Thảo luận:Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ngày thành lập

[sửa mã nguồn]

Theo lịch của VNPT có ghi là ngày thành lập MTTQ Việt Nam là năm 1930, trong bài là 1955. Vậy thời gian chính xác là năm nào vậy mọi người? PTrietVN.HCMC (thảo luận) 22:31, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ngoại vi

[sửa mã nguồn]

Câu: Đây cũng được xem là tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam,[1] tập hợp các đoàn thể không trực thuộc Đảng.

Xem ra các bạn thích nguồn ngoại đạo hơn là nguồn chính thức từ trang mặt trận và từ trang Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam nhỉ. Xin hỏi Bolocom luôn, tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì, cắt nghĩa của nó như thế nào, hiểu ra sao? Cái thông tin "ngoại vi" và tập hợp tổ chức ngoài Đảng còn thiếu, đã được diễn giải đầy đủ từ câu trước. Do đó là thừa, không rõ nghĩa, nên bỏ. Nal (thảo luận) 16:34, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức do Đảng thành lập, lãnh đạo. Bolocom (thảo luận) 16:41, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trả lời thế thì bạn Bolocom không nên trả lời nữa cho đỡ tốn công. Lúc nào tìm thấy cái nguồn nào uy tín và hàn lâm, không phải báo chí thì thảo luận tiếp nhé. Nal (thảo luận) 16:48, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nguồn này được chứ ?

http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/chuyenmuc-521-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-mttqvn-tintuc-652-dieu-le-mat-tran-to-quoc-viet-nam.aspx

Bolocom (thảo luận) 16:52, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Haiz, nguồn ubmttq.hochiminhcity.gov.vn có nhắc đến chữ ngoại vi nào đâu? Tôi đang hỏi tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì, cắt nghĩa và hiểu thế nào đấy! Bolocom đừng tự tạo định nghĩa nhé. Vui lòng tập trung vào câu hỏi nhé bạn Bolocom. Nal (thảo luận) 17:03, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức do Đảng thành lập, lãnh đạo. Bolocom (thảo luận) 17:06, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chưa thảo luận xong sao Nal xóa ? Thật quá đáng. Bolocom (thảo luận) 17:09, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi nói rồi, đừng tự định nghĩa rồi đem ra thảo luận. Câu hỏi của tôi khó thế cơ à? Trả lời thế thì trả lời làm gì cho mất công. Khó quá thì tìm nguồn nào chuẩn có chữ ngoại vi là xong nhỉ? Nal (thảo luận) 17:16, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nguồn ghi là ngoại vi thì cứ để ngoại vi. Quy định nào của Wiki bắt phải định nghĩa một từ mới cho viết từ đó vào Wiki không ? Thì tôi đã định nghĩa rồi. Nal muốn gì nữa.Bolocom (thảo luận) 17:19, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Có vẻ Bolocom không hiểu tôi nói gì nhỉ? Tôi nói rõ thế rồi còn gì. Bạn đừng có tự định nghĩa khái niệm tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam, có nguồn nào định nghĩa tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam thì đưa ra đây thôi. Hai là đừng có bảo với tôi nguồn báo chí kiểu rfa là nguồn chuẩn nhé, tôi đang nói đến nguồn nào đó chính thống và hàn lâm ấy. 1 tổ chức không phải lấy định nghĩa từ báo chí đâu nhé! Nal (thảo luận) 17:26, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chẳng có quy định nào nói phải định nghĩa một từ mới cho viết từ đó vào Wiki. Nal chỉ làm khó người khác. Nal không tự đặt ra quy định được. Bolocom (thảo luận) 17:27, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đợi Thái Nhi hoặc DHN cho ý kiến rồi đưa nội dung vào bài để tránh bút chiến với Nal. Bolocom (thảo luận) 18:03, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Từ "ngoại vi" là tôi thêm vào và đúng là không có nguồn, vì vậy Nal có đề nghị xóa cũng không sai. Vì vậy thay vì định nghĩa nó, ta nên tìm một cách diễn đạt đồng thuận hơn. Thái Nhi (thảo luận) 11:30, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trích dẫn từ trang RFA:

"Đại Đoàn Kết, tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc VN, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản. Mặt Trận tổ Quốc về lý thuyết được lập ra như một nơi tập hợp các nhân sĩ trí thức, đại diện tôn giáo các thành phần trong xã hội bên ngoài đảng cộng sản.

