời gian sống của muỗi, hoặc làm nó kháng lại với ký sinh trùng sốt rét. Kỹ thuật côn trùng vô trùng là một phương pháp kiểm soát gen mà trong đó một lượng lớn muỗi đực vô trùng được nuôi và thả ra ngoài. Chúng giao phối với các con cái sinh ra các lứa mới làm giảm số cá thể tự nhiên của thế hệ mới; quá trình lập đi lập lại cuối cùng loại bỏ nhóm mục tiêu.[46]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Các tế bào trứng của ký sinh trùng sốt rét cổ đại được bảo quản trong hổ phách Dominica

Mặc dù ký sinh trùng gây bệnh sốt rét P. falciparum đã tồn tại từ khoảng 50.000–100.000 năm trước, nhưng kích thước quần thể của ký sinh trùng đã không tăng cho đến khoảng 10.000 năm trước, đồng thời với những tiến bộ trong nông nghiệp[47] và sự phát triển các khu định cư của con người. Họ hàng gần của ký sinh trùng sốt rét ở người vẫn phổ biến ở tinh tinh. Một số bằng chứng cho thấy bệnh sốt rét do P. falciparum có thể bắt nguồn từ loài khỉ đột.[48]

Các tài liệu ghi chép về các cơn sốt sốt rét được tìm thấy khá phổ biến trong suốt lịch sử châu Âu và châu Á.[49] Hippocrates đã mô tả các cơn sốt định kỳ, ghi tên chúng là tertian, quartan, subtertian và quotidian.[50] Columella, thầy thuốc La Mã đã liên kết căn bệnh này với côn trùng từ đầm lầy.[50] Bệnh sốt rét có thể đã góp phần vào sự suy tàn của Đế chế La Mã,[51] và nó lan tràn ở La Mã đến mức được gọi là "bệnh sốt La Mã".[52] Một số khu vực ở La Mã cổ đại được coi là có nguy cơ mắc bệnh cao vì những điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các loài vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó bao gồm các khu vực như miền nam nước Ý, đảo Sardinia, các đầm lầy ở Pontine, các vùng thấp hơn ven biển Etruria và thành phố Rome dọc theo sông Tiber. Sự hiện diện của nước tù đọng ở những nơi này được muỗi ưa thích chọn làm nơi sinh sản. Những khu vườn được tưới tiêu, những bãi đất thấp và đầm lầy, hoạt động nông nghiệp và các vấn đề thoát nước từ việc xây dựng đường xá đã dẫn đến sự gia tăng các khu nước đọng.[53]

Vị thuốc trị sốt rét sử dụng chiết xuất từ cây thanh hao hoa vàng đã được ghi lại từ 1700 năm trước, nằm trong một cuốn sách nghề y của Cát Hồng (283–343) thời nhà Tấn ở Trung Quốc. Đến năm 1977, nhà nghiên cứu y học Trung Quốc Đồ U U đã sử dụng ghi chép này để điều chế thành công thuốc trị sốt rét artemisinin, bà đã nhận giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2015 cho công trình này.[54]

Bác sĩ người Anh Ronald Ross đã nhận Giải Nobel y học vào năm 1902 nhờ công trình nghiên cứu về sốt rét.

Thuật ngữ tiếng Anh "Malaria" (Sốt rét) bắt nguồn từ tiếng Ý thời Trung cổ Ý: mala aria—"khí xấu"; căn bệnh này trước đây được gọi là bệnh sốt đầm lầy do có liên quan đến các đầm lầy.[55] Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trong tài liệu tiếng Anh vào khoảng năm 1829.[50] Sốt rét đã từng phổ biến ở hầu hết châu Âu và Bắc Mỹ,[56] nơi hiện nay nó không còn là bệnh phổ biến nữa,[57] mặc dù các trường hợp người bệnh từ nơi khác tới vẫn xảy ra.[58]

Bệnh sốt rét không được đề cập đến trong các "sách y học" của người Maya hoặc Aztec tại miền Trung châu Mỹ. Những người từ châu Âu di cư sang và những người Tây Phi mà họ bắt làm nô lệ có thể đã mang theo bệnh sốt rét đến châu Mỹ, bắt đầu từ thế kỷ 16.[59][60]

Các nghiên cứu khoa học về bệnh sốt rét đã đạt được bước tiến quan trọng đầu tiên vào năm 1880, khi Charles Louis Alphonse Laveran — một bác sĩ quân đội Pháp làm việc tại bệnh viện quân sự Constantine ở Algeria — lần đầu tiên quan sát thấy ký sinh trùng bên trong tế bào hồng cầu của những người bị nhiễm bệnh.[61] Do đó, ông đề xuất rằng bệnh sốt rét là do sinh vật này gây ra, đây là lần đầu tiên một nguyên sinh vật được xác định là gây bệnh.[62] Vì điều này và những khám phá sau đó, ông đã được trao giải Nobel Y học năm 1907. Một năm sau, Carlos Finlay, một bác sĩ người Cuba điều trị cho những người bị sốt vàng da ở Havana, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy muỗi đã truyền bệnh từ người sang người.[63] Công trình này tiếp nối các đề xuất trước đó của Josiah C. Nott,[64] và của Patrick Manson, "cha đẻ của y học nhiệt đới", về sự lây truyền bệnh giun chỉ.[65]

Nhà nghiên cứu y học Trung Quốc Đồ U U đã nhận giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2015 cho công trình nghiên cứu thuốc trị sốt rét artemisinin.

Vào tháng 4 năm 1894, một bác sĩ người Scotland, Ronald Ross, đã đến thăm Patrick Manson tại ngôi nhà của ông trên Phố Queen Anne, Luân Đôn. Chuyến thăm này là khởi đầu của bốn năm hợp tác và nghiên cứu nhiệt thành, lên đến đỉnh điểm vào năm 1897 khi Ross, người đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Tổng hợp ở Calcutta, đã chứng minh được vòng đời hoàn chỉnh của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi.[66] Do đó, ông đã chứng minh được rằng muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt rét ở người bằng cách chỉ ra rằng một số loài muỗi nhất định truyền bệnh sốt rét cho chim. Ông đã phân lập được ký sinh trùng sốt rét từ tuyến nước bọt của muỗi đã hút máu những con gia cầm bị nhiễm bệnh.[66] Với công trình này, Ross đã nhận được giải Nobel Y học năm 1902. Sau khi thôi việc tại Dịch vụ Y tế Ấn Độ, Ross làm việc tại Trường Y học Nhiệt đới Liverpool mới thành lập và chỉ đạo các nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét ở Ai Cập, Panama, Hy Lạp và Mauritius.[67] Những phát hiện của Finlay và Ross sau đó đã được xác nhận bởi một hội đồng y tế do Walter Reed đứng đầu vào năm 1900. Các khuyến nghị của nó đã được William C. Gorgas sử dụng trong các biện pháp y tế được thực hiện trong quá trình xây dựng Kênh đào Panama. Công tác y tế công cộng này đã cứu sống hàng nghìn công nhân và giúp phát triển các phương pháp được sử dụng trong các chiến dịch y tế công cộng chống lại căn bệnh này trong tương lai.[68]

Năm 1896, Amico Bignami đã thảo luận về vai trò của muỗi đối với bệnh sốt rét.[69] Năm 1898, Bignami, Giovanni Battista GrassiGiuseppe Bastianelli đã thành công trong thực nghiệm chỉ ra sự lây truyền bệnh sốt rét ở người, sử dụng muỗi nhiễm bệnh để tự lây bệnh sốt rét và họ đã trình bày kết quả vào tháng 11 năm 1898 cho Accademia dei Lincei.[66]

Artemisia annua, nguồn chiết xuất ra chất chữa trị sốt rét artemisinin

Phương pháp điều trị hiệu quả đầu tiên đối với bệnh sốt rét là từ vỏ cây canhkina, có chứa quinine. Cây này mọc trên các sườn núi Andes, chủ yếu ở Peru. Người dân bản địa Peru đã dùng cây canhkina để kiểm soát cơn sốt. Hiệu quả của nó đối với bệnh sốt rét đã được xác nhận và các tu sĩ Dòng Tên đã giới thiệu phương pháp điều trị này đến châu Âu vào khoảng năm 1640; đến năm 1677, nó được đưa vào Dược điển Luân Đôn như một phương pháp điều trị sốt rét.[70] Mãi đến năm 1820, thành phần hoạt chất quinine, được chiết xuất từ ​​vỏ cây, được các nhà hóa học người Pháp Pierre Joseph PelletierJoseph Bienaimé Caventou phân lập và đặt tên.[71][72]

Quinine là loại thuốc điều trị sốt rét phổ biến cho đến những năm 1920, khi các loại thuốc khác bắt đầu xuất hiện. Vào những năm 1940, chloroquine đã thay thế quinine để điều trị sốt rét ác tính mà không gây biến chứng, cho đến khi tình trạng kháng thuốc tăng cao, đầu tiên là ở Đông Nam Á và Nam Mỹ vào những năm 1950 và sau đó trên toàn cầu vào những năm 1980.[73]

