Tỉnh Tân Cương, Trung Hoa Dân Quốc

Tỉnh Tân Cương
Tên bản ngữ
  • 新疆省
1912–1992
Con dấu chính quyền tỉnh:
新疆省政府印
Tỉnh Tân Cương (màu đỏ) thuộc Trung Hoa Dân Quốc
Tỉnh Tân Cương (màu đỏ) thuộc Trung Hoa Dân Quốc
Tổng quan
Vị thếTỉnh của Trung Hoa Dân Quốc (1912–1992)
Thủ đôTihwa
Capital-in-exileTaipei
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
1912
13 tháng 10 năm 1949
• Chức năng của chính quyền tỉnh bị xóa bỏ
Ngày 16 tháng 1, 1992
Tiền thân
Kế tục
tỉnh Tân Cương, nhà Thanh
Hãn quốc Kumul
Xinjiang
Đệ nhất Cộng hòa Đông Turkestan
Đệ nhị Cộng hòa Đông Turkestan

Tỉnh Tân Cương (Xinjiang (tiếng Trung: 新疆省; bính âm: Xīnjiāng Shěng) hay Sinkiang) là một tỉnh danh nghĩa của Trung Hoa Dân Quốc không có chức năng hành chính. Được thành lập lần đầu tiên như một tỉnh vào năm 1884 bởi nhà Thanh, nó đã được thay thế vào năm 1955 bởi Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính quyền tỉnh ban đầu đã được chuyển đến Đài Bắc với tên gọi là Văn phòng Chính quyền Tỉnh Tân Cương (新疆省政府辦事處) cho đến khi giải thể vào năm 1992.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh này thừa hưởng biên giới của tỉnh thời nhà Thanh, giáp với Kansu, Tsinghai, Nội Mông, Tây Tạngvà các quốc gia Liên Xô, Afghanistan, Ấn ĐộPakistan. Các ranh giới được tuyên bố của tỉnh bao gồm toàn bộ Tân Cương ngày nay và một số phần của Mông Cổ, Tajikistan, Afghanistan và Pakistan.[1]



Lịch sử Tân Cương
Các hãn quốc Türk-Mông Cổ
Göktürk 552–744
Tây Türk 581–657
An Tây đô hộ phủ 640–790
Thổ Phồn 670–842
Uyghur 744–840
Kara-Khanid 840–1212
Qocho 843–1132
Tây Liêu 1124–1218
Đế quốc Mông Cổ 1218–1266
Hãn quốc Chagatai 1225–1705
Moghulistan 1347–1462
Hãn quốc Yarkent 1514–1705
Hãn quốc Dzungar 1634–1758
Tân Cương
Nhà Thanh 1759–1911
Yettishar 1865–1878
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949
Cộng hòa Đông Turkestan 1933–1934
Đệ nhị Cộng hòa Đông Turkestan 1944–1949
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1949–nay
     ∟ Khu tự trị Uyghur Tân Cương 1955–nay


Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1912, nhà Thanh bị thay thế bởi Trung Hoa Dân Quốc. Viên Đại Hoa, tổng đốc nhà Thanh cuối cùng của Tân Cương, đã bỏ trốn. Một trong những cấp dưới của ông, Dương Tăng Tân, đã nắm quyền kiểm soát tỉnh này và gia nhập Trung Hoa Dân Quốc trên danh nghĩa vào tháng 3 cùng năm. Thông qua các mánh khóe chính trị và sự cân bằng khéo léo của các nhóm cử tri dân tộc hỗn hợp, Dương Tăng Tân vẫn duy trì quyền kiểm soát Tân Cương cho đến khi bị ám sát vào năm 1928 sau cuộc Bắc phạt của Quốc dân đảng.[2]