Trong thời gian dài dư luận ít quan tâm tới sự hiện diện của Mặt Trận Tổ Quốc vì tổ chức này chỉ có tính cách tượng trưng, không có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị một đảng ở VN.

Những năm gần đây trong xu thế mới, vị thế của Quốc Hội cũng được nâng cấp và nhiều tiếng nói phê bình đã được công luận chú ý hơn. "

Bolocom (thảo luận) 11:46, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi nói rồi, tại sao lại chỉ vì cái chữ ngoại vi này mà cố bám vào đấy để "định nghĩa" cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam nhỉ? Trong khi có Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam đã định nghĩa rất rõ ràng rành mạch thế nào là Mặt trận tổ quốc Việt Nam rồi. Ngoài ra cũng đã nêu rõ Mặt trận gồm những thành phần nào rồi. Vậy nên nguồn nói ngoại vi là không cần thiết. Nal (thảo luận) 14:22, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đưa hết vào để bảo đảm trung lập nal à. Bolocom (thảo luận) 14:24, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vấn đề nào ở đây bị trung lập? Bạn Bolocom có đọc quy định về trung lập không? Bạn đừng lôi cái trung lập vào đây, trung lập là khi có 2 luồng ý kiến quá trái chiều mới cần phải đưa cả 2 ý kiến đó vào để tạo trung lập. Đừng biến cái định nghĩa về mặt trận thành vấn đề trung lập ở đây! Nó chả có gì là mất trung lập cả. Nal (thảo luận) 14:31, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quan điểm không mâu thuẫn nhau nhưng khác nhau thì phải tôn trọng tất cả chứ. Bolocom (thảo luận) 14:34, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thái độ trung lập là một phương cách để xử lý xung đột giữa các góc nhìn kiểm chứng được về một chủ đề, theo như cách các góc nhìn này được chứng minh bởi các nguồn đáng tin cậy. Quy định này đòi hỏi rằng khi tồn tại nhiều góc nhìn mâu thuẫn nhau về một chủ đề, mỗi góc nhìn cần được trình bày một cách công bằng. Không một quan điểm nào nên được nhấn mạnh quá mức hoặc được khẳng định như thể được coi là "chân lý". Mục tiêu là để người đọc có thể biết được các quan điểm quan trọng khác nhau đã được công bố, chứ không chỉ biết mỗi quan điểm phổ biến nhất. Cũng không nên nhấn mạnh sự đúng đắn của quan điểm phổ biến nhất, hoặc một quan điểm nào đó trong các quan điểm khác nhau, đến mức các quan điểm khác chỉ được nhắc đến một cách chiếu lệ hay mang tính phê phán. Cần để cho độc giả cuối cùng có thể tự rút ra các quan điểm cho chính mình.

Theo như nghĩa của tên gọi, quan điểm trung lập là một quan điểm, không phải sự vắng mặt hay loại bỏ các quan điểm. Quy định về thái độ trung lập thường bị hiểu nhầm. "Quan điểm trung lập" không có nghĩa "không có quan điểm". Không thể xóa nội dung bài chỉ với lý do "thiếu trung lập". Quan điểm trung lập không phải là thông cảm với chủ đề, cũng không phải chống đối chủ đề: nó không ủng hộ cũng chẳng phản đối các quan điểm. Với quan điểm trung lập, các tranh cãi được trình bày trong bài một cách rõ ràng, nhưng người soạn bài không tham gia các tranh cãi đó. Các thông tin nền về việc ai có quan điểm gì và vì sao, và quan điểm nào phổ biến hơn. Các bài viết chi tiết có thể chứa các đánh giá chéo về từng quan điểm, nhưng phải cẩn thận tránh việc khẳng định bên nào tốt hơn.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%C3%A1i_%C4%91%E1%BB%99_trung_l%E1%BA%ADp

Bolocom (thảo luận) 14:37, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nói đến thế mà bạn Bolocom vẫn không hiểu nhỉ! Điều quan trọng nhất của quy định trên là câu: Quy định này đòi hỏi rằng khi tồn tại nhiều góc nhìn mâu thuẫn nhau về một chủ đề, mỗi góc nhìn cần được trình bày một cách công bằng, câu này chính là câu xác định khi nào một chủ đề cần phải có thái độ trung lập! Bạn Bolocom phải hiểu rõ chỗ này nhé, đừng có hiểu nhầm đâu đâu cũng cần trung lập! Trở lại vấn đề, tôi đặt ra vài câu hỏi sau: định nghĩa về mặt trận tổ quốc Việt Nam có góc nhìn mâu thuẫn nào? Đó có phải là mâu thuẫn không? Có lớn không? Trả lời câu hỏi trên là giải quyết xong vấn đề. Và hiển nhiên chả có cái mâu thuẫn nào hết! Tôi thảo luận xong phần của tôi rồi, giờ bạn Bolocom còn phát kiến gì mới thì nói tiếp, không thì thôi nhỉ? Nal (thảo luận) 14:52, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chú thích

[sửa mã nguồn]
  1. ^ "Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết..."

Nguồn chính thống

[sửa mã nguồn]

Một số các bạn hay dùng từ nguồn chính thống để ám chỉ nguồn các báo Đảng, của các cơ quan chính quyền.[cần dẫn nguồn] Đây là các cơ quan được chỉ đạo bởi đảng Cộng Sản. Cho nên thường thì họ phải đánh bóng Đảng, nói rõ hơn là nói có lợi cho Đảng, quảng cáo cho Đảng. Cho nên viết cho Wiki thì nên tránh dùng các nguồn chính thống để khỏi mang tiếng là quảng cáo, mất đi tính trung lập. DanGong (thảo luận) 17:43, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Một số bạn là những ai vậy DanGong? Có dẫn chứng nào cho nhận định bị fact trên của bạn không?--Vô tư lự (thảo luận) 18:26, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cái này mình đoán thôi. Để hỏi bạn Nal xem ý bạn ta thế nào là nguồn chính thống? DanGong (thảo luận) 20:55, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Ở trên wiki không có khái niệm nguồn chính thống hay không chính thống mà chỉ có khái niệm về nguồn kiểm chứng được và nguồn hàn lâm thôi. Viết về các giám mục mà dùng nguồn Công giáo, viết về hòa thượng dùng nguồn Phật giáo, như thế có bị xem là mang tiếng là quảng cáo, mất đi tính trung lập không? Nguồn các báo Đảng, của các cơ quan chính quyền mà kiểm chứng được thì vẫn dùng được. Trung lập thì ăn thua ở cách hành văn và sử dụng nhiều nguồn phối kiểm lẫn nhau mà thôi. Thái Nhi (thảo luận) 14:17, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thái Nhi nói đúng. Chỉ cần chúng ta bỏ các nhận định, đánh giá lăng xê hay lăng mạ từ các nguồn, chỉ lấy sự kiện rồi cố gắng diễn đạt nó trung lập nhất là bảo đảm trung lập. Nếu các nguồn nói khác nhau về cùng 1 sự kiện thì đưa vào hết. Vậy là xong. Bolocom (thảo luận) 14:22, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Kể ra bạn Bolocom cũng hài hước đấy, bây giờ tôi áp dụng quy định 1 khẳng định Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức ngoại vi cần 2 nguồn hàn lâm. Bạn Bolocom xử lý sao đây? Với tôi nguồn chính thống là nguồn của cơ quan nhà nước, nằm trong khuôn khổ pháp luật, không phải báo lậu báo chui. Mà đặc biệt ở đây nói về mặt trận thì dùng nguồn chính thống là của mặt trận cũng như của nhà nước, chứ không dùng báo chí để định nghĩa mặt trận. Còn các bạn định nghĩa nguồn chính thống thế nào thì đó là quan điểm của mỗi người. Nal (thảo luận) 14:27, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