Giá trị y học của Artemisia annua đã được các nhà thảo dược Trung Quốc sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền của họ trong 2.000 năm. Vào năm 1596, Li Shizhen đã đề xuất sử dụng loại trà được làm từ thanh hao đặc biệt để điều trị các triệu chứng sốt rét trong cuốn "Compendium of Materia Medica" của mình. Artemisinins, được phát hiện bởi nhà khoa học Trung Quốc Đồ U U và các đồng nghiệp vào những năm 1970 từ cây Artemisia annua, đã trở thành phương pháp điều trị được khuyến nghị đối với bệnh sốt rét do P. falciparum, được sử dụng trong những trường hợp nghiêm trọng kết hợp với các thuốc chống sốt rét khác.[74] Đồ U U nói rằng bà bị ảnh hưởng bởi nguồn dược liệu truyền thống của Trung Quốc, cuốn sách "Sổ tay kê đơn cho các phương pháp điều trị khẩn cấp", được viết vào năm 340 bởi Cát Hồng.[75] Với công trình nghiên cứu bệnh sốt rét của mình, Đồ U U đã nhận được giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2015.[76]

Plasmodium vivax được sử dụng từ những năm 1917 đến những năm 1940 để điều trị bệnh sốt rét - tiêm chất này vào ký sinh trùng sốt rét để gây sốt nhằm chống lại một số bệnh như giang mai giai đoạn ba. Năm 1927, người phát minh ra kỹ thuật này, Julius Wagner-Jauregg, đã nhận được giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học cho những khám phá của mình. Kỹ thuật này rất nguy hiểm, giết chết khoảng 15% bệnh nhân, vì vậy nó không còn được sử dụng.[77]

Binh sỹ Mỹ bị sốt rét trong bệnh viện dã chiến ở Guadalcanal, tháng 10/1942

Thuốc trừ muỗi đầu tiên được sử dụng để phun trong nhà là DDT.[78] Mặc dù ban đầu nó chỉ được sử dụng để chống lại bệnh sốt rét, nhưng việc sử dụng nó đã nhanh chóng lan rộng sang nông nghiệp. Theo thời gian, việc kiểm soát côn trùng hại cây trồng, thay vì kiểm soát dịch bệnh, đã chiếm ưu thế trong việc sử dụng DDT, và việc sử dụng nông nghiệp quy mô lớn này đã dẫn đến sự phát triển của muỗi kháng thuốc trừ sâu ở nhiều vùng. Khả năng kháng DDT của muỗi Anopheles có thể được so sánh với khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn. Trong những năm 1960, nhận thức về hậu quả tiêu cực của việc sử dụng bừa bãi DDT đã tăng lên, cuối cùng dẫn đến lệnh cấm dùng DDT trong nông nghiệp ở nhiều quốc gia vào những năm 1970. Trước khi có DDT, bệnh sốt rét đã được loại bỏ hoặc kiểm soát thành công ở các khu vực nhiệt đới như Brazil và Ai Cập bằng cách loại bỏ hoặc đầu độc nơi sinh sản của muỗi hoặc môi trường sống dưới nước của ấu trùng muỗi, ví dụ bằng cách sử dụng hợp chất asen có độc tính cao có tên là Paris Green cho những nơi có bụi cây mọc trên mặt nước.[79]

Vắc xin sốt rét là một mục tiêu nghiên cứu khó nắm bắt. Các nghiên cứu đầy hứa hẹn đầu tiên chứng minh tiềm năng của vắc-xin sốt rét đã được thực hiện vào năm 1967 bằng cách cho chuột gây miễn dịch với các bào tử trùng sốt rét đã giảm độc lực với bức xạ, giúp bảo vệ đáng kể cho những con chuột sau khi được tiêm các bào tử bình thường. Kể từ những năm 1970, đã có một nỗ lực đáng kể để phát triển các chiến lược tiêm chủng tương tự cho con người.[80] Vắc xin đầu tiên, được gọi là RTS,S, đã được các cơ quan quản lý châu Âu phê duyệt vào năm 2015.[81]

