Takrur
|
|||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
k. 800–1285 | |||||||||||||||
Thủ đô | Khu dân cư trên đảo Morfil | ||||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Serer,[1][2] tiếng Fula | ||||||||||||||
Tôn giáo chính | Hồi giáo, Tôn giáo bản địa châu Phi (Tôn giáo Serer[3][4]) | ||||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||||||||||
• 1030s | War Jabi | ||||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||||
Thời kỳ | Trung Cổ | ||||||||||||||
• Thành lập | k. 800 | ||||||||||||||
• Hồi giáo | k. 1030 | ||||||||||||||
• Bị Đế quốc Mali chinh phục | 1285 | ||||||||||||||
|
Takrur, Tekrur hay Tekrour (k. 800 - k. 1285) là một quốc gia cổ đại ở Tây Phi, phát triển mạnh mẽ gần như song song với Đế quốc Ghana.
Takrur là một quốc gia phát triển mạnh mẽ ở hạ lưu sông Senegal. Takruri là một thuật ngữ, giống như Bilad-ul-Sudan, được dùng để chỉ tất cả những người có tổ tiên đến từ Tây Phi.[5][6] Nó vẫn được sử dụng ở Trung Đông với một số sự biến dạng như ở Takruni hay Takarna (تكروني) ở Ả Rập Xê Út. Quận Bulaq Al-Dakrur (بولاق الدكرور) ở Cairo được đặt theo tên của một nhà khổ hạnh đến từ Tây Phi.
Sự hình thành nhà nước Takrur có thể diễn ra khi một dòng người Fulani từ phía đông đến định cư ở thung lũng Senegal.[7][8] John Donnelly Fage cho rằng Takrur được hình thành thông qua sự giao tiếp của những người Berber đến từ Sahara với "những nông dân da đen", những người "về cơ bản là Serer".[9]
Nằm trong thung lũng sông Senegal, dọc theo biên giới giữa Sénégal và Mauritanie ngày nay, Takrur là một trung tâm thương mại, nơi trao đổi vàng từ vùng Bambuk,[10] muối từ Awlil[11] và ngũ cốc vùng Sahel. Nó là đối thủ của Đế quốc Ghana, và hai quốc gia thỉnh thoảng xung đột với người Soninké và thường giành chiến thắng. Bất chấp những cuộc đụng độ này, Takrur vẫn thịnh vượng trong suốt thế kỷ 9 và 10.
Theo Levtzion, "Điều quan trọng là cây bông và việc sản xuất vải lần đầu tiên được phát hiện tại Takrur".[10]:179
Các vị vua của Takrur cuối cùng đã chấp nhận Hồi giáo. Vào khoảng những năm 1030 dưới thời trị vì của vua War Jabi, triều đình đã cải sang đạo Hồi, thiết lập đức tin tại khu vực trong nhiều thế kỷ tiếp theo. Năm 1035, War Jabi áp dụng luật Sharia trong vương quốc. Việc áp dụng Hồi giáo này được đánh giá là đã mang lại lợi ích to lớn cho nhà nước về mặt kinh tế và tạo ra các mối quan hệ chính trị lớn hơn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến họ trong các cuộc xung đột sắp tới giữa nhà nước theo tôn giáo bản địa Ghana và các nước láng giềng phía bắc.[12]
Takrur trở nên độc lập hơn sau khi quyền lực của Ghana mất dần. Takrur đã gây chiến với Vương quốc Diara, trước đây là một tỉnh của Ghana. Sau đó vào năm 1203, lãnh đạo của Takrur là Sumanguru nắm quyền kiểm soát Koumbi Saleh, thủ đô của Ghana. Do đó, Takrur trở thành cường quốc duy nhất trong khu vực.[13]
Các dân tộc trong khu vực bao gồm người Susu, được biết đến vì đã thành lập chính quyền Kaniaga khá lớn tuy tồn tại trong thời gian ngắn. Waalo, nhà nước Wolof đầu tiên, nổi lên từ phía nam của Takrur. Vào thời điểm các bộ lạc Mandinka thống nhất để thành lập Đế quốc Mali vào năm 1235, Takrur đang suy thoái mạnh mẽ. Nước này cuối cùng đã bị chinh phục bởi hoàng đế Sabakoura của Mali vào những năm 1280.
Takrur sau đó bị Mali chinh phục. Đến thế kỷ 15, nơi này bị người Wolof xâm chiếm.[14] Tuy nhiên, Koli (một lãnh đạo khởi nghĩa người Fula) cuối cùng đã giành lại được Takrur, và đặt tên nó là Fouta Toro vào thế kỷ 15, từ đó thiết lập triều đại Fula đầu tiên (Denanke). Triều đại này cũng không kéo dài và đến năm 1776, trong cuộc Cách mạng Fouta do các giáo sĩ Hồi giáo lãnh đạo, vương quốc đã bị xâm lược và triều đại Denanke bị sụp đổ.[15]