"bây giờ tôi áp dụng quy định 1 khẳng định Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức ngoại vi cần 2 nguồn hàn lâm". Thái Nhi thấy chưa ? Từ lâu đã có người cảnh báo trước về vấn đề 2 nguồn hàn lâm. Nói đâu có đó. Để Thái Nhi giải thích cho bạn về vụ 2 nguồn hàn lâm. Bolocom (thảo luận) 14:30, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn Bolocom đừng đá quả bóng sang cho người khác. Cái nguồn rfa bản thân nó không phải nguồn hàn lâm hiểu chửa? Nó chỉ là nguồn báo chí thôi. Giờ trong bài tôi dẫn được nguồn hàn lâm là Luật ra rồi đấy. Có thấy vấn đề gì đâu. Đừng đổ tại cho người khác nhé. Nal (thảo luận) 14:34, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chẳng có quy định nào đòi phải có đủ 2 nguồn hàn lâm mới được đưa vào bài viết. Nal đừng nói lung tung. Bolocom (thảo luận) 14:36, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn Bolocom lại phát biểu làm liều rồi, ai bảo tôi phát biểu lung tung, bạn đang nhắm mắt làm liều chăng? Tìm đọc Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn nhé bạn Bolocom, số 3 ấy. Thế nhé! Nal (thảo luận) 14:54, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quy tắc số 3:

Đối với những thông tin đặc biệt quan trọng đang có tranh chấp về tính chính xác khách quan, nếu một bên dẫn được ít nhất 2 (hai) nguồn hàn lâm đề cập đến, thông tin đó có thể được chấp nhận là có độ chính xác cao, trừ trường hợp bên còn lại cung cấp được bằng chứng là thông tin đã bị suy diễn, mạo nguồn hoặc được dẫn thông tin từ nguồn còn lại.

Người ta có nói phải 2 nguồn hàn lâm mới được đưa vào bài đâu Khov. Hỏi Thái Nhi là người đã đưa ra quy tắc này xem. Bolocom (thảo luận) 15:18, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Lộn rồi, tôi không có tham gia vào cuộc tranh cãi này, đưa tên tôi vào làm gì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:41, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Xin lỗi Khov. Viết lộn. Bolocom (thảo luận) 15:56, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi giải thích rõ ý nghĩa quy tắc 3 nhé:
  1. Quy tắc 3 vận dụng trong trường hợp có tranh chấp về độ chính xác của thông tin. Nếu thông tin đó được 2 bên thừa nhận là chính xác thì có thể chỉ cần 1 nguồn, thậm chí được hiểu theo nghĩa phổ biến mà không cần nguồn, như thế không xử dụng đến quy tắc 3.
  2. Nếu đã phải áp dụng quy tắc 3, để đề phòng những tranh cãi bất tận, thì khi một bên đã cung cấp được từ 2 nguồn hàn lâm cho thông tin, và bên còn lại không chứng minh được là thông tin đã bị suy diễn, mạo nguồn hoặc được dẫn thông tin từ nguồn còn lại, thì thông tin được xem là chính xác, bất chấp bên phản đối vẫn đặt nghi vấn về thông tin đó.
Trong trường hợp trên, rõ ràng là 2 bên đang có tranh chấp về thông tin. Vì vậy 2 bên phải thỏa thuận về nguồn (nếu không đủ nguồn hàn lâm) hoặc 1 bên buộc phải chấp nhận thông tin (nếu bên kia trưng đủ hoặc hơn 2 nguồn hàn lâm). Thái Nhi (thảo luận) 15:39, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Thái Nhi đã xóa thảo luận này của Bolocom vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 15:53, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Thêm 1 nguồn nữa cho đủ 2 nguồn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/130905_fatherland_front_new_chief.shtml