Các loài động vật khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù các chủng sốt rét gây nhiễm trùng cho người không có ổ chứa ở các loài động vật khác,[82] có gần 200 loài Plasmodium ký sinh đã được xác định có thể lây nhiễm cho các loài như chim, bò sát và động vật có vú khác,[83] và khoảng 30 loài có thể lây nhiễm tự nhiên cho các động vật linh trưởng không phải người.[84] Một số ký sinh trùng sốt rét ảnh hưởng đến động vật linh trưởng không phải người (NHP) đóng vai trò là sinh vật đối ứng cho ký sinh trùng sốt rét ở người, chẳng hạn như P. coatneyi đối ứng cho P. falciparum) và P. cynomolgi (đối ứng cho P. vivax).[85] Ký sinh trùng sốt rét lây nhiễm cho các loài gặm nhấm được sử dụng rộng rãi làm mô hình trong nghiên cứu, chẳng hạn như P. berghei.[86] Bệnh sốt rét ở gia cầm chủ yếu ảnh hưởng đến các loài thuộc bộ Passeriformes, và ký sinh trùng P. relctum được biết là có vai trò hạn chế sự phân bố và sự phong phú của các loài chim đặc hữu ở Hawaii. Sự nóng lên toàn cầu dự kiến ​​sẽ làm gia tăng sự phân bố toàn cầu của bệnh sốt rét gia cầm, vì nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện tối ưu cho sự sinh sản của ký sinh trùng.[87]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Caraballo H (2014). “Emergency department management of mosquito-borne illness: Malaria, dengue, and west nile virus”. Emergency Medicine Practice. 16 (5). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b c “Malaria Fact sheet N°94”. WHO. tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2014.
  3. ^ GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1545–1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6. PMC 5055577. PMID 27733282.
  4. ^ GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMID 27733281.
  5. ^ Snow RW, Guerra CA, Noor AM, Myint HY, Hay SI (2005). “The global distribution of clinical episodes of Plasmodium falciparum malaria”. Nature. 434 (7030): 214–7. doi:10.1038/nature03342. PMID 15759000.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ “Malaria: Disease Impacts and Long-Run Income Differences” (PDF). Institute for the Study of Labor. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008.
  7. ^ a b Fairhurst RM, Wellems TE (2010). “Chapter 275. Plasmodium species (malaria)”. Trong Mandell GL, Bennett JE, Dolin R (biên tập). Mandell, Douglas, and Bennett's Principles and Practice of Infectious Diseases. 2 (ấn bản thứ 7). Philadelphia, Pennsylvania: Churchill Livingstone/Elsevier. tr. 3437–3462. ISBN 978-0-443-06839-3.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  8. ^ a b c d e Nadjm B, Behrens RH (2012). “Malaria: An update for physicians”. Infectious Disease Clinics of North America. 26 (2): 243–59. doi:10.1016/j.idc.2012.03.010. PMID 22632637.
  9. ^ a b c Bartoloni A, Zammarchi L (2012). “Clinical aspects of uncomplicated and severe malaria”. Mediterranean Journal of Hematology and Infectious Diseases. 4 (1): e2012026. doi:10.4084/MJHID.2012.026. PMC 3375727. PMID 22708041. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  10. ^ Beare NA, Taylor TE, Harding SP, Lewallen S, Molyneux ME (2006). “Malarial retinopathy: A newly established diagnostic sign in severe malaria”. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 75 (5): 790–7. PMC 2367432. PMID 17123967.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  11. ^ Ferri FF (2009). “Chapter 332. Protozoal infections”. Ferri's Color Atlas and Text of Clinical Medicine. Elsevier Health Sciences. tr. 1159. ISBN 978-1-4160-4919-7.
  12. ^ Mueller I, Zimmerman PA, Reeder JC (2007). Plasmodium malariae and Plasmodium ovale—the "bashful" malaria parasites”. Trends in Parasitology. 23 (6): 278–83. doi:10.1016/j.pt.2007.04.009. PMID 17459775.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ a b Collins WE (2012). “Plasmodium knowlesi: A malaria parasite of monkeys and humans”. Annual Review of Entomology. 57: 107–21. doi:10.1146/annurev-ento-121510-133540. PMID 22149265.
  14. ^ Sarkar PK, Ahluwalia G, Vijayan VK, Talwar A (2009). “Critical care aspects of malaria”. Journal of Intensive Care Medicine. 25 (2): 93–103. doi:10.1177/0885066609356052. PMID 20018606.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Baird JK (2013). “Evidence and implications of mortality associated with acute Plasmodium vivax malaria”. Clinical Microbiology Reviews. 26 (1): 36–57. doi:10.1128/CMR.00074-12. PMID 23297258.
  16. ^ Arnott A, Barry AE, Reeder JC. “Understanding the population genetics of Plasmodium vivax is essential for malaria control and elimination”. Malaria Journal. 11: 14. doi:10.1186/1475-2875-11-14. PMC 3298510. PMID 22233585.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  17. ^ Collins WE, Barnwell JW (2009). “Plasmodium knowlesi: finally being recognized”. Journal of Infectious Diseases. 199 (8): 1107–8. doi:10.1086/597415. PMID 19284287. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  18. ^ Schlagenhauf-Lawlor 2008, tr. 70–1
  19. ^ Phần ký sinh trùng sốt rét - Sách Ký sinh trùng - chủ biên PGS.TS.Phạm Văn Thân, Sách đào tạo Cử nhân Điều Dưỡng, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009.
  20. ^ “Frequently Asked Questions (FAQs): If I get malaria, will I have it for the rest of my life?”. US Centers for Disease Control and Prevention. ngày 8 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012.
  21. ^ Trampuz A, Jereb M, Muzlovic I, Prabhu R (2003). “Clinical review: Severe malaria”. Critical Care. 7 (4): 315–23. doi:10.1186/cc2183. PMC 270697. PMID 12930555.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  22. ^ a b c Fernando SD, Rodrigo C, Rajapakse S (2010). “The 'hidden' burden of malaria: Cognitive impairment following infection”. Malaria Journal. 9: 366. doi:10.1186/1475-2875-9-366. PMC 3018393. PMID 21171998.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  23. ^ a b Riley EM, Stewart VA (2013). “Immune mechanisms in malaria: New insights in vaccine development”. Nature Medicine. 19 (2): 168–78. doi:10.1038/nm.3083. PMID 23389617.
  24. ^ Idro R, Marsh K, John CC, Newton CRJ (2010). “Cerebral malaria: Mechanisms of brain injury and strategies for improved neuro-cognitive outcome”. Pediatric Research. 68 (4): 267–74. doi:10.1203/PDR.0b013e3181eee738. PMC 3056312. PMID 20606600.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  25. ^ “Malaria”. US Centers for Disease Control and Prevention. ngày 15 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012.
  26. ^ World Malaria Report 2012 (PDF) (Bản báo cáo). World Health Organization.
  27. ^ Olupot-Olupot P, Maitland, K (2013). “Management of severe malaria: Results from recent trials”. Advances in Experimental Medicine and Biology. 764: 241–50. PMID 23654072.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  28. ^ a b Murray CJ, Rosenfeld LC, Lim SS, Andrews KG, Foreman KJ, Haring D, Fullman N, Naghavi M, Lozano R, Lopez AD (2012). “Global malaria mortality between 1980 and 2010: A systematic analysis”. Lancet. 379 (9814): 413–31. doi:10.1016/S0140-6736(12)60034-8. PMID 22305225.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  29. ^ Lozano R (2012 15). “Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010”. Lancet. 380 (9859): 2095–128. doi:10.1016/S0140-6736(12)61728-0. PMID 23245604. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  30. ^ Hartman TK, Rogerson SJ, Fischer PR (2010). “The impact of maternal malaria on newborns”. Annals of Tropical Paediatrics. 30 (4): 271–82. doi:10.1179/146532810X12858955921032. PMID 21118620.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  31. ^ Taylor WR, Hanson J, Turner GD, White NJ, Dondorp AM (2012). “Respiratory manifestations of malaria”. Chest. 142 (2): 492–505. doi:10.1378/chest.11-2655. PMID 22871759.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  32. ^ Kajfasz P (2009). “Malaria prevention”. International Maritime Health. 60 (1–2): 67–70. PMID 20205131. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  33. ^ Tran TM, Samal B, Kirkness E, Crompton PD (2012). “Systems immunology of human malaria”. Trends in Parasitology. 28 (6): 248–57. doi:10.1016/j.pt.2012.03.006. PMID 22592005.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  34. ^ a b Hill AVS (2011). “Vaccines against malaria”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 366 (1579): 2806–14. doi:10.1098/rstb.2011.0091. PMC 3146776. PMID 21893544. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  35. ^ Geels MJ, Imoukhuede EB, Imbault N, van Schooten H, McWade T, Troye-Blomberg M, Dobbelaer R, Craig AG, Leroy O (2011). “European Vaccine Initiative: Lessons from developing malaria vaccines” (PDF). Expert Review of Vaccines. 10 (12): 1697–708. doi:10.1586/erv.11.158. PMID 22085173.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  36. ^ Crompton PD, Pierce SK, Miller LH (2010). “Advances and challenges in malaria vaccine development”. Journal of Clinical Investigation. 120 (12): 4168–78. doi:10.1172/JCI44423. PMC 2994342. PMID 21123952.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  37. ^ Graves P, Gelband H (2006). Graves PM (biên tập). “Vaccines for preventing malaria (blood-stage)”. Cochrane Database of Systematic Reviews (online) (4): CD006199. doi:10.1002/14651858.CD006199. PMID 17054281. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  38. ^ Graves P, Gelband H (2006). Graves PM (biên tập). “Vaccines for preventing malaria (SPf66)”. Cochrane Database of Systematic Reviews (Online) (2): CD005966. doi:10.1002/14651858.CD005966. PMID 16625647.Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  39. ^ Hoffman SL, Billingsley PF, James E, Richman A, Loyevsky M, Li T, Chakravarty S, Gunasekera A, Chattopadhyay R, Li M, Stafford R, Ahumada A, Epstein JE, Sedegah M, Reyes S, Richie TL, Lyke KE, Edelman R, Laurens MB, Plowe CV, Sim BK (2010). “Development of a metabolically active, non-replicating sporozoite vaccine to prevent Plasmodium falciparum malaria”. Human Vaccines. 6 (1): 97–106. doi:10.4161/hv.6.1.10396. PMID 19946222.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  40. ^ Malaria Vaccine Advisory Committee (2006). Malaria Vaccine Technology Roadmap (PDF) (Bản báo cáo). PATH Malaria Vaccine Initiative (MVI). tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  41. ^ Kalanon M, McFadden GI (2010). “Malaria, Plasmodium falciparum and its apicoplast”. Biochemical Society Transactions. 38 (3): 775–82. doi:10.1042/BST0380775. PMID 20491664.
  42. ^ Müller IB, Hyde JE, Wrenger C (2010). “Vitamin B metabolism in Plasmodium falciparum as a source of drug targets”. Trends in Parasitology. 26 (1): 35–43. doi:10.1016/j.pt.2009.10.006. PMID 19939733.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  43. ^ Du Q, Wang H, Xie J (2011). “Thiamin (vitamin B1) biosynthesis and regulation: A rich source of antimicrobial drug targets?”. International Journal of Biological Sciences. 7 (1): 41–52. doi:10.7150/ijbs.7.41. PMC 3020362. PMID 21234302.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  44. ^ Biot C, Castro W, Botté CY, Navarro M (2012). “The therapeutic potential of metal-based antimalarial agents: Implications for the mechanism of action”. Dalton Transactions. 41 (21): 6335–49. doi:10.1039/C2DT12247B. PMID 22362072.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  45. ^ Roux C, Biot C (2012). “Ferrocene-based antimalarials”. Future Medicinal Chemistry. 4 (6): 783–97. doi:10.4155/fmc.12.26. PMID 22530641.
  46. ^ Raghavendra K, Barik TK, Reddy BP, Sharma P, Dash AP (2011). “Malaria vector control: From past to future”. Parasitology Research. 108 (4): 757–79. doi:10.1007/s00436-010-2232-0. PMID 21229263.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng] Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  47. ^ Harper K, Armelagos G (2011). “The changing disease-scape in the third epidemiological transition”. International Journal of Environmental Research and Public Health. 7 (2): 675–97. doi:10.3390/ijerph7020675. PMC 2872288. PMID 20616997. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Harper 2011” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  48. ^ Prugnolle F, Durand P, Ollomo B, Duval L, Ariey F, Arnathau C, Gonzalez JP, Leroy E, Renaud F (2011). Manchester M (biên tập). “A fresh look at the origin of Plasmodium falciparum, the most malignant malaria agent”. PLOS Pathogens. 7 (2): e1001283. doi:10.1371/journal.ppat.1001283. PMC 3044689. PMID 21383971. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Prugnolle 2012” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  49. ^ Cox F (2002). “History of human parasitology”. Clinical Microbiology Reviews. 15 (4): 595–612. doi:10.1128/CMR.15.4.595-612.2002. PMC 126866. PMID 12364371. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Cox 2002” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  50. ^ a b c Strong RP (1944). Stitt's Diagnosis, Prevention and Treatment of Tropical Diseases . York, PA: The Blakiston Company. tr. 3.
  51. ^ “DNA clues to malaria in ancient Rome”. BBC News. 20 tháng 2 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2010., in reference to Sallares R, Gomzi S (2001). “Biomolecular archaeology of malaria”. Ancient Biomolecules. 3 (3): 195–213. OCLC 538284457. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Sallares 2001” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  52. ^ Sallares R (2002). Malaria and Rome: A History of Malaria in Ancient Italy. Oxford University Press. doi:10.1093/acprof:oso/9780199248506.001.0001. ISBN 978-0-19-924850-6. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Sallares 2003” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  53. ^ Hays JN (2005). Epidemics and Pandemics: Their Impacts on Human History. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO. tr. 11. ISBN 978-1-85109-658-9. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Hays 2005” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  54. ^ Bà Đồ U U và 'thuốc chữa bộ đội VN', BBC, 6.10.2015
  55. ^ Reiter P (1999). “From Shakespeare to Defoe: malaria in England in the Little Ice Age”. Emerging Infectious Diseases. 6 (1): 1–11. doi:10.3201/eid0601.000101. PMC 2627969. PMID 10653562.
  56. ^ Lindemann M (1999). Medicine and Society in Early Modern Europe. Cambridge University Press. tr. 62. ISBN 978-0-521-42354-0. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Lindemann 1999” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  57. ^ Gratz NG (2006). The Vector- and Rodent-borne Diseases of Europe and North America: Their Distribution and Public Health Burden. Cambridge University Press. tr. 33. ISBN 978-0-521-85447-4. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Gratz 2006” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  58. ^ Webb Jr JL (2009). Humanity's Burden: A Global History of Malaria. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-67012-8. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Webb 2009” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  59. ^ De Castro MC, Singer BH (2005). “Was malaria present in the Amazon before the European conquest? Available evidence and future research agenda”. J. Archaeol. Sci. 32 (3): 337–40. doi:10.1016/j.jas.2004.10.004.
  60. ^ Yalcindag E, Elguero E, Arnathau C, Durand P, Akiana J, Anderson TJ, Aubouy A, Balloux F, Besnard P, Bogreau H, Carnevale P, D'Alessandro U, Fontenille D, Gamboa D, Jombart T, Le Mire J, Leroy E, Maestre A, Mayxay M, Ménard D, Musset L, Newton PN, Nkoghé D, Noya O, Ollomo B, Rogier C, Veron V, Wide A, Zakeri S, Carme B, Legrand E, Chevillon C, Ayala FJ, Renaud F, Prugnolle F (2011). “Multiple independent introductions of Plasmodium falciparum in South America”. PNAS. 109 (2): 511–16. Bibcode:2012PNAS..109..511Y. doi:10.1073/pnas.1119058109. PMC 3258587. PMID 22203975.
  61. ^ “Malarial organisms in the blood”. Scientific American. Munn & Company. 46 (3): 37–38. 21 tháng 1 năm 1882.
  62. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1907: Alphonse Laveran”. The Nobel Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Laveran bio” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  63. ^ Tan SY, Sung H (2008). “Carlos Juan Finlay (1833–1915): Of mosquitoes and yellow fever” (PDF). Singapore Medical Journal. 49 (5): 370–71. PMID 18465043. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2008. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Tan 2008” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  64. ^ Chernin E (1983). “Josiah Clark Nott, insects, and yellow fever”. Bulletin of the New York Academy of Medicine. 59 (9): 790–802. PMC 1911699. PMID 6140039. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Chernin 1983” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  65. ^ Chernin E (1977). “Patrick Manson (1844–1922) and the transmission of filariasis”. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 26 (5 Pt 2 Suppl): 1065–70. doi:10.4269/ajtmh.1977.26.1065. PMID 20786. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Chernin 1977” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  66. ^ a b c Cox FE (tháng 2 năm 2010). “History of the discovery of the malaria parasites and their vectors”. Parasites & Vectors. 3 (1): 5. doi:10.1186/1756-3305-3-5. PMC 2825508. PMID 20205846.
