Thanh Hải (nhà thơ)

Thanh Hải
SinhPhạm Bá Ngoãn
4 tháng 11 năm 1930
Phong Điền, Thừa Thiên Huế, Liên bang Đông Dương
Mất15 tháng 12, 1980(1980-12-15) (50 tuổi)
Huế, Việt Nam
Bút danhThanh Hải
Nghề nghiệpNhà thơ
Quốc tịchViệt Nam Việt Nam
Dân tộcKinh
Tư cách công dânViệt Nam Việt Nam
Tác phẩm nổi bậtMùa xuân nho nhỏ
Giải thưởng nổi bậtGiải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu

Thanh Hải (1930-1980), tên thật Phạm Bá Ngoãn là một trong những ngòi bút tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả trong gia đình gồm ba anh em. Hai em của ông là Phạm Bá Chất và Phạm Bá Liên đều đóng góp cho cách mạng nhưng không được nhắc đến nhiều như người anh của mình. Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước vì cuộc sống nên khi Thanh Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế.[cần dẫn nguồn]

Vào năm 1954 - 1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong các năm 1964 - 1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.

Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Sống được 5 năm trong hòa bình thì ông bị bệnh hiểm nghèo xơ gan cổ trướng, phải nằm Bệnh viện Trung ương Huế. Khi đó, ông viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.[1][2] Chẳng bao lâu sau khi viết bài thơ này, ông qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1980.[3] Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được in trong tập thơ "Huế mùa xuân".[3]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 5 tập thơ:[3]

  • Những đồng chí trung kiên (1962)
  • Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975)
  • Mùa xuân nho nhỏ (11/1980) (được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc tháng 12/1980)
  • Ánh Mắt (1956)
  • Mưa xuân đất này (1982)

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá viết:

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1965)
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
  • Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1959).
  • Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1962).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Hữu Tá, mục từ Thanh Hải, in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản thế giới, 2004.
  • Phong Lê, bài viết về Thanh Hải in trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại. Viện văn học tổ chức biên soạn, nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1984 tại Hà Nội.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Doctor Who và Giáng sinh
Doctor Who và Giáng sinh
Tồn tại giữa thăng trầm trong hơn 50 năm qua, nhưng mãi đến đợt hồi sinh mười năm trở lại đây
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
Tóm lược time line trong Tensura
Tóm lược time line trong Tensura
Trong slime datta ken có một dòng thời gian khá lằng nhằng, nên hãy đọc bài này để sâu chuỗi chúng lại nhé
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Tốc độ, sức mạnh, sự chính xác và một ít sự tinh quái là tất cả những thứ mà ta thường thấy ở một tay ném bóng chày giỏi