Bolocom (thảo luận) 15:54, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nguồn hàn lâm không phải báo nhé Bolocom. Hay bạn Bolocom lại không biết nguồn hàn lâm là cái chi, cái gì bạn Bolocom cũng liệt làm nguồn hàn lâm thì chết? Nal (thảo luận) 16:01, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ trong trường hợp này không cần nguồn hàn lâm vì đây không phải là khẳng định đặc biệt. Bolocom (thảo luận) 16:06, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trong vấn đề này thì tôi tán đồng ý kiến của Bolocom. Tôi đề nghị viết thành 2 đoạn. Phần đầu là định nghĩa theo điều lệ của MTTQ: "Theo Điều lệ của MTTQ, thì đây là một tổ chức...". Phần 2 là nhận định của nguồn khác, như '"theo Mr. XYZ (đăng trên BBC), thì đây là tổ chức ngoại vi...". Thái Nhi (thảo luận) 00:44, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi thì thấy nó nực cười, vấn đề ở đây là do cái từ "ngoại vi", từ này xuất hiện trên báo chí, do một số bạn lấy đưa vào và cho rằng đó là định nghĩa. Tôi thấy định nghĩa theo điều lệ của MTTQ và Luật MTTQ là đủ nhất, khi nào có nguồn tương tự (như sách chẳng hạn) nói đến tổ chức này là "ngoại vi" thì bổ sung. Giờ tôi không chấp nhận nguồn báo chí để định nghĩa MTTQVN là tổ chức thế nào. Nal (thảo luận) 01:39, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sự khác biệt về nhìn nhận là bình thường, vì vậy mới phải cần cung cấp nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Quan trọng là mô tả đừng quá thiên lệch về một cái nhìn nhất định mà để người đọc có thể rút ra nhận định của mình một cách tự do. Trong trường hợp này, chúng ta hãy để thời gian 1 tuần để mọi người góp thêm ý kiến theo quy tắc 4. Thái Nhi (thảo luận) 01:47, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Thái Nhi. Chúng ta nên bảo đảm tính trung lập của Wiki. Từ "ngoại vi" được dùng trên 2 đài radio nổi tiếng chứng tỏ nó là từ được nhiều người dùng, nhiều người biết, có thể được xem là quan điểm phổ biến. Nên đưa vào bài. Chúng ta diễn đạt: Mặt trận tổ quốc VN được xem là... Nghĩa là có quan điểm xem MTTQ là tổ chức ngoại vi chứ không phải tất cả mọi người hay bản chất nó là tổ chức ngoại vi.Bolocom (thảo luận) 06:46, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Theo luật pháp và các văn bản luật thì tổ chức này là cái chi chi ? Có nói nó là "ngoại vi" hay không ? Không lẽ sau này có anh nào viết báo bảo con người không phải là sinh vật sống thì cũng... lấy làm căn cứ luôn, phải không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:13, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

"có anh nào viết báo bảo con người không phải là sinh vật sống". May quá, hiện giờ thì chưa. Nếu có 2 nguồn hàn lâm viết thế thì đưa vào luôn. Bolocom (thảo luận) 07:30, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thứ nhất, nguồn báo chí truyền thông không được xem là nguồn hàn lâm. Thứ hai, Quy tắc 3 chỉ nói về tính chính xác của thông tin (nghĩa là không nghi ngờ tính xác thực của thông tin), nhưng về nội dung thì vẫn phải thảo luận tiếp để thống nhất về văn phong. Thứ 3, tôi là người đưa từ "ngoại vi" vào, và tôi cũng không thấy gì là trái khoáy, nhưng khi đã có bất đồng, tôi cho rằng không vội vàng gì để mọi người có thời gian phản biện hoặc cùng nhau tìm cách diễn đạt khác. Quy tắc 4 được áp dụng trong tình huống này. Thái Nhi (thảo luận) 08:43, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Ý của từ "ngoại vi" trong bài tôi cho rằng nó không tương đương và không phản ánh được vai trò to lớn của MTTQVN (MTTQVN là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị). Nên nếu nói ngoại vi thì trong ngữ cảnh này nó được hiểu là 1 tổ chức con của Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không phải là 1 tổ chức có vai trò to lớn trong đời sống chính trị của Việt Nam. Thứ hai, vế sau: tập hợp các cá nhân, đoàn thể không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam thì hiển nhiên chưa thể hiện hết được các thành phần tham gia mặt trận. Do đó ý kiến của tôi vẫn là như trên, để định nghĩa được MTTQVN cần một định nghĩa đầy đủ và toàn diện hơn là việc dùng nguồn rfa. Tôi biết Thái Nhi không phải là người thêm link rfa vào. Nhưng khi đã thêm link vào mà lại là link rfa nói về 1 ông tổng biên tập bị cách chức thì hiển nhiên nó không ổn tí nào. Nal (thảo luận) 09:05, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nal không thể dùng đánh giá cá nhân của mình "tôi cho rằng nó không tương đương và không phản ánh được vai trò to lớn của MTTQVN" để loại nội dung ra khỏi bài viết. Nal đánh giá như vậy nhưng người khác đánh giá khác. Nal phải tôn trọng thông tin có nguồn chứ đâu thể xóa bừa bãi. Bolocom (thảo luận) 09:10, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi chẳng cần dùng đánh giá cá nhân của mình như Bolocom nói đâu, giờ cứ thử hỏi ai cũng sẽ nói thế thôi. Bạn Bolocom không tìm được luận điểm gì mới, vui lòng không sửa đổi, giữ nguyên hiện trạng bài viết hiện nay. Nal (thảo luận) 14:47, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Có ai nói giống Nal đâu. Tôi và Thái Nhi đều đồng ý dùng từ "ngoại vi" mà.Bolocom (thảo luận) 14:50, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nêu Nal không còn lý lẽ gì mà cứ nói theo kiểu Nal không thích thì Nal xóa thì tôi sẽ thêm từ ngoại vi vào vì nó có nguồn. Bolocom (thảo luận) 14:57, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