  67. ^ “Ross and the Discovery that Mosquitoes Transmit Malaria Parasites”. CDC Malaria website. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “CDC Ross” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  68. ^ Simmons JS (1979). Malaria in Panama. Ayer Publishing. ISBN 978-0-405-10628-6. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Simmons 1979” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  69. ^ “Amico Bignami”. www.whonamedit.com. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2019.
  70. ^ Kaufman TS, Rúveda EA (2005). “The quest for quinine: Those who won the battles and those who won the war”. Angewandte Chemie International Edition in English. 44 (6): 854–85. doi:10.1002/anie.200400663. PMID 15669029. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Kaufman 2005” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  71. ^ Pelletier PJ, Caventou JB (1820). “Des recherches chimiques sur les Quinquinas” [Chemical research on quinquinas]. Annales de Chimie et de Physique (bằng tiếng Pháp). 15: 337–65. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Pelletier 1820” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  72. ^ Kyle R, Shampe M (1974). “Discoverers of quinine”. Journal of the American Medical Association. 229 (4): 462. doi:10.1001/jama.229.4.462. PMID 4600403. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Kyle 1974” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  73. ^ Achan J, Talisuna AO, Erhart A, Yeka A, Tibenderana JK, Baliraine FN, Rosenthal PJ, D'Alessandro U (2011). “Quinine, an old anti-malarial drug in a modern world: Role in the treatment of malaria”. Malaria Journal. 10 (1): 144. doi:10.1186/1475-2875-10-144. PMC 3121651. PMID 21609473. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Achan 2011” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  74. ^ Hsu E (2006). “Reflections on the 'discovery' of the antimalarial qinghao. British Journal of Clinical Pharmacology. 61 (3): 666–70. doi:10.1111/j.1365-2125.2006.02673.x. PMC 1885105. PMID 16722826. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Hsu 2006” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  75. ^ Hao C (29 tháng 9 năm 2011). “Lasker Award Rekindles Debate Over Artemisinin's Discovery”. News: ScienceInsider. Science/AAAS. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  76. ^ “Nobel Prize announcement” (PDF). NobelPrize.org. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
  77. ^ Vogel V (2013). “The Forgotten Malaria”. Science. 342 (6159): 684–87. Bibcode:2013Sci...342..684V. doi:10.1126/science.342.6159.684. PMID 24202156.
  78. ^ “Eradication of Malaria in the United States (1947–1951)”. US Centers for Disease Control and Prevention. 8 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “CDC history” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  79. ^ Killeen G, Fillinger U, Kiche I, Gouagna L, Knols B (2002). “Eradication of Anopheles gambiae from Brazil: Lessons for malaria control in Africa?”. Lancet Infectious Diseases. 2 (10): 618–27. doi:10.1016/S1473-3099(02)00397-3. PMID 12383612. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Killeen 2002” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  80. ^ Vanderberg JP (2009). “Reflections on early malaria vaccine studies, the first successful human malaria vaccination, and beyond”. Vaccine. 27 (1): 2–9. doi:10.1016/j.vaccine.2008.10.028. PMC 2637529. PMID 18973784. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Vanderberg 2009” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  81. ^ Walsh F (24 tháng 7 năm 2015). “Malaria vaccine gets 'green light'. BBC News Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  82. ^ “Facts about malaria”. European Centre for Disease Prevention and Control (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2021.
  83. ^ Rich SM, Ayala FJ. (2006). “Evolutionary origins of human malaria parasites”. Trong Dronamraju KR, Arese P (biên tập). Malaria: Genetic and Evolutionary Aspects. New York, New York: Springer. tr. 125–46. ISBN 978-0-387-28294-7.
  84. ^ Baird JK. (2009). “Malaria zoonoses”. Travel Medicine and Infectious Disease. 7 (5): 269–77. doi:10.1016/j.tmaid.2009.06.004. PMID 19747661.
  85. ^ Ameri M (2010). “Laboratory diagnosis of malaria in nonhuman primates”. Veterinary Clinical Pathology. 39 (1): 5–19. doi:10.1111/j.1939-165X.2010.00217.x. PMID 20456124.
