Thọ Phú
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Thọ Phú | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Huyện | Triệu Sơn | |
Thành lập | 1954[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 19°52′5″B 105°35′9″Đ / 19,86806°B 105,58583°Đ | ||
| ||
Diện tích | 4,79 km²[2] | |
Dân số (2022) | ||
Tổng cộng | 4.842 người[2] | |
Mật độ | 1.011 người/km² | |
Dân tộc | Kinh,... | |
Khác | ||
Mã hành chính | 15757[3] | |
Mã bưu chính | 41513 | |
Website | thophu | |
Thọ Phú là một xã thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Xã Thọ Phú nằm ở phía bắc huyện Triệu Sơn, có vị tri địa lý:
Xã Thọ Phú có diện tích tự nhiên 4,79 km².[2]
Tính đến ngày 31/12/2022, xã Thọ Phú có quy mô dân số là 4.842 người (bao gồm dân số thường trú là 4.812 người, dân số tạm trú quy đổi là 30 người),[2] mật độ dân số đạt 1.011 người/km².
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, xã Thọ Phú có dân số là 3.849 người.[4] Mật độ dân số đạt 804 người/km².
Dân số năm 2009 là 3.558 người,[5] mật độ dân số đạt 744 người/km².[a]
Dân số năm 1999 là 4.313 người,[6] mật độ dân số đạt 902 người/km².
Địa bàn xã Thọ Phú trước đây là một phần phía nam của phủ Thọ Xuân.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa bàn xã Thọ Phú thuộc xã Thống Nhất (huyện Thọ Xuân). Năm 1947, xã Thống Nhất sáp nhập với xã Hồng Nhuận thành xã Thọ Vực. Đến năm 1954, chia xã Thọ Vực thành 2 xã Thọ Vực và Thọ Phú cùng thuộc huyện Thọ Xuân.[1]
Ngày 25 tháng 2 năm 1965, huyện Triệu Sơn được thành lập trên cơ sở 13 xã phía nam của huyện Thọ Xuân và 20 xã phía bắc của huyện Nông Cống.[7][8] Từ đó, xã Thọ Phú thuộc huyện Triệu Sơn.
Năm 2018, xã Thọ Phú có 11 thôn: 1, 2, 3A, 3B, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Ngày 11 tháng 7 cùng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;[9] theo đó:
Sau sắp xếp, xã Thọ Phú có 6 thôn như hiện nay.
Xã Thọ Phú được chia thành 6 thôn, đánh số từ 1 đến 6.[10]
Trên địa bàn xã có Lăng mộ Quận công Lê Thì Hiến được Bộ văn hoá thông tin công nhận là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia - xếp hạng 3. Xã Thọ Phú đã đóng góp nhiều công sức trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, có nhiều vị lão thành cách mạng đặc biệt có cố lão thành cách mạng Hoàng Sĩ Oánh (tức Bản Toàn - xóm 3A), ông vừa là lão thành cách mạng vừa là đại biểu Quốc hội khoá 1 - năm 1946. Xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở đào tạo cho học sinh trong xã. Có Sông Nhà Lê (hay còn gọi là Sông Hào) chạy dọc theo xã chảy qua Cầu Sỹ, Cầu Thiều Có quốc lộ 45 đi qua.Ngoài đền thờ và lăng mộ Hào Quận Công Lê Thì Hiến Thọ Phú còn có cả một Quần thể các di tích như Bia và đền thờ các tướng nhà lê tại xóm trại nay là xóm 3a, Đình rồng thờ Thần Cao sơn là ngôi đình Lớn,uy linh là hồn quê là niềm tự hào của người Thọ Phú,đình họp ở Trung thành nay là xóm 5. Trên xóm Thượng nay là xóm 2 có Phủ Cồn Thuần (Thường gọi Là Phủ Bà) Thờ Mẫu Liễu Hạnh và thờ đức thánh trần.đi về hướng tây cạnh bến sông nhà lê có chùa còn gọi là bến chùa thờ phật,xóm thượng còn có miếu thờ linh thần,có lăng tự lăng phát tích.phủ cồn thuần nay đã được tôn tạo uy linh,làng mỹ hào ở xóm 7 có chùa bản thổ xóm 8 có đình họp. Miếu Bà thờ thành Hoàng Làng Thanh Hoà ở xóm 9 được bà con nhân dân trong vùng thường xuyên đến cầu may, lễ bái - thuyết truyền rằng Miếu Bà thờ công chúa Quỳnh Hoa của Vua rất linh thiêng.[cần dẫn nguồn]
Kênh nhà Lê, (cg. sông nhà Lê), là công trình giao thông vận tải đường thủy từ Thanh Hóa vào Nghệ An (lúc đó bao gồm cả Hà Tĩnh) được khơi vét và đào vào các thời Tiền Lê, Lê Sơ và Lê Trung hưng. Năm 983, Lê Hoàn cho đào kênh từ sông Mã qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hoà. Năm 1438, Lê Thái Tông cho đào các kênh ở Thanh Hoá. Năm 1445, Lê Nhân Tông sai các quan đốc thúc quân lính đào các kênh ở lộ Thanh Hoá và Nghệ An. Năm 1744, vua Lê Hiển Tông tiếp tục cho khơi kênh từ Thanh Hoá vào Nghệ An. KNL đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, buôn bán từ các tỉnh miền Bắc Trung Bộ ra Bắc Bộ..[cần dẫn nguồn]
Xã này nằm bên tuyến kênh Nhà Lê, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.[cần dẫn nguồn]
Cuộc khởi nghĩa Chu Đạt diễn ra từ năm 156 đến năm 160. Năm 156, Chu Đạt, người huyện Cư Phong, Cửu Chân (nay là xã Phú Hào - Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa), nổi dậy chống chính quyền đô hộ nhà Đông Hán. Chu Đạt chiêu mộ dân binh vây đánh huyện sở Cư Phong (vùng đất các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Như Xuân, Như Thanh thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay) giết chết huyện lệnh, giải phóng toàn bộ quận Cửu Chân rồi tấn công quận trị Tư Phố giết chết thái thú Nghê Thức nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa tập hợp lực lượng có tới 5.000 người, quản trị Cửu Chân được 4 năm từ năm 156 đến năm 160. Năm 158, vua Đông Hán cử đô úy Ngụy Lãng đem quân đàn áp, buộc Chu Đạt phải lui vào Nhật Nam (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên). Tại đây thanh thế nghĩa quân mạnh lên[cần dẫn nguồn]