Sao chổi Encke

2P/Encke
Comet Encke
Phát hiện
Phát hiện bởiPierre Méchain;
Johann Franz Encke (nhận ra tính tuần hoàn)
Ngày phát hiện17 tháng 1 năm 1786[1]
Tên gọi khác1786 I; 1795; 1805;
1819 I; 1822 II; 1825 III;
1829; 1832 I; 1835 II;
1838; 1842 I; 1845 IV
Tính chất quỹ đạo A
Kỷ nguyên22 tháng 9 năm 2006
(JD 2.454.000,5)
Điểm viễn nhật4,11 AU
Điểm cận nhật0,3302 AU
Bán trục chính2,2178 AU
Độ lệch tâm0,8471
Chu kỳ quỹ đạo3,30 năm[2]
Tốc độ quỹ đạo
cao nhất
69,9 km/s (252.000 km/h)
Độ nghiêng11,76°
TSao Mộc3,026 [1]
MOID Trái Đất0,17 AU (25 triệu km)
Kích thước4,8 km[1]
Lần cận nhật gần nhất25 tháng 6 năm 2020[3]
10 tháng 3 năm 2017[3][4]
Lần cận nhất kế tiếp22 tháng 10 năm 2023[5]

Sao chổi Encke /ˈɛŋki/ (tên định danh chính thức: 2P/Encke) là một sao chổi định kỳ với thời gian hoàn thành một quỹ đạo xung quanh Mặt Trời là 3,3 năm. (Đây là chu kỳ ngắn nhất của sao chổi có độ sáng tương đối, sao chổi vành đai chính 311P/PanSTARRS có chu kỳ chỉ 3,2 năm.) Encke lần đầu tiên được Pierre Méchain ghi nhận vào ngày 17 tháng 1 năm 1786,[6] nhưng nó không được công nhận là sao chổi định kỳ cho đến năm 1819 khi quỹ đạo của nó được Johann Franz Encke tính toán. Giống như sao chổi Halley, nó không bình thường khi được đặt tên theo người đã tính ra quỹ đạo của nó chứ không phải là người khám phá ra nó. Giống như hầu hết các sao chổi, nó có một mức suất phản chiếu rất thấp, chỉ phản xạ 4,6% ánh sáng mà nó nhận được. Đường kính hạt nhân của sao chổi Encke là 4,8 km.[1]

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]

Như tên định danh chính thức của nó ngụ ý, sao chổi của Encke là sao chổi định kỳ đầu tiên được phát hiện sau sao chổi Halley (tên được định danh là 1P/Halley). Nó được một số nhà thiên văn quan sát độc lập, với người thứ hai là Caroline Herschel vào năm 1795[7] và người thứ ba là Jean-Louis Pons năm 1818.[8] Quỹ đạo của nó được Johann Franz Encke tính toán. Encke thông qua tính toán khá mất thời gian, đã có thể liên kết các quan sát sao chổi năm 1786 (được định danh 2P/1786 B1), 1795 (2P/1795 V1), 1805 (2P/1805 U1) và 1818 (2P/1818 W1) cho cùng một sao chổi. Năm 1819, ông xuất bản các kết luận của mình trên tạp chí Correspondance astronomique và dự đoán chính xác sự trở lại của nó vào năm 1822 (2P/1822 L1). Dự đoán này đã được Carl Ludwig Christian Rümker tại Đài thiên văn Parramatta xác nhận vào ngày 2 tháng 6 năm 1822.[9]

Quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sao chổi này nằm trong quỹ đạo không ổn định phát triển theo thời gian do nhiễu loạn và bị thoát khí. Với độ nghiêng quỹ đạo thấp gần với hoàng đạo của Encke và chu kỳ quỹ đạo ngắn trong 3 năm, quỹ đạo của Encke thường xuyên bị các hành tinh bên trong hệ Mặt Trời làm nhiễu loạn.[10]

Quỹ đạo của Encke đạt gần 0,17309 AU (25,9 triệu km) đến Trái Đất (khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu).[10] Vào ngày 4 tháng 7 năm 1997, Encke đã cách Trái Đất chỉ 0,19 AU và vào ngày 29 tháng 6 năm 2172, nó sẽ tiếp cận Trái Đất với khoảng cách gần đúng 0,1735 AU.[10] Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, nó đã đi sát sao Thủy với khoảng cách 0,02496 AU.[10] Các lần tiếp cận gần Trái Đất của sao chổi này thường xảy ra sau mỗi 33 năm.

Sao chổi Encke mất đuôi

Vào ngày 20 tháng 4 năm 2007, STEREO-A quan sát thấy đuôi sao chổi Encke tạm thời bị xé rách do nhiễu loạn từ trường gây ra bởi sự phóng đại khối lượng (một vụ nổ bão mặt trời).[11] Đuôi sau đó được tạo trở lại do sự phát tán liên tục của bụi và khí của sao chổi.[12]

Nhiệm vụ CONTOUR đã được đưa ra để nghiên cứu sao chổi này và thất bại, tương tự cũng có Schwassmann–Wachmann 3.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “JPL Small-Body Database Browser: 2P/Encke” (2017-03-04 last obs). Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ Ley, Willy (tháng 9 năm 1968). “Mission to a Comet”. For Your Information. Galaxy Science Fiction: 101–110.
  3. ^ a b Bản mẫu:Mpc
  4. ^ 2P/Encke past, present and future orbits by Kazuo Kinoshita
  5. ^ “Horizon Online Ephemeris System for 2P/Encke” (Soln.date: 2020-Aug-06). California Institute of Technology, Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
    (Observer Location: @sun Perihelion occurs when deldot flips from negative to positive)
  6. ^ Marsden, B.G; Sekanina, Z (tháng 3 năm 1974). “Comets and nongravitational forces. VI. Periodic comet Encke 1786-1971”. The Astronomical Journal. 9 (3): 413–419. Bibcode:1974AJ.....79..413M. doi:10.1086/111560. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ Herschel, Caroline Lucretia (1876). Herschel, Mrs. John (biên tập). Memoir and Correspondence of Caroline Herschel. London: John Murray, Albemarle Street.
  8. ^ Biographical Encyclopedia of Astronomers. tr. 924.
  9. ^ Kronk, Gary. “2P/Encke”. Gary W. Kronk's Cometography. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2014.
  10. ^ a b c d “JPL Close-Approach Data: 2P/Encke”. ngày 18 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013.
  11. ^ “The Sun Rips Off a Comet's Tail”. Science@NASA. ngày 1 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  12. ^ Nemiroff, R.; Bonnell, J. biên tập (3 tháng 10 năm 2007). “Comet Encke's Tail Ripped Off”. Astronomy Picture of the Day. NASA.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Sao chổi được đánh số
Trước
1P/Halley
2P/Encke Tiếp theo
3D/Biela
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan