Hiếu Minh Hoàng hậu 孝明皇后 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoàng hậu Việt Nam Vương phi Chúa Nguyễn | |||||||||
Hoàng hậu nhà Nguyễn | |||||||||
Tại vị | Truy tôn | ||||||||
Tiền nhiệm | Tống Thị Lĩnh | ||||||||
Kế nhiệm | Trương Thị Thư | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 1680 Phú Xuân, Đàng Trong, Đại Việt | ||||||||
Mất | 5 tháng 3 năm 1716 (36 tuổi) Phú Xuân, Đàng Trong, Đại Việt | ||||||||
An táng | Lăng Vĩnh Thanh (Hương Trà, Huế) | ||||||||
Phu quân | Minh vương Nguyễn Phúc Chu | ||||||||
Hậu duệ | Ninh vương Nguyễn Phúc Chú Luân Quốc công Nguyễn Phúc Tứ | ||||||||
| |||||||||
Tước hiệu | Hữu Cung tần (右宮嬪) Chiêu nghi (昭儀) Minh phi (明妃) (truy tặng) Kính phi (敬妃) (truy tặng) Hoàng hậu (皇后) (truy tôn) | ||||||||
Thân phụ | Hồ Văn Mai |
Tống Thị Được (chữ Hán: 宋氏特; 1680 – 5 tháng 3 năm 1716), còn có húy là Quyền (權), tôn hiệu Hiếu Minh Hoàng hậu (孝明皇后), là một Chánh cung của Minh vương Nguyễn Phúc Chu trong lịch sử Việt Nam.
Hiếu Minh Hoàng hậu Tống Thị Được sinh năm Canh Thân (1680), nguyên quán ở huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, là con gái của Chưởng doanh Hồ Văn Mai[1]. Bà Được vốn mang họ Hồ, sau nhập cung được cải sang họ Tống[2].
Khi mới tiến cung, bà được xếp vào bậc Hữu cung tần (右宮嬪) rồi được tấn phong làm Chiêu nghi (昭儀), rất chúa Minh Nguyễn Phúc Chu yêu quý[2]. Chiêu nghi Tống thị tính nhân từ, thuần hậu, trong cung ai cũng mến đức của bà[1].
Bà Chiêu nghi sinh được cho chúa Minh hai người con trai[1]:
Năm Bính Thân (1716), ngày 12 tháng 2 (âm lịch), bà Chiêu nghi Tống thị qua đời, hưởng dương 37 tuổi[1], được truy tặng làm Minh phi (明妃), liệt vào hàng Phu nhân (夫人), thụy là Từ Huệ (慈惠)[2]. Lăng của bà được gọi là lăng Vĩnh Thanh (nay thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Huế)[1].
Năm Giáp Tý (1744), Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát gia tặng cho tổ mẫu làm Từ Huệ Cung Thục Ý Đức Kính phi (慈惠恭淑懿德敬妃)[2].
Năm Gia Long thứ 5 (1806), vua truy tôn cho bà làm Từ Huệ Cung Thục Ý Đức Kính Mục Hiếu Minh Hoàng hậu (慈惠恭淑懿德敬穆孝明皇后), phối thờ cùng Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu tại Thái Miếu, ở án thứ ba bên trái[2]. Bài sách văn tấn tôn có lời rằng: