Sái (nước)

Sái/Thái
Tên bản ngữ
  • 蔡國
Thế kỉ 11 TCN–447 TCN
Giản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Giản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Vị thếHầu quốc
Thủ đôThượng Thái (上蔡)
Tân Thái (新蔡)
Hạ Thái (下蔡[1])
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung cổ đại
Tôn giáo chính
Tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên
Chính trị
Chính phủQuân chủ, phong kiến
Hầu tước 
• –
Sái thúc Độ
• –
Sái hầu Tề
Lịch sử 
• Nhà Chu phân phong
Thế kỉ 11 TCN
• Bị Sở quốc tiêu diệt
447 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền Trung Quốc
Tiền thân
Kế tục
Nhà Chu
Nhà Tần


Sái hay Thái (chữ Hán: 蔡國), là một nước chư hầu nhà Chu tại Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu. Lãnh thổ nước này hiện tại tương ứng với địa cấp thị Trú Mã Điếm, Hà Nam.

Đầu thời kì Chiến Quốc, nước Sái bị nước Sở tiêu diệt.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị quân chủ đầu tiên của nhà Chu là Chu Vũ vương phong chức tước, địa vị và đất đai cho những người em trai mình. Người em trai thứ năm là Cơ Độ được phân cho phần đất ngày nay thuộc vùng Hà Nam và trở thành Sái Thúc Độ. Con trai của ông, Sái Trọng Hồ, thiết lập kinh đô tại Thượng Thái (上蔡).

Sái Thúc Độ cùng hai người em khác của Chu Vũ vươngHoắc Thúc Xử (霍叔處) và Quản Thúc Tiên được phong ở những vùng đất xung quanh Vũ Canh, con vua Trụ nhà Thương để làm Tam giám (三監) coi chừng Vũ Canh. Nhưng cả ba vị Tam giám lại nghe theo Vũ Canh, nổi loạn chống lại nhà Chu, đó là Tam giám chi loạn (三監之亂). Cuối cùng họ đều bị Chu Công Đán dẹp yên. Vũ Canh và Quản Thúc Tiên bị giết; Thái thúc Độ và Hoắc Thúc Xử bị đi đày. Tuy nhiên, nước Sái của ông không bị xoá bỏ và phong cho người khác như nước Vệ của Quản Thúc. Con ông vẫn được tập tước.

Thời kỳ đầu, Sái cùng các nước Lỗ, Tống từng xuất binh tấn công nước Trịnh. Năm 684 TCN, sau khi phát sinh mâu thẫn với nước Sở, Sở Văn vương đã xuất quân bắt sống Sái Ai hầu và biến Sái trở thành một nước chư hầu của mình.

Cho tới năm 531 TCN, nước Sở đã một lần tiêu diệt Sái, nhưng sau đó 3 năm thì Sái Bình hầu lại giành được độc lập và di chuyển kinh đô tới Lữ Đình (nay là huyện Tân Thái 新蔡) vào năm 528 TCN. Năm 506 TCN, nước Sái cùng Ngô tấn công Sở, tiến tới tận Dĩnh Đô. Năm 493 TCN, do bị Sở bức bách, Sái Chiêu hầu phải di chuyển kinh đô tới Châu Lai (州來), ngày nay là huyện Phượng Đài (鳳台), địa cấp thị Hoài Nam, tỉnh An Huy, tại khu vực gọi là Hạ Thái (下蔡).

Năm 447 TCN, Sở Huệ Vương xâm chiếm nước Sái và lãnh thổ của nó trở thành một phần phía bắc của Sở.

Những người cai trị nước Sái còn sót lại đã di cư xuống phía nam tới sông Dương Tử vào khu vực hiện nay gọi là Thường Đức (tỉnh Hồ Nam) và định cư tại khu vực gọi là Cao Thái (高蔡), nhưng nhà nước suy tàn này đã bị tiêu diệt hoàn toàn sau đó khoảng 80 năm.