"Tổ chức ngoại vi" ý là gì? Donyesin (thảo luận) 16:14, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Theo tôi hiểu là tổ chức không thuộc cơ cấu đảng CSVN nhưng do Đảng lãnh đạo. Bolocom (thảo luận) 17:38, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

"Ngoại vi" chỉ có nghĩa đơn giản là "vòng ngoài" mà thôi. Thái Nhi (thảo luận) 00:46, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đúng rồi, là nằm ngoài đảng CSVN. Bolocom (thảo luận) 01:44, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nal ghi ý kiến vào bên dưới. Đó là phần trưng cầu ý kiến theo quy trình. Bolocom (thảo luận) 08:31, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nal xóa trích dẫn, xóa nguồn, xóa thông tin có nguồn

[sửa mã nguồn]

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_T%E1%BB%95_qu%E1%BB%91c_Vi%E1%BB%87t_Nam&diff=13602736&oldid=13602673

Nal xóa trích dẫn, xóa nguồn, xóa thông tin có nguồn.Đề nghị Nal giải thích hành động của mình. Bolocom (thảo luận) 14:40, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thảo luận mâu thuẫn 1

[sửa mã nguồn]

Đây là đoạn đang có tranh chấp, chuyển bị thành lùi sửa liên miên, vì vậy tôi dời vào đây để 2 bên nói chuyện theo quy trình.

Đây cũng được xem là tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập hợp các cá nhân, đoàn thể không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam.[1][2]

Chú thích

[sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến Cá nhân tôi thì không thấy chữ "ngoại vi" có vấn đề. Có thể hiểu là MTTQ tổ chức "ngoại vi" (vòng ngoài) với ĐCS là "hạch tâm" (hạt nhân). Tôi cũng cho đây là câu văn ngữ nghĩa, không cần đến mức phải dùng nguồn đặc biệt. Thái Nhi (thảo luận) 04:59, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
  2.  Ý kiến Đồng ý với Thái Nhi. Chữ "ngoại vi" hoàn toàn trung tính, được nhiều người dùng. Chỉ cần 2 nguồn báo là đủ. Bolocom (thảo luận) 06:40, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
  3.  Ý kiến Tôi nhắc lại luận điểm của tôi: đã có nguồn định nghĩa đầy đủ, thể hiện MTTQVN là tổ chức chính trị không thuộc ĐCSVN nhưng do ĐCSVN lãnh đạo rồi, cũng đã nêu đầy đủ thành phần có thể tham gia mặt trận rồi. Do đó vế nói đây là tổ chức "ngoại vi" là thừa. Đáng nhẽ trước khi xóa bỏ phần "ngoại vi" này phải nói rõ là sẽ bổ sung đầy đủ, chính xác nhất định nghĩa về MTTQVN, tránh hiểu nhầm. Thêm nữa việc sử dụng nguồn cũng không ổn, khi nó nói về 1 ông nhà báo bị cách chức chứ không phải bài báo nói về định nghĩa mặt trận. Do đó ý kiến của tôi là vế sau không cần thiết. Nal (thảo luận) 08:25, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
    Tôi vẫn bảo lưu ý kiến về dùng từ "ngoại vi", tuy nhiên tôi cũng đồng ý với Nal là từ này có thể để ở phần khác thay vì phần định nghĩa. Một điểm khác tôi cũng đồng ý là nguồn hiện tại đề cập khái niệm "ngoại vi" quá ít, nên thay bằng nguồn khác đề cập nhiều hơn. Thái Nhi (thảo luận) 08:49, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
    Nhất trí với Thái Nhi. Nal (thảo luận) 15:58, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nguồn

