Sao chổi Halley

1P/Halley (Sao chổi Halley)
A color image of comet Halley, shown flying to the left aligned flat against the sky
Sao chổi Halley vào ngày 8 tháng 3 năm 1986
Khám phá
Khám phá bởiTiền sử (quan sát)
Edmund Halley (công nhận tính tuần hoàn)
Ngày phát hiện1758
(lần cận nhật được dự đoán đầu tiên)
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên 17 tháng 2 năm 1994
(2.449.400,5)
Điểm viễn nhật35,082 AU
Điểm cận nhật0,586 AU
(lần cận nhật gần đây:
9 tháng 2 năm 1986)

(lần cận nhật tiếp theo:
28 tháng 7 năm 2061)
[1]
17,834 AU
Độ lệch tâm0,967 14
75,32 năm
38,38°
Độ nghiêng quỹ đạo162,26°
58,42°
28 tháng 7 năm 2061 [1]
111,33°
Trái Đất MOID0,0638 AU (9,54 triệu km)
TJupiter-0,605
Đặc trưng vật lý
Kích thước15 km × 8 km[3]
Đường kính trung bình
11 km[2]
Khối lượng2,2×1014 kg[4]
Mật độ trung bình
0,6 g/cm3 (trung bình)[5]
0,2–1,5 g/cm3 (est.)[6]
~0,002 km/s
2,2 ngày (52,8 giờ) (?)[7]
Suất phản chiếu0,04 [8]
28,2 (vào năm 2003)[9]

Sao chổi Halley /ˈhæli/ (tên định danh chính thức: 1P/Halley)[2] là một sao chổi được đặt tên theo nhà thiên văn học người Anh Edmund Halley, là một sao chổi quỹ đạo ngắn có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 79 năm.[2][10][11][12] Nó là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người.[13] Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.[14]

Lịch sử quan sát sao chổi Halley

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu kỳ sao chổi Halley

[sửa | sửa mã nguồn]
Quan sát sao chổi Halley năm 1066, hình trên tấm thảm Bayeux Tapestry

Theo thuyết Newton, một số sao chổi quay xung quanh Mặt trời trên những quỹ đạo hình ellip. Nhà thiên văn học Edmund Halley, người Anh (thế kỷ thứ 17-18) áp dụng định luật Newton để tính quỹ đạo cho biết là các sao chổi hiện ra những năm 1531, 1607 và 1682, có quỹ đạo giống nhau và chỉ là một thiên thể. Cứ khoảng 74-76 năm thì sao chổi lại quay trở lại gần Mặt trời và được nhìn thấy từ Trái Đất. Ông tiên đoán là sao chổi này sẽ trở lại năm 1758.[15]

Đúng hôm lễ Giáng sinh năm đó, sao chổi hiện lên bầu trời, nhưng tiếc thay ông đã mất trước và không được biết là tiên đoán của ông được xác minh. Sao chổi này được đặt tên là sao chổi Halley để ghi nhớ thành tích khoa học của ông.

Quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
Quỹ đạo của Halley

Sao chổi Halley chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, hình elip dẹt, điểm cận nhật 90 triệu km, giữa Sao ThủySao Kim với tốc độ 54,3 km/s, điểm viễn nhật 5 tỷ 295 triệu km, xa hơn Hải Vương tinh (4,5 tỷ km) với tốc độ 0,91 km/s.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Horizons Batch for 1P/Halley (90000033) on 2061-Jul-28” (Perihelion occurs when rdot flips from negative to positive @ 2061-Jul-28 17:20 UT). JPL Horizons. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c d “JPL Small-Body Database Browser: 1P/Halley” (11 January 1994 last obs). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ “What Have We Learned About Halley's Comet?”. Astronomical Society of the Pacific (No. 6 – Fall 1986). 1986. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
  4. ^ Cevolani, Giordano; Bortolotti, Giuseppe; Hajduk, Anton (1987). “Halley, comet's mass loss and age”. Il Nuovo Cimento C. Società Italiana di Fisica [Italian Physical Society]. 10 (5): 587–591. Bibcode:1987NCimC..10..587C. doi:10.1007/BF02507255. S2CID 120603847.
  5. ^ Sagdeev, Roald Z.; Elyasberg, Pavel E.; Moroz, Vasily I. (1988). “Is the nucleus of Comet Halley a low density body?”. Nature. 331 (6153): 240–242. Bibcode:1988Natur.331..240S. doi:10.1038/331240a0. S2CID 4335780.
  6. ^ Peale, Stanton J. (1989). “On the density of Halley's comet”. Icarus. 82 (1): 36–49. Bibcode:1989Icar...82...36P. doi:10.1016/0019-1035(89)90021-3. densities obtained by this procedure are in reasonable agreement with intuitive expectations of densities near 1 g/cm3, the uncertainties in several parameters and assumptions expand the error bars so far as to make the constraints on the density uniformative ... suggestion that cometary nuclei tend to by very fluffy, ... should not yet be adopted as a paradigm of cometary physics.
  7. ^ Peale, Stanton J.; Lissauer, Jack J. (1989). “Rotation of Halley's Comet”. Icarus. 79 (2): 396–430. Bibcode:1989Icar...79..396P. doi:10.1016/0019-1035(89)90085-7.
  8. ^ Britt, Robert Roy (29 tháng 11 năm 2001). “Comet Borrelly Puzzle: Darkest Object in the Solar System”. Space.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ “New Image of Comet Halley in the Cold”. European Southern Observatory. 1 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2018.
  10. ^ Kronk, Gary W. “1P/Halley”. cometography.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
  11. ^ Yeomans, Donald Keith; Rahe, Jürgen; Freitag, Ruth S. (1986). “The History of Comet Halley”. Journal of the Royal Astronomical Society of Canada. 80: 70. Bibcode:1986JRASC..80...62Y.
  12. ^ Yeomans, Donald Keith; Kiang, Tao (1 tháng 12 năm 1981). “The long-term motion of comet Halley”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (bằng tiếng Anh). 197 (3): 633–646. Bibcode:1981MNRAS.197..633Y. doi:10.1093/mnras/197.3.633. ISSN 0035-8711.
  13. ^ “Comets, awesome celestial objects”. AdtronomyToday. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |Author= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  14. ^ Ajiki, Osamu; Baalke, Ron. “Orbit Diagram (Java) of 1P/Halley”. Jet Propulsion Laboratory Solar System Dynamics. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2008.
  15. ^ Lancaster-Brown, Peter; Halley & His Comet, p. 78

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Sao chổi được đánh số
Trước
(định vị sao chổi tuần hoàn)
1P/Halley Tiếp theo
2P/Encke
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan