Tiên Phước
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Tiên Phước | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Quảng Nam | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Tiên Kỳ | ||
Trụ sở UBND | 81 Huỳnh Thúc Kháng, thị trấn Tiên Kỳ | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 13 xã | ||
Thành lập | 1916 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trầm Quế Hương | ||
Chủ tịch HĐND | Phạm Văn Đốc | ||
Bí thư Huyện ủy | Phạm Văn Đốc | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 15°30′33″B 108°17′59″Đ / 15,50917°B 108,29972°Đ | |||
| |||
Diện tích | 453,22 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 66.238 người[1] | ||
Thành thị | 7.637 người (12%) | ||
Nông thôn | 58.602 người (88%) | ||
Mật độ | 146 người/km² | ||
Dân tộc | người Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 514[2] | ||
Biển số xe | 92-M1 | ||
Website | tienphuoc | ||
Tiên Phước là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Huyện Tiên Phước nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 25 km về phía tây, có vị trí địa lý:
Huyện Tiên Phước có diện tích 453,22 km², dân số năm 2019 là 66.238 người[1], mật độ dân số đạt 146 người/km².
Là một huyện trung du nên khí hậu trong vùng tương đối khắc nghiệt, nhiều hạn hán, thiên tai. Phần lớn diện tích trong vùng là đất nông nghiệp nhưng kém màu mỡ và tỷ lệ đất thịt rất thấp. Đây là một vùng kinh tế nghèo của tỉnh Quảng Nam. Do đặc điểm cấu tạo địa hình nên sông Tiên - con sông chảy quanh địa bàn huyện được mệnh danh là "con sông chảy ngược", không xuôi về biển Đông mà ngược về hướng tây-nam, đổ ra sông Thu Bồn.
Huyện Tiên Phước có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tiên Kỳ và 13 xã: Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ.
Sau năm 1975, huyện Tiên Phước thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 15 xã: Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hiệp, Tiên Kỳ, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Minh, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Quang, Tiên Sơn và Tiên Thọ.
Ngày 23 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 79-HĐBT[3]. Theo đó:
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Tiên Phước thuộc tỉnh Quảng Nam vừa được tái lập.[4]
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập xã Tiên Cẩm vào xã Tiên Sơn.[5]
Huyện Tiên Phước có 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay.
Tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao của Tiên Phước, rất phù hợp với loại đất có tỷ lệ màu mỡ thấp. Đặc điểm của cây tiêu: thân dây, được trồng quanh hồ (tự tạo) hoặc cọc (chói) bám vào cây tự nhiên, độ cao từ 3–10 m là có thể cho hạt. Hạt tiêu Tiên Phước có vị cay, nồng nhưng rất thơm và là một loại nông sản được xuất khẩu sang các nước châu Á và châu Âu. Cùng với cây tiêu, Tiên Phước còn có quế, lòn bon, thanh trà cũng là các loại cây nông sản đặc trưng của vùng.