Than Uyên
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Than Uyên | |||
![]() Núi rừng xung quanh đồng bằng Than Uyên | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Tây Bắc Bộ | ||
Tỉnh | Lai Châu | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Than Uyên | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 11 xã | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lò Văn Hương | ||
Chủ tịch HĐND | Hoàng Hữu An | ||
Bí thư Huyện ủy | Hoàng Hữu An | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 21°59′35″B 103°45′30″Đ / 21,99305556°B 103,7583333°Đ | |||
| |||
Diện tích | 792,53 km² | ||
Dân số (2018) | |||
Tổng cộng | 70.600 người[1] | ||
Mật độ | 84 người/km² | ||
Dân tộc | Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 110[2] | ||
Biển số xe | 25-T1 | ||
Website | thanuyen | ||
Than Uyên là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Huyện Than Uyên nằm ở phía đông nam tỉnh Lai Châu, có vị trí địa lý:
Than Uyên là một vùng đất lòng chảo, nằm ở phía tây dãy núi Hoàng Liên Sơn, được hình thành 3 khu vực rõ rệt:
Than Uyên thuộc lưu vực sông Nậm Mu (Phụ lưu cấp 1 của sông Đà) có mật độ sông suối từ 1,5 -1,7 km/km², thuộc loại dày, do lượng mưa trong năm phân bố không đều nên mùa mưa quá dư thừa nước gây ra lũ lụt, về mua khô thì thiếu nước, dòng thủy cạn kiệt.
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:
Lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm/năm, nhiệt độ trung bình 22-23oC, ẩm độ không khí trung bình 80%.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 79.252,93 ha.
Than Uyên có hai loại đất cơ bản như sau:
Tính đến ngày 31/12/2017, tổng số người toàn huyện là: 66.589 khẩu. Tổng số hộ là 13.838 hộ, trong đó số hộ nghèo: 3.340 hộ
Huyện Than Uyên có 10 dân tộc anh em:
Huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Than Uyên (huyện lỵ) và 11 xã: Hua Nà, Khoen On, Mường Cang, Mường Kim, Mường Mít, Mường Than, Pha Mu, Phúc Than, Ta Gia, Tà Hừa, Tà Mung.
Than Uyên là vùng đất phát triển lâu dài từ nền văn hóa Hòa Bình đến văn hóa Đông Sơn. Sang thời Lý, Than Uyên thuộc mường Tiến Châu Đăng; đời hậu Lê thuộc châu Chiêu Tấn, phủ An Tây trong thừa tuyên Hưng Hoá; đời Tự Đức triều Nguyễn, Than Uyên là lỵ sở châu Chiêu Tấn.
Ngày 28/6/1909 thực dân Pháp đặt ra châu Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 20/2/1920 châu Than Uyên lại sáp nhập vào tỉnh Yên Bái.
Sau hoà bình lập lại năm 1955, huyện Than Uyên thuộc khu tự trị Thái-Mèo[3].
Cuối năm 1962, thành lập tỉnh Nghĩa Lộ, Than Uyên là huyện thuộc tỉnh Nghĩa Lộ, bao gồm 16 xã: Hố Mít, Hua Nà, Khoen On, Mường Cang, Mường Khoa, Mường Kim, Mường Mít, Mường Than, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Pắc Ta, Pha Mu, Ta Gia, Tà Hừa, Tà Mít và Thân Thuộc.
Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Than Uyên trực thuộc huyện Than Uyên.[4]
Ngày 3 tháng 1 năm 1976, Than Uyên là một huyện của tỉnh Hoàng Liên Sơn (sau khi sáp nhập 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Nghĩa Lộ thành Hoàng Liên Sơn). Từ tháng 10/1991 huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
Ngày 25 tháng 2 năm 1978, hợp nhất 2 xã Hua Nà và Mường Cang thành xã Nà Cang.[5]
Ngày 15 tháng 11 năm 1991, thành lập thị trấn Than Uyên (thị trấn huyện lỵ) gồm phần đất của 2 xã Nà Cang và Mường Than.
Cuối năm 2002, huyện Than Uyên có thị trấn Than Uyên, thị trấn nông trường Than Uyên và 15 xã: Hố Mít, Khoen On, Mường Khoa, Mường Kim, Mường Mít, Mường Than, Nà Cang, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Pắc Ta, Pha Mu, Ta Gia, Tà Hừa, Tà Mít, Thân Thuộc.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên đồng thời chuyển huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu mới.[6]
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thành lập 3 xã: Tà Mung, Phúc Than và Phúc Khoa. Huyện Than Uyên đến thời điểm này có 169.550 ha diện tích tự nhiên và 87.249 người.[7]
Ngày 8 tháng 4 năm 2008, thành lập 3 xã: Trung Đồng, Hua Nà, Mường Cang và thị trấn Tân Uyên thuộc huyện Than Uyên. Huyện Than Uyên lúc này có 170.000 ha diện tích tự nhiên và 95.559 người.[8]
Từ đó, huyện Than Uyên có 2 thị trấn: Than Uyên (huyện lị), Tân Uyên và 20 xã: Pha Mu, Mường Mít, Phúc Than, Mường Than, Mường Cang, Hua Nà, Tà Hừa, Ta Gia, Tà Mung, Mường Kim, Khoen On, Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít.
Ngày 30 tháng 10 năm 2008, chuyển một phần diện tích và dân số của huyện Than Uyên để thành lập huyện Tân Uyên. Huyện Than Uyên còn lại là 79.680,50 ha diện tích tự nhiên và 53.338 người.[9]
Ngày 14 tháng 10 năm 2011, điều chỉnh địa giới hành chính các xã: Pha Mu, Mường Mít, Tà Hừa, Mường Cang. Huyện Than Uyên thời điểm này có 79.252,93 ha diện tích tự nhiên và 57.837 người.[10]
Trên các nhánh sông cũng đã xây dựng các công trình thủy điện khác như Nậm Mở 3 (công suất 10 MW, xã Khoen On), Nậm Mở 2,... Tại những nơi đây khi đóng dập thủy điện Huội quảng và thủy điện bản Chát, nước dâng gập đã tạo những hòn Đảo sơn phong cảnh tuyệt đẹp, đã có những tua du khách theo dọc bờ sông để tìm kiếm ngắn những bông hoa Đỗ Quyên tuyệt đẹp, hay thưởng thức món ăn địa phương (Cá cơm nướng ống nứa), cùng người dân nơi đây đánh bắt thủy sản đây là nguồn Tài nguyên phục vụ cho công tác du lịch của huyện, tỉnh nhà
Than Uyên còn có nhiều tài nguyên, văn hoá giàu sắc thái địa phương.