Khởi nghĩa Cáp Mật và các cuộc khởi nghĩa khác chống lại người kế nhiệm là Kim Thụ Nhân (金樹仁) đã diễn ra vào đầu thập niên 1930 trên khắp Tân Cương, với sự tham gia của người Duy Ngô Nhĩ cùng các sắc dân Đột Quyết khác, cũng như người Hồi. Kim Thụ Nhân đã chiêu mộ Bạch Vệ để đàn áp cuộc nổi loạn. Tại vùng Kashgar vào ngày 12 tháng 11 năm 1933, Cộng hòa Đông Turkestan đã tuyên bố thành lập, sau khi có những tranh luận về việc quốc hiệu nên là "Đông Turkestan" hay "Uyghuristan.[3][4] Sư đoàn 36 của người Hồi Quốc dân đảng (Quốc Quân Cách mạng) đã tiêu diệt quân đội của Đệ nhất Cộng hòa Đông Turkestan trong Trận Kashgar (1934), nước Cộng hòa chấm dứt tồn tại sau khi quân Hồi hành quyết hai Emir của Cộng hòa là Abdullah BughraNur Ahmad Jan Bughra. Liên Xô đã xâm lược Tân Cương vào năm 1934. Trong Chiến tranh Tân Cương (1937), toàn bộ tỉnh nằm dưới quyền kiểm soát của quân phiệt Tây Bắc Thịnh Thế Tài(盛世才), ông cai quản Tân Cương trong một thập niên sau đó với sự ủng hộ mật thiết từ Liên Xô.Năm 1944, Tổng thốngThủ tướng Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, được Liên Xô thông báo về ý định gia nhập Liên Xô của Thịnh Thế Tài, đã quyết định chuyển ông từ Tân Cương đến Trùng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Nông Lâm.[5] Hơn một thập kỷ thời đại của Sheng đã kết thúc. Tuy nhiên, một nước Cộng hòa Đông Turkestan thứ hai do Liên Xô hậu thuẫn đã được thành lập trong thời gian ngắn vào năm đó, tồn tại cho đến năm 1949 tại nơi hiện là Châu tự trị Kazakh Ili (các quận Ili, Tarbagatay và Altay) ở phía bắc Tân Cương.

Trong cuộc nổi loạn Ili, Liên Xô đã hỗ trợ những người ly khai Duy Ngô Nhĩ để thành lập Cộng hòa Đông Turkestan (ETR) tại khu vực Ili trong khi phần lớn Tân Cương nằm dưới sự kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc.[3] Năm 1946, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc và ETR đã đồng ý thành lập Chính phủ liên minh tỉnh Tân Cương, mặc dù nó đã sụp đổ ngay sau đó vào năm 1947. Quân Giải phóng Nhân dân tiến vào Tân Cương năm 1949 và chỉ huy Quốc dân đảng Đào Trí Dược đã đầu hàng và bàn giao tỉnh này cho họ.[4] Chính quyền tỉnh ban đầu được chuyển đến Đài Bắc với tên gọi là Văn phòng Chính quyền Tỉnh Tân Cương (新疆省政府辦事處) để tượng trưng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc đối với tỉnh này; cuối cùng nó đã bị giải thể vào năm 1992.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhóm sắc tộc Dân số ước tính

1933[6]

Hán 202,239 (5.41%)
Uyghurs 2,900,173 (77.75%)
Kazakhs 318,716 (8.55%)
Hui 92,146 (2.47%)
Kyrgyz 65,248 (1.75%)
Mongols 63,018 (1.69%)
Taranchis 41,307 (1.11%)
Nga 13,408 (0.36%)
Sibes 9,203 (0.25%)
Tajiks 8,867 (0.24%)
Uzbeks 7,966 (0.21%)
Tatars 4,601 (0.12%)
Solons 2,489 (0.07%)
Manchus 670 (0.02%)
Tổng 3,730,051

Danh sách các tỉnh trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

      Không đảng phái/ Không rõ       Quân phiệt       Liên hiệp Nhân dân Phản Đế       Kuomintang (chủ nghĩa dân tộc)

Chủ tịch Chính quyền Tỉnh (thời kỳ Đại lục)

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Chân dung Tên

(Sinh–Mất)

Thời gian tại nhiệm Đảng phái chính trị
1 Yang Zengxin

楊增新 Yáng Zēngxīn (1864–1928)

1912 July 7, 1928 Quân Phiệt Tân Cương
Bị ám sát
2 Jin Shuren

金樹仁 Jīn Shùrén (1879–1941)

July 7, 1928 April 12, 1933 Quân Phiệt Tân Cương
Bị lật đổ trong một cuộc đảo chính.
3 Liu Wenlong

劉文龍 Liú Wénlóng (1870–1950)

April 14, 1933 September 1933
Bị cách chức và bị Thịnh Thế Tài quản thúc tại gia.
Zhu Ruichi

朱瑞墀 Zhū Ruìchí (1862–1934)

September 1933 March 5, 1934
Tỉnh trưởng bù nhìn do Thịnh Thế Tài bổ nhiệm và không được chính quyền Trung ương công nhận. Chết khi đang tại nhiệm.
4 Li Rong