Với sự phổ biến của họ đối với mọi giai cấp trong thời kỳ nhà Tần, được thành lập năm 221 TCN, nhiều người có tổ tiên trước đây là thần dân nước Sái đã lấy họ Thái hay Sái để nhớ về cố quốc của họ.

Kể từ khi nước Sái biến mất, các hậu duệ của họ đã có 2 cuộc di cư lớn. Trong cuộc nổi dậy của Hoàng Sào năm 875 vào cuối thời kỳ nhà Đường, thị tộc họ Thái/Sái đã di cư tới các tỉnh Quảng ĐôngPhúc Kiến. Cuộc di cư lớn thứ hai diễn ra khi người trung thành với nhà MinhQuốc Tính Gia (Trịnh Thành Công, 1624-1662) đưa các tướng họ Sái/Thái cùng gia đình họ sang đảo Đài Loan trong thế kỷ 17.

Kết quả là hiện nay, các họ Thái/Sái là phổ biến hơn cả tại những khu vực này.

Những vị quân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]


Những người cai trị nước Sái thuộc về dòng họ và được phong tước Hầu. Nước Sái kể từ khi Cơ Độ lập nước cho tới khi Sái hầu Tề bị nước Sở diệt đã trải qua 25 đời các vị đại quân chủ.

Thụy hiệu Họ, tên Thời gian tại vị Số năm
Sái Thúc Độ Cơ Độ
Sái Trọng Hồ Cơ Hồ
Sái bá Hoang Cơ Hoang
Sái Cung hầu không rõ
Sái Lệ hầu không rõ
Sái Vũ hầu không rõ 863 TCN —837 TCN 28
Sái Di hầu không rõ 837 TCN — 809 TCN 28
Sái Ly hầu Cơ Sở Sự 809 TCN — 761 TCN 48
Sái Cộng hầu Cơ Hưng 761 TCN — 760 TCN 2
Sái Đái hầu không rõ 759 TCN — 750 TCN 10
Sái Tuyên hầu Cơ Thố Phụ 749 TCN — 715 TCN 35
Sái Hoàn hầu Cơ Phong Nhân 714 TCN — 695 TCN 20
Sái Ai hầu Cơ Hiến Vũ 694 TCN — 675 TCN 20
Sái Mục hầu Cơ Hật 674 TCN — 646 TCN 29
Sái Trang hầu Cơ Giáp Ngọ 645 TCN — 612 TCN 34
Sái Văn hầu Cơ Thân 611 TCN — 592 TCN 20
Sái Cảnh hầu Cơ Cố 591 TCN — 543 TCN 49
Sái Linh hầu Cơ Bàn 542 TCN — 531 TCN 12
Sái Bình hầu Cơ Lư 530 TCN — 522 TCN 9
Sái Điệu hầu Cơ Đông Quốc 521 TCN — 519 TCN 3
Sái Chiêu hầu Cơ Thân 518 TCN — 491 TCN 28
Sái Thành hầu Cơ Sóc 490 TCN — 472 TCN 19
Sái Thanh hầu Cơ Sản 471 TCN — 457 TCN 15
Sái Nguyên hầu không rõ 456 TCN — 451 TCN 6
Sái hầu Tề Cơ Tề 450 TCN — 447 TCN 4

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ nay thuộc huyện Phượng Đài, An Huy.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Phân tích] Sức mạnh của Dainsleif - Genshin Impact
[Phân tích] Sức mạnh của Dainsleif - Genshin Impact
Dainsleif is the former knight captain of the Royal Guard of Khaenri'ah
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Chúng ta có thể có "điểm cộng" khi thi đại học nhưng tới khi ra trường những thứ ưu tiên như vậy lại không tự nhiên mà có.
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
Chén Thánh (Holy Grail) là một linh vật có khả năng hiện thực hóa mọi điều ước dù là hoang đường nhất của chủ sở hữu. Vô số pháp sư từ khắp nơi trên thế giới do vậy đều khao khát trở thành kẻ nắm giữ món bảo bối có một không hai này
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Ngoại Truyện: Sự vĩnh cửu và Hình nhân Ghi chép Tự động