  86. ^ Mlambo G, Kumar N. (2008). “Transgenic rodent Plasmodium berghei parasites as tools for assessment of functional immunogenicity and optimization of human malaria vaccines”. Eukaryotic Cell. 7 (11): 1875–9. doi:10.1128/EC.00242-08. PMC 2583535. PMID 18806208. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  87. ^ Lapointe DA, Atkinson CT, Samuel MD (2012). “Ecology and conservation biology of avian malaria”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1249: 211–26. doi:10.1111/j.1749-6632.2011.06431.x. PMID 22320256.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Abeku 2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Abba 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Arrow 2004” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “autogenerated1” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Bardají 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Beare 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Bhalla 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Howitt 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Layne 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Provost 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Guerra 2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Hay 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Gething 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Feachem 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Greenwood 2002” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Jamieson 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Cui 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Machault 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Bledsoe 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Bray 2004” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Breeveld 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Byrne 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Caudron 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Cowman 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Enayati 2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Enayati 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Fairhurst 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Fernando 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Freedman 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Gautam 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Global Fund” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Greenwood 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Hedrick 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Humphreys 2001” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IftSoL” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Jacquerioz 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Kattenberg 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Keating 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Kokwaro 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Korenromp 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Kwiatkowski 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Lalloo 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Lengeler 2004” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Lon 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “malariasite1” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Manyando 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Meade 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Mehlhorn 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Mens 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Meremikwu 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Meremikwu 2012b” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Miller 2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Nayyar 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Newton 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Newton 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “O'Brien 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Owusu-Ofori 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Parry 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Pates 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Perkins 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Pluess 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Reiter 2000” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Rénia 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Ricci 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Richter 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Rijken 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Roll Back Malaria WHO” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Ross bio” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Ross 1910” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Rowe 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Russell 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Sabot 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Sachs 2002” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Sinclair 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Strom 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Tilley 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Turschner 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “van den Berg 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Vaughan 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Waters 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Weatherall 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “White 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “WHO Indoor Residual Spraying” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “whqlibdoc” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Williams 1963” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Wilson 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Worrall 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “WSJ 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Yangzom 2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
Arcane - Liên minh huyền thoại
Arcane - Liên minh huyền thoại
Khi hai thành phố song sinh Piltover và Zaun ở thế mâu thuẫn gay gắt, hai chị em chiến đấu ở hai bên chiến tuyến cùng các công nghệ ma thuật và những niềm tin trái chiều.