李溶 Lǐ Róng (1870–1940)

October 1934 March 21, 1940
Tỉnh trưởng bù nhìn. Chết khi đang tại nhiệm.
5 Sheng Shicai

盛世才 Shèng Shìcái (1895–1970)

April 4, 1940 August 29, 1944 People's Anti-Imperialist Association
Kuomintang
Chỉ được chính quyền Trung ương công nhận là một duban (thống đốc quân sự), Sheng Shicai thực tế là người cai trị Tân Cương từ năm 1933. Năm 1940, chính quyền Trung ương công nhận ông là tỉnh trưởng. Bị cách chức.
6 Wu Zhongxin

吳忠信 Wú Zhōngxìn (1884–1959)

August 29, 1944 March 29, 1946 Kuomintang
Từ chức.
7 Zhang Zhizhong

張治中 Zhāng Zhìzhōng (1890–1969)

March 1946 June 1947 Kuomintang
Bị cách chức.
8 Masud Sabri

麥斯武德 مەسئۇت سابرى (1887–1952)

June 1947 January 1949 Kuomintang
Tỉnh trưởng người Duy Ngô Nhĩ đầu tiên và Tỉnh trưởng đầu tiên không phải người Hán ở Trung Quốc trong thế kỷ XX. Được bổ nhiệm trong cuộc nổi loạn Ili.
9 Burhan Shahidi

包爾漢 بۇرھان شەھىدى (1894–1989)

January 1949 September 26, 1949 Kuomintang
Đầu hàng Giải phóng Quân Nhân dân.

Văn phòng Chính quyền Tỉnh Tân Cương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh trưởng Chính quyền Tỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]
No. Portrait Name

(Birth–death)

Term of office Political party
1 Yulbars Khan

堯樂博士 يۇلبارس خان (1889–1971)

April 11, 1950 July 27, 1971 Kuomintang
Chết khi tại vị.

Giám đốc, Văn phòng Chính quyền Tỉnh Tân Cương

[sửa | sửa mã nguồn]
No. Portrait Name

(Birth–death)

Term of office Political party
1 Yao Tao-hung

堯道宏 Yáo Dàohóng (1913–1991)

July 27, 1971 ? Kuomintang
Con trai của Yulbars Khan.
2 Hou Chi-yu

侯紀峪 Hóu Jìyù

? January 16, 1992 Kuomintang
Bị bãi bỏ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ ROC Administrative and Claims.jpg. Wikipedia. Map showing the claims of the ROC.
  2. ^ Governors of Xinjiang: Yang Zengxin (1912–1928), Jin Shuren (1928–33), Sheng Shicai (1933–44); source: "Xinjiang". Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica Inc. 2016. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ a b Feener, R. Michael (2004). Islam in World Cultures: Comparative Perspectives. Religion in Contemporary Cultures. Santa Barbara, Calif.: ABC-CLIO. tr. 174. ISBN 1-57607-516-8. OCLC 940831123.
  4. ^ a b Bhattacharji, Preeti (ngày 29 tháng 5 năm 2012). "Uighurs and China's Xinjiang Region". Council on Foreign Relations. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2016.
  5. ^ Brown, Jeremy (2010). Dilemmas of Victory: The Early Years of the People's Republic of China. Cambridge, Mass.: Harvard University Press. tr. 186. ISBN 9780674033658. OCLC 822561761.
  6. ^ Klimeš, Ondřej. (ngày 8 tháng 1 năm 2015). Struggle by the pen : the Uyghur discourse of nation and national interest, c. 1900–1949. Boston. tr. 154. ISBN 978-90-04-28809-6. OCLC 900277055.{{Chú thích sách}}: Quản lý CS1: địa điểm thiếu nhà xuất bản (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Blue Roses (蒼 の 薔薇) là một nhóm thám hiểm được xếp hạng adamantite toàn nữ. Họ là một trong hai đội thám hiểm adamantite duy nhất của Vương quốc Re-Esfying.
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Narberal Gamma (ナ ー ベ ラ ル ・ ガ ン マ, Narberal ・ Γ) là một hầu gái chiến đấu doppelgänger và là thành viên của "Pleiades Six Stars
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Trong số đó người giữ vai trò như thợ rèn chính, người sỡ hữu kỹ năng chế tác cao nhất của guild chính là Amanomahitotsu