Thụy Lâm

Thụy Lâm
Xã Thụy Lâm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnĐông Anh
Địa lý
Tọa độ: 21°10′10″B 105°53′43″Đ / 21,1694°B 105,8952°Đ / 21.1694; 105.8952
Thụy Lâm trên bản đồ Hà Nội
Thụy Lâm
Thụy Lâm
Vị trí xã Thụy Lâm trên bản đồ Hà Nội
Thụy Lâm trên bản đồ Việt Nam
Thụy Lâm
Thụy Lâm
Vị trí xã Thụy Lâm trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,26 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng21.902 người
Mật độ1.945 người/km²
Khác
Mã hành chính00460[1]

Thụy Lâm là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Thụy Lâm nằm phía đông bắc huyện Đông Anh, là vùng đất nằm ven sông Cà Lồ, có vị trí địa lý:

Xã Thụy Lâm có diện tích 11,24 km², dân số năm 2022 là 21.902 người,[2] mật độ dân số đạt 1.945 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Thụy Lâm được chia thành 11 thôn: 5, 6, 7, Đào Thục, Biểu Khê, Cổ Miếu, Hà Lâm 1, Hà Lâm 2, Hà Lâm 3, Hương Trầm, Mạnh Tân.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xưa kia xã Thụy Lâm có tên là xã Thư Lâm (có nghĩa là rừng chữ – do sự học hành đỗ đạc nhiều).

Đầu thế kỷ XIX, vùng đất Thụy Lâm thuộc địa bàn ba xã: Bằng Lâm, Đào Xá, Xuân Lôi, tổng Thư Lâm, trấn Kinh Bắc (sau đó thuộc trấn Bắc Ninh năm 1822 và tỉnh Bắc Ninh năm 1831).

Năm 1876, tổng Thư Lâm chuyển về huyện Đông Anh, đổi tên thành tổng Xuân Nộn và xã Đào Xá đổi thành xã Đào Thục, xã Bằng Lâm đổi thành Thư Lâm, xã Xuân Lôi đổi thành Thụy Lôi.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Thụy Lôi và Thư Lâm sáp nhập thành xã Đức Hợp; xã Đào Thục chuyển thành thôn Đào Thục thuộc xã Đào Nguyên.

Năm 1949, hợp nhất xã Đức Hợp với thôn Đào Thục thành xã Tiến Mỹ; rồi đổi thành Tiến Bộ.

Thôn Hà Lâm 3 là các thôn mới trẻ nhất trong xã thành lập sau năm 1960 – là khu giãn dân của hai xã Thụy Lâm và Liên Hà); 4 làng Râm là các thôn Cổ miếu hay còn gọi là Râm Chợ, thôn Hương Trầm (tức Râm Trầm), thôn Mạnh Tân (tức Râm Bến) và Biểu Khê (tức Râm Biếu); Thôn Đào Thục (tên gốc là Đào Xá) và Thụy Lôi hay còn gọi là Làng Nhội. Trong đó thôn Thụy Lôi là một thôn lớn nhất có 3 khu (khu 5; khu 6 và khu 7). Các thôn này là các làng cổ và có nền văn hoá lâu đời.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc sáp nhập xã Tiến Bộ vào thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4] về việc xã Tiến Bộ thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Năm 1965, đổi tên xã Tiến Bộ thành xã Thụy Lâm.[2]

Đến nay xã Thụy Lâm vẫn còn là một xã thuần nông làm nông nghiệp và bắt đầu có sự du nhập của một số nghề phụ như: Đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ giả cổ, trạm khảm mỹ nghệ,...

Thụy Lâm có múa rối nước dân gian Đào Thục[5] ra đời từ Thế kỷ 18 (năm 1706) do ông Nguyễn Đăng Vinh (Đào Đăng Khiêm) truyền dạy cho dân làng, đến nay hơn 300 năm vẫn được truyền nghề qua bao thế hệ nối tiếp gìn giữ môn nghệ thuật độc đáo này như một báu vật gia truyền, hàng ngày phường rối không chỉ biểu diễn phục vụ hàng loạt các tour du lịch là những du khách nước ngoài về làng xem rối nước. Gặp nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị du khách nước ngoài còn được tham gia trải nghiệm với nghề múa rối của làng như làm các con rối, tham gia biểu diễn cùng nghệ nhân. Đến nay Phường rối nước Đào Thục còn có cả sân khấu di động luôn đi biểu diễn khắp nơi trong nước và quốc tế.

Đình Đào Thục thờ Đương Giang, vị tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công mang 5.000 quân lính và thu nạp 30 trai tráng làng Đào Thục đi đánh dẹp giặc Ngô cùng với một người trong mộng là Phi Nương Hoàng hậu. Bà là người đã phù giúp cho ông trong chiến trận.

Xã Thụy Lâm có di tích Núi Sái và chùa Thánh Phúc (Đào Thục) gắn liền với di tích Thành Cổ Loa, bởi hai nơi này đều thờ Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ, người đã giúp vua An Dương Vương trừ tà Bạch Kê Tinh (Thần gà trắng) kẻ luôn phá hại việc xây thành.

Đình làng Biểu Khê cũng thờ Đương Giang, là một vị tướng nhà Đinh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân thời Đinh Tiên Hoàng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b UBND huyện Đông Anh (2023). Dự thảo Đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh, thành phố Hà Nội (PDF). Đông Anh, Hà Nội. tr. 117-118. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ “Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  4. ^ “Quyết định số 78-CP năm 1961 chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  5. ^ “Giới thiệu chung”. Cổng thông tin điện tử xã Thụy Lâm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan