Hạt nhân sao chổi

Hạt nhân của sao chổi Tempel 1.

Hạt nhân sao chổi là phần rắn, trung tâm của sao chổi, thường được gọi là quả cầu tuyết bẩn hoặc quả cầu bẩn băng giá. Một hạt nhân sao chổi bao gồm đá, bụi và khí đông lạnh. Khi được Mặt Trời làm nóng, các loại khí sẽ thăng hoa và tạo ra một bầu không khí xung quanh hạt nhân được gọi là đầu sao chổi. Lực tác động lên đầu sao chổi bởi áp lực bức xạ của mặt trời và gió mặt trời tạo ra một cái đuôi khổng lồ, hướng ra xa Mặt Trời. Một hạt nhân sao chổi điển hình có chỉ số albedo 0,04.[1] Chỉ số này cho thấy hạt nhân này có màu đen hơn than đá, và có thể do bụi che phủ.[2]

Kết quả từ các tàu không gian RosettaPhilae cho thấy hạt nhân của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko không có từ trường, cho thấy từ tính có thể không đóng một vai trò trong sự hình thành sớm của các vi thể hành tinh.[3][4] Hơn nữa, quang phổ ALICE trên Rosetta xác định rằng các electron (trong vòng 1 km (0,62 dặm) trên hạt nhân sao chổi) được tạo ra từ quá trình quang hóa các phân tử nước bằng bức xạ mặt trời, chứ không phải photon từ Mặt Trời như các quan niệm trước đó, phải chịu trách nhiệm cho sự xuống cấp của các phân tử nước và carbon dioxide được giải phóng từ hạt nhân sao chổi tới đầu sao chổi.[5][6] Vào ngày 30 tháng 7 năm 2015, các nhà khoa học đã báo cáo rằng phi thuyền Philae, đã đáp xuống sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào tháng 11/2014, và phát hiện ít nhất 16 hợp chất hữu cơ, trong đó bốn hợp chất (bao gồm acetamide, acetone, methyl isocyanatepropionaldehyde) được phát hiện lần đầu tiên trên sao chổi.[7][8][9]

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tinh vân Helix có một đám mây Oort với nhiều sao chổi

Sao chổi, hoặc tiền thân của chúng, được hình thành trong bên ngoài Hệ Mặt Trời, có thể hàng triệu năm trước khi hình thành hành tinh.[10] Cách sao chổi được hình thành như thế nào và việc này diễn ra khi nào còn đang được tranh luận, với những mô hình riêng biệt cho sự hình thành hệ thống năng lượng, động lực học và địa chất học của Hệ Mặt Trời. Mô phỏng máy tính ba chiều cho thấy các đặc điểm cấu trúc quan trọng được quan sát trên hạt nhân sao chổi có thể được giải thích bằng sự tích lũy vận tốc thấp theo cặp của các vi thể sao chổi yếu.[11][12] Cơ chế hình thành sao chổi đang chiếm ưu thế hiện nay là giả thuyết nebular, trong đó nói rằng sao chổi có lẽ là một phần còn lại của các "khối xây dựng" vi thể hành tinh ban đầu mà từ đó các hành tinh được hình thành.[13][14][15]

Các nhà thiên văn học cho rằng sao chổi bắt nguồn từ cả đám mây Oortđĩa phân tán.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Robert Roy Britt (ngày 29 tháng 11 năm 2001). “Comet Borrelly Puzzle: Darkest Object in the Solar System”. Space.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ “ESA Science & Technology: Halley”. ESA. ngày 10 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  3. ^ Bauer, Markus (ngày 14 tháng 4 năm 2015). “Rosetta and Philae Find Comet Not Magnetised”. European Space Agency. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ Schiermeier, Quirin (ngày 14 tháng 4 năm 2015). “Rosetta's comet has no magnetic field”. Nature. doi:10.1038/nature.2015.17327.
  5. ^ Agle, DC; Brown, Dwayne; Fohn, Joe; Bauer, Markus (ngày 2 tháng 6 năm 2015). “NASA Instrument on Rosetta Makes Comet Atmosphere Discovery”. NASA. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  6. ^ Feldman, Paul D.; A'Hearn, Michael F.; Bertaux, Jean-Loup; Feaga, Lori M.; Parker, Joel Wm.; và đồng nghiệp (ngày 2 tháng 6 năm 2015). “Measurements of the near-nucleus coma of comet 67P/Churyumov-Gerasimenko with the Alice far-ultraviolet spectrograph on Rosetta” (PDF). Astronomy and Astrophysics. 583: A8. arXiv:1506.01203. Bibcode:2015A&A...583A...8F. doi:10.1051/0004-6361/201525925.
  7. ^ Jordans, Frank (ngày 30 tháng 7 năm 2015). “Philae probe finds evidence that comets can be cosmic labs”. The Washington Post. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  8. ^ “Science on the Surface of a Comet”. European Space Agency. ngày 30 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ Bibring, J.-P.; Taylor, M.G.G.T.; Alexander, C.; Auster, U.; Biele, J.; Finzi, A. Ercoli; Goesmann, F.; Klingehoefer, G.; Kofman, W.; Mottola, S.; Seidenstiker, K.J.; Spohn, T.; Wright, I. (ngày 30 tháng 7 năm 2015). “Philae's First Days on the Comet - Introduction to Special Issue”. Science. 349 (6247): 493. Bibcode:2015Sci...349..493B. doi:10.1126/science.aac5116. PMID 26228139. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  10. ^ “How comets were assembled”. University of Bern via Phys.org. ngày 29 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  11. ^ Jutzi, M.; Asphaug, E. (tháng 6 năm 2015). “The shape and structure of cometary nuclei as a result of low-velocity accretion”. Science. 348 (6241): 1355–1358. Bibcode:2015Sci...348.1355J. doi:10.1126/science.aaa4747. PMID 26022415.
  12. ^ Weidenschilling, S. J. (tháng 6 năm 1997). “The Origin of Comets in the Solar Nebula: A Unified Model”. Icarus. 127 (2): 290–306. Bibcode:1997Icar..127..290W. doi:10.1006/icar.1997.5712.
  13. ^ Choi, Charles Q. (ngày 15 tháng 11 năm 2014). “Comets: Facts About The 'Dirty Snowballs' of Space”. Space.com. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  14. ^ Nuth, Joseph A.; Hill, Hugh G. M.; Kletetschka, Gunther (ngày 20 tháng 7 năm 2000). “Determining the ages of comets from the fraction of crystalline dust”. Nature. 406 (6793): 275–276. Bibcode:2000Natur.406..275N. doi:10.1038/35018516. PMID 10917522.
  15. ^ “How Asteroids and Comets Formed”. Science Clarified. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  16. ^ Levison, Harold F.; Donnes, Luke (2007). “Comet Populations and Cometary Dynamics”. Trong McFadden, Lucy-Ann Adams; Weissman, Paul Robert; Johnson, Torrence V. (biên tập). Encyclopedia of the Solar System (ấn bản thứ 2). Amsterdam: Academic Press. tr. 575–588. ISBN 0-12-088589-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan