Thích Như Điển

Hoà thượng
THÍCH NHƯ ĐIỂN
釋 如 典
Thế danhLê Cường
Pháp danhNhư Điển
Pháp tựGiải Minh
Pháp hiệuTrí Tâm
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiPhật giáo Bắc tông
Tông pháiLâm Tế Chúc Thánh
Sư phụhòa thượng Thích Long Trí
Xuất gia1964
Tổ Đình Phước Lâm, Hội An.
Thụ giớiTỳ Kheo
1971
Giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức, Sài Gòn
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhLê Cường
Ngày sinh1949
Giới tínhnam
Thân quyến
Lê Quyên
Hồ Thị Khéo
Quốc tịchĐức quốc
icon Cổng thông tin Phật giáo

Hòa thượng Thích Như Điển[1] sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949, xã Xuyên Mỹ, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Ông là một người học rộng, biết nhiều ngôn ngữ, cho đến nay Ông đã sáng tác khoảng 33 tác phẩm và dịch phẩm từ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hántiếng Đức liên quan đến đề tài Phật giáo [2]. Ông hiện là Đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Âu Châu, Phó Chủ tịch Hội đồng Tăng già Thế giới (World Buddhist Sangha Council - WBSC).[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòa thượng Thích Như Điển xuất gia năm 1964 tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An. Ông thọ sa di năm 1967. Ông đã từng học Đệ thất (tương đương lớp 7 hiện nay) tại trường Trung học Diên Hồng, Hội An. Vào năm 1965 khi trường Bồ Đề Hội An được thành lập, ông đã theo học lớp Đệ lục. Suốt các niên khóa từ 1965 đến 1968 tại trường Bồ Đề, ông thường xuyên đứng đầu lớp học. Từ năm 1969 đến năm 1970, ông học Đệ nhị (tương đương lớp 11 hiện nay) tại trường Trung học Cộng Hòa do Giáo sư Phạm Văn Vận làm Hiệu trưởng, ông đã thi đỗ Tú Tài I vào năm đó.

Từ năm 1970 đến năm 1971, ông đổi qua trường Trung học Văn Học của Giáo sư Trần Bích Lan học Đệ nhất Ban A, cũng chính năm này ông đã thi đỗ Tú Tài II (tương đương bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện nay)[4].

Ông đã từng du học tại Nhật trước năm 1975 chuyên ngành Cử nhân giáo dụcCao học Phật giáo tại Đại học TeikyoĐại học Risso (Lập Chánh) tại Tokyo. Tiếp đó ông đến Đức vào ngày 22 tháng 4 năm 1977 với Visa du lịch, nhưng sau đó ông xin tỵ nạn tại Đức. Ở tại Kiel một năm để học tiếng Đức tại Đại học Kiel, tiếp đó ông dời về Hannover để học tiếp ngành giáo dục ở bậc sau Đại học, ông sống tại Đức từ đó cho đến nay [5].

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi định cư tại Đức, vào ngày 2 tháng 4 năm 1978 Hòa thượng đã sáng lập ra một ngôi chùa cũ kỹ trên đường Kestnerstr. Tiếp đó vào năm 1980 dọn về đường Eichelkamp, và cũng chính nơi đây tờ báo Viên Giác được khai sinh. Cho tới nay đã phát hành đều đặn trong 21 năm và đã phát hành được 110 số [6]. Trong khoảng thời gian này Hòa thượng luôn được Chính phủ Liên Bang Đức thường xuyên tài trợ để Hoà thượng có thể trang trải tiền nhà hàng tháng và duy trì đời sống của tờ Viên Giác [7].

Chùa Viên Giác tại Hannover

Tháng 4 năm 1978 ông cho thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover, từ đó đến nay ông đã quy y cho hơn 7.000 người Việt Nam trở thành Phật Tử và hằng trăm người Đức cũng đã tìm đến với Đạo Phật [8]. Hòa thượng Thích Như Điển có 36 đệ tử xuất gia, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp Cử nhân, Cao Học, Thạc sĩTiến sĩ tại các Đại học danh tiếng ở Âu, Á và Mỹ châu. Ông cũng là người sáng lập Chi Bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc, thành lập Hội Sinh viên và Kiều bào Phật Tử Việt Nam tại Đức từ năm 1978 đến năm 1979. Ông là Chi Bộ trưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc cho tới năm 2003, và hiện là Tổng Thư ký của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Âu châu [9]. Ông còn là thành viên Ban Hoằng Pháp của Hội đồng Tăng già Thế giới của 36 quốc gia, trụ sở chính đặt tại Đài Loan [10].

Ông đã được chính quyền quận Esschach chính thức cấp giấy phép để sang lại ngôi nhà tại đường Rebholzstraße gồm 700 mét vuông chỗ ở trên miếng đất rộng 9000 mét vuông. Với mục tiêu tạo một chốn tâm linh cho những người Việt cư ngụ tại Oberschwalben tu học và hành trì Phật pháp [11].

Hòa thượng Thích Như Điển thường xuyên được mời thuyết giảng pháp tại nhiều nơi trên thế giới. Ông cũng đứng ra tổ chức dẫn Phái đoàn hoằng pháp trên đất Mỹ mỗi năm một lần thu hút hàng ngàn Phật tử tham dự và được báo chí địa phương, đài truyền hình đăng tin. Tại Santa Ana Hòa thượng đã dành cho ký giả Kiều Mỹ Duyên (Đài SBTN) và phóng viên Nhật báo Viễn Đông một cuộc phỏng vấn để tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến Phật giáo [12].

Năm 1988, ông được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng tọa tại giới đàn chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp [13].

Ngày 28 tháng 06 năm 2008, ông được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Hòa Thượng tại Đại Giới Đàn Pháp Chuyên tại chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.[14]

Ngày 08 tháng 07 năm 2011 tại Colombo thủ đô nước Tích Lan, Hội Đồng Tăng Già Tích Lan đã trao giải thưởng cao quý cho HT Thích Như Điển và HT Thích Minh Tâm.[14]

Ngày 10 tháng 05 năm 2021, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ ra Thông bạch cung thỉnh thành lập Hội đồng Hoằng pháp GHPGVNTN do Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố vấn Chỉ đạo, Hòa thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư ký và Hòa thượng Thích Nguyên Siêu làm Phó Thư ký.[15]

Ngày 14 tháng 09 năm 2021, Văn phòng Thủ hiến Tiểu bang Niedersachsen gửi thư báo tin ngày 20 tháng 08, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier ký quyết định trao tặng Huân chương Thập tự hạng nhất cho Hòa thượng Thích Như Điển[16], lễ trao tặng Huân chương diễn ra vào lúc 13 giờ 30 ngày 08 tháng 12, tại sảnh đường Tòa Thị sảnh mới của Thành phố Hannover do ông Belit Onay, thị trưởng thành phố, thay mặt Tổng Thống chủ trì.[17][18]

Ngày 27 tháng 11 năm 2021, tại Đại hội Hội đồng Hoằng pháp lần I, Hòa thượng Thích Như Điển được cung thỉnh làm Chánh Thư ký Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời.[19]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

1. Truyện cổ Việt Nam (Tập 1 & Tập 2) - Nhật ngữ- 1974, 1975

2. Giọt mưa đầu hạ - Việt ngữ - 1979

3. Ngỡ ngàng - Việt ngữ - 1980

  4. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại trước và sau năm 1975 - Việt & Đức ngữ -1982

5. Cuộc đời người Tăng sĩ - Việt & Đức ngữ - 1983

6. Lễ nhạc Phật Giáo - Việt & Đức ngữ - 1984

7. Tình đời nghĩa đạo - Việt ngữ - 1985

8. Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo - Việt & Đức ngữ - 1985

9. Đời sống tinh thần của Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại - Việt & Đức ngữ - 1986

10. Đường không biên giới - Việt & Đức ngữ - 1987

11. Hình ảnh 10 năm sinh hoạt Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức – Việt & Đức ngữ - 1988

12. Lòng từ Đức Phật - Việt ngữ - 1989

13. Nghiên cứu Giáo Đoàn Phật Giáo thời nguyên thủy I, II , III - dịch từ Nhật ngữ

ra Việt & Đức ngữ - 1990, 1991, 1992

14. Tường thuật về Đại hội Tăng già Phật Giáo thế giới kỳ 5 khóa I tại Hannover,

Đức Quốc - Việt, Anh, Đức ngữ - 1993

15. Giữa chốn cung vàng - Việt ngữ - 1994

16. Chùa Viên Giác - Việt ngữ - 1994

17. Chùa Viên Giác - Đức ngữ - 1995

18. Vụ án một người tu - Việt ngữ - 1995

19. Chùa Quan Âm (Canada) - Việt ngữ - 1996

20. Phật Giáo và con người - Việt & Đức ngữ - 1996

21. Khóa giáo lý Âu Châu kỳ 9 - Việt & Đức ngữ - 1997

22. Theo dấu chân xưa (Hành hương Trung quốc I) - Việt ngữ - 1998

23. Sống và chết theo quan niệm của Phật Giáo - Việt & Đức ngữ - 1998

24. Tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma - Việt & Đức ngữ - 1999

25. Vọng cố nhân lầu (Hành hương Trung Quốc II) - Việt ngữ - 1999

26. Có và Không - Việt & Đức ngữ - 2000

27. Kinh Đại Bi (dịch từ Hán văn ra Việt văn) - Việt & Đức ngữ - 2001

28. Phật thuyết Bồ Tát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh - dịch từ Hán văn ra Việt ngữ - 2001

29. Bhutan có gì lạ? - Việt ngữ - 2001

30. Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì - dịch từ Hán văn ra Việt ngữ - 2002

31. Cảm tạ xứ Đức - Việt & Đức ngữ - 2002

32. Thư tòa soạn báo Viên Giác trong 25 năm (1979 - 2003, 2004) - Việt ngữ - 2003

33. Bổn Sự kinh - Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ - 2003

34. Những đoản văn viết trong 25 năm qua - Việt & Đức ngữ - 2003

35. Phát Bồ Đề Tâm kinh luận - Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ - 2004

36. Đại Đường Tây Vức Ký - Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ - 2004

37. Làm thế nào để trở thành một người tốt - Việt ngữ - 2004

38. Dưới cội bồ đề - Việt ngữ - 2005

39. Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận - Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ - 2005

40. Bồ Đề Tư Lương luận - Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ - 2005

41. Phật nói luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới - Dịch từ Hán văn

sang Việt ngữ - 2006

42. Giai nhân và Hòa Thượng - Việt ngữ - 2006

43. Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Dịch từ Nhựt ngữ sang Việt ngữ - 2006

44. Luận về con đường giải thoát - Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ - 2006

45. Luận về bốn chân lý - Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ - 2007

46. Tịnh Độ tông Nhật Bản - Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ - 2007

47. Tào Động tông Nhật Bản - Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ - 2008

48. Pháp ngữ - Việt ngữ - 2008

49. Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát - Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ - 2009

50. Nhật Liên tông Nhật Bản - Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ - 2009

51. Chân Ngôn tông Nhật Bản - Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ - 2010

52. Chết an lạc, tái sanh hoan hỉ - Dịch chung với T.T. Nguyên Tạng từ Anh ngữ sang Việt Ngữ - 2011

53. Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng - Việt Ngữ - 2011

54. Tư tưởng Tịnh Độ Tông - Việt ngữ - 2012

55. Những bản kinh căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản - Dịch từ Đức ngữ sang

Việt ngữ - 2012

56. Dưới bóng đa chùa Viên Giác - Việt ngữ, viết chung với nhà văn Trần Trung Đạo - 2012

57. Diệu Pháp Liên Hoa kinh Văn cú - Dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt - 2013

58. Hương Lúa Chùa Quê (Hoài Niệm Tuổi Thơ) - Việt ngữ, viết chung

với H.T. Thích Bảo Lạc - 2013

59. Hiện tượng của tử sinh - Việt ngữ - 2014

60. Nhật Bản trong lòng tôi - Việt ngữ - 2015

61. Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ Tát - Chủ trì dịch và chứng nghĩa Việt văn

từ bản Hán văn của Quý Thầy Hạnh Định, Hạnh Tâm và Hạnh Bổn - 2015

62. Nước Úc trong tâm tôi - Việt ngữ - 2016

63. Nước Mỹ bao lần đi và đến - Việt ngữ - 2017

64. Thiền quán về Sống và Chết - Dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, dịch chung với

  TT. Thích Nguyên Tạng - 2017

65. Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa - Việt ngữ - 2018

66. Vua là Phật, Phật là Vua - Việt ngữ - 2020

67. Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu - Việt ngữ - 2020

68. Tư tưởng Phật Giáo trong thi ca Nguyễn Du - Việt ngữ - 2021

69. Tôi đọc Đại Tạng Kinh – Việt ngữ - 2022

70. Sống với “Thán Di Sao của Ngài Thân Loan. Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ - 2023

71. Bàn về mối liên hệ giữa Văn Hóa, Giáo Dục và Tôn giáo. Việt ngữ - 2023.

72. Thân Loan Thánh Nhân Toàn Thư, Tập 1. Dịch từ Nhật ngữ và Cổ văn Hán tự

  sang Việt ngữ - 2023

73. Thân Loan Thánh Nhân Toàn Thư, Tập 2. Dịch từ Nhật ngữ và Cổ văn Hán tự

  sang Việt ngữ - 2024.

Dịch Phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kinh Đại Bi, Thích Như Điển
  • Tịnh Độ Tông Nhật Bản, Kakehashi Jitsuen
  • Thiền Lâm Tế Nhật Bản, Matsubara Taidoo

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thượng toạ Thích Như Điển được tấn phong lên Hoà thượng[liên kết hỏng]
  2. ^ "Tiểu sử Thượng toạ Thích Như Điển". Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ "Tiểu sử Sư Ông Chùa Viên Giác - Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ". Tiểu sử Sư Ông Chùa Viên Giác - Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ "Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc". Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  5. ^ "Du học tại Nhật". Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  6. ^ Phật giáo tại Đức - Thích Nguyên Tạng
  7. ^ Hòa thượng Như Điển từ Đức tới Cali
  8. ^ "Thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover". Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  9. ^ "Hoà thượng Thích Như Điển Tổng Thư ký GHPGVNTN tại Âu Châu". Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  10. ^ "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Châu". Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  11. ^ "Phật tử Việt Nam khánh thành một Tu Viện Phật giáo tại Eschach". Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  12. ^ "Phỏng vấn tại đài SBTN tại Đức Quốc". Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  13. ^ "tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng tọa tại giới đàn chùa Pháp Hoa Marseille". Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  14. ^ a b Hội, Liên Phật. "Thích Như Điển - Giới thiệu sơ lược về tác giả (trong chuyên mục Tư tưởng Tịnh Độ Tông) - Xem và tải miễn phí". Liên Phật Hội. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ "Bỉnh Pháp Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ: Thông bạch thỉnh cử Hội đồng Hoằng pháp – Viện Tăng Thống - Hội Đồng Hoằng Pháp" (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ "Deutsche Buddhistische Union e.V. – Buddhistische Religionsgemeinschaft". Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  17. ^ "Tổng Thống Đức trao Huân chương Quốc Gia cho Hòa thượng Thích Như Điển | Thư viện Phật Việt" (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ "HT. Thích Như Điển nhận Huân Chương Quốc gia Hạng Nhất của Tổng thống CHLB Đức".
  19. ^ "VP Viện Tăng Thống GHPGVNTN: Thông Bạch v/v Thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng Lâm thời - Hội Đồng Hoằng Pháp" (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Red Dead Redemption 2 là một tựa game phiêu lưu hành động năm 2018 do Rockstar Games phát triển và phát hành
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Đây là một theory về chủ đích thật sự của Hoa Thần, bao gồm những thông tin chúng ta đã biết và thêm tí phân tích của tui nữa
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng