G-4 Super Galeb | |
---|---|
Kiểu | Máy bay tiêm kích ném bom |
Hãng sản xuất | SOKO/Lola Utva |
Chuyến bay đầu tiên | 17 tháng 7 năm 1978 |
Được giới thiệu | 1983 |
Khách hàng chính | Không quân Serbia Không quân Myanmar Không quân Cộng hòa Srpska |
Số lượng sản xuất | 100+ |
Chi phí máy bay | 4 triệu USD/chiếc |
G-4 Super Galeb là một máy bay phản lực huấn luyện/tấn công hạng nhẹ của Nam Tư/Serbia. Máy bay bay lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 7 năm 1978 và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 1983. Nó được chế tạo để thay thế cho loại máy bay G-2 Galeb và Lockheed T-33 trong Không quân Nam Tư. G-4 Super Galeb không phải là một cải tiến của G-2 Galeb như trong một số sách đã nêu, đây là một thiết kế hoàn toàn mới.
Vào đầu thập niên 1990, G-4 đã thất bại trong cuộc cạnh tranh với các loại máy bay khác thuộc chương trình Hệ thống máy bay huấn luyện sơ cấp liên hợp ở Hoa Kỳ, nhưng nó lại được các phi công lái máy bay thử nghiệm của Mỹ đánh giá cao. Trong cuộc đua này người thắng cuộc là Raytheon/Pilatus với mẫu máy bay T-6 Texan II.
Có một thiết kế cho phiên bản một chỗ của G-4 có lẽ gọi là G-5, nó có khả năng tấn công lớn hơn bao gồm cả một radar. Dự án G-5 đã phải dừng lại khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư tan rã.
Phiên bản mới nhất của G-4 là G-4M, hiện nay nó đang được thử nghiệm cấp cao, nó được thiết kế bởi Lola Utva và kiểm tra nghiên cứu bởi Trung tâm thử nghiệm bay Batajnica. So sánh với nguyên bản G-4, thì G-4M có thể mang trọng lượng lớn hơn, có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn, một hệ thống dẫn đường/tấn công tích hợp, và hệ thống hiển thị trước mặt phi công HUD, thích ứng với yêu cầu của hệ thống HOTAS, và có thể mang tên lửa điều khiển không đối không và không đối đất. Serbia đã lập kế hoạch để nâng cấp mọi chiếc G-4 của mình thành G-4M.
G-4 được tham chiến rộng rãi trong cả Chiến tranh Bosnia và Chiến tranh Kosovo, trong các cuộc chiến này chung thường được sử dụng trong vai trò tấn công mặt đất.
Trong suốt thời gian xảy ra Chiến tranh Bosnia, lực lượng của quân đội Cộng hòa Srpska (VRS) đã gián tiếp sử dụng những chiếc G-4 Super Galeb. Không quân Hoa Kỳ cho là đã bắn hạ vài chiếc Super Galeb, nhưng những tuyên bố này đã được rút lại khi những tổn thất chính thức của VRS được công bố gồm có 6 J-21 Jastreb và 2 J-22 Orao, những chiếc máy bay này bị rơi do cả từ quân địch lẫn tai nạn. Sau chiến trang chỉ có 1 chiếc G-4 Super Galeb được giữ lại trong Không quân Cộng hòa Srpska, còn lại những chiếc khác đã bay đến Serbia.