[sửa mã nguồn]

Nguồn.info không được chấp nhận ở wiki đâu bạn BFriend. Bạn nên tìm nguồn khác thì hơn. Nal (thảo luận) 15:52, ngày 29 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cương lĩnh

[sửa mã nguồn]

Bạn Tuantintuc17 đang nhầm lẫn, nội dung tôi sửa không nói gì đến Cương lĩnh của Mặt trận cả. Đây chỉ là thông tin đưa ra và có nguồn kiểm chứng. Nal (thảo luận) 15:38, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đã nói mục đích thì bạn phải trích dẫn Cương lĩnh, cái này là nguồn chuẩn. còn trích dẫn từ một bài báo hay tài liệu tuyên truyền ko trích dẫn lại từ Cương lĩnh thì ko thể chắc nói là mục đích nó thế. Như Đảng Nhân dân Lào năm 1955 cũng thế, thực chất khi thành lập, nó có cương lĩnh khác với tài liệu tuyên truyền thường thấy của NN ta hiện nay, năm 72 đảng này đổi tên là Đảng NDCM.Tuantintuc17 (thảo luận) 16:17, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

TuanTinTuc chính xác, ai nói thì phải ghi rõ ra, nếu cần ghi thêm năm nói nữa, NAL không có nhận vơ như thế được. Tránh những thông tin chỉ xuất hiện 1 thời trên báo chí, rồi sửa chữa, theo 1 chiến dịch nào đó. --37.24.148.128 (thảo luận) 17:22, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái gì mà cương lĩnh ở đây? Nguồn nói mục đích của MT ra đời là thế, còn Cương lĩnh mặt trận thế nào thì lại khác. Không thể nói như Tuantintuc17 được. Thêm nữa đó chỉ là thông tin có nguồn khẳng định, không nói lan man. Nếu bạn Tuantintuc 17 muốn nói Cương lĩnh thì cứ việc viết thêm, còn đây đang thảo luận về phần lịch sử, mục đích ra đời của MT, không nói Cương lĩnh. Nal (thảo luận) 14:38, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đề xuất hợp nhất Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Là tên cũ của mặt trận tổ quốc Việt Nam. Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 05:35, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đề xuất hợp nhất Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Là tên cũ của mặt trận tổ quốc Việt Nam. Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 05:36, ngày 23 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
Bạn có biết bạn sẽ “nạp thêm” trung bình là 250 kcal khi ăn một chiếc pizza không? Đằng nào cũng “nạp thêm” từng đó kcal thì 4 thương hiệu pizza mà MoMo đề xuất dưới đây sẽ không làm bạn phải thất vọng. Cùng điểm qua 4 thương hiệu pizza mà MoMo “chọn mặt gửi vàng” cho bạn nhé!
Pokémon Nobelium
Pokémon Nobelium
Due to it's territorial extent over a large amount of land, Aloma is divided into two parts, Upper and Lower Aloma
Nhân vật Paimon trong Genshin Impact
Nhân vật Paimon trong Genshin Impact
Paimon là một pé đồng hành siêu dễ thương cùng main chính tham gia phiêu lưu trong thế giới Genshin Impart