Thái Linh hầu

Sái Linh hầu
蔡靈侯
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Sái
Trị vì542 TCN - 531 TCN
Tiền nhiệmSái Cảnh hầu
Kế nhiệmSái quân Khí Tật
Thông tin chung
Mất531 TCN
Trung Quốc
Hậu duệCơ Ẩn
Tên thật
Cơ Bàn (姬般)
Thụy hiệu
Linh hầu (靈侯)
Chính quyềnnước Sái
Thân phụSái Cảnh hầu

Sái Linh hầu (chữ Hán: 蔡靈侯; trị vì: 542 TCN-531 TCN[1][2]), tên thật là Cơ Bàn (姬般), là vị vua thứ 18 của nước Sáichư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Sái Linh hầu là con của Sái Cảnh hầu - vua thứ 17 nước Sái.

Vua cha Cảnh hầu đã cưới Vu thị cho ông làm vợ, nhưng sau đó lại tư thông với Vu thị. Năm 543 TCN, ông giận cha tư thông với vợ, nên giết cha và lên ngôi.

Sở Linh vương sau khi giành ngôi vua Sở, muốn khuếch trương thế lực với các chư hầu, bèn mang quân đánh các nước xung quanh.

Năm 536 TCN, Sái Linh hầu theo sự huy động của Sở Linh vương, cùng các chư hầu Trần, Hứa, Thẩm, Từ và Việt cùng đi đánh nước Ngô. Vua Ngô Dư Sái sai em là Quệ Do đi sứ, mang lễ tới khao quân Sở. Sở Linh vương bắt giữ Quệ Do. Sau vua Sở thấy quân Ngô đã phòng bị, bèn lui binh và bắt Quệ Do mang về nước Sở.

Năm 534 TCN, Linh vương sai công tử Khí Tật đánh nước Trần, diệt và chiếm đóng nước Trần. Năm 531 TCN, Sở Linh vương dụ Sái Linh hầu đến hội ở đất Thân. Sái Linh hầu thế yếu không thể chống lại, đành phải đến hội. Sở Linh vương đổ phục binh ra bắt giữ Sái Linh hầu, rồi giết chết ông.

Sau đó vua Sở sai công tử Khí Tật mang quân đánh nước Sái. Tháng 11 năm đó, Khí Tật hạ được nước Sái, giết thế tử Ẩn lấy máu làm lễ tế thần, diệt nước Sái. Khí Tật được Sở Linh vương lệnh làm Sái công cai trị đất Sái.

Sái Linh hầu ở ngôi được 12 năm. Mãi đến năm 528 TCN khi nước Sái được Sở Bình vương Khí Tật cho phục hồi, vua mới là Sái Bình hầu mới làm lễ an táng cho ông theo nghi lễ chư hầu[3].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Quản Sái thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 4-5, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Quản Sái thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 28
  3. ^ Xuân Thu tam truyện, tập 5, tr 38
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn