Phú Ninh
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Phú Ninh | |||
[[Tập tin:|100px]] | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Quảng Nam | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Phú Thịnh | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 9 xã | ||
Thành lập | 5/1/2005[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 15°36′B 108°24′Đ / 15,6°B 108,4°Đ | |||
| |||
Diện tích | 251,47 km2 | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 77.204 người[2] | ||
Thành thị | 4.302 người (6%) | ||
Nông thôn | 72.902 người (94%) | ||
Mật độ | 307 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 518[3] | ||
Biển số xe | 92-L1 | ||
Website | phuninh | ||
Phú Ninh là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Phú Ninh là một huyện đồng bằng nằm ở phía đông tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý:
Huyện Phú Ninh có diện tích 251,47 km², dân số năm 2019 là 77.204 người[2], mật độ dân số đạt 307 người/km².
Huyện Phú Ninh có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Thịnh (huyện lỵ) và 9 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành.
Trước năm 2005, địa bàn huyện Phú Ninh ngày nay là một phần thị xã Tam Kỳ cũ.
Phú Ninh vốn là tên một làng nằm ven sông Tam Kỳ thuộc tổng Phước Lợi, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trước kia (nay là thôn Phú Ninh, xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ).[4] Năm 1977, chính quyền tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình thủy lợi với đập nhân tạo chặn dòng sông Tam Kỳ gần thôn Phú Ninh, nên đập và hồ chứa thủy lợi hình thành được đặt tên Phú Ninh theo thôn này.[5] Hồ Phú Ninh được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 1986, có chức năng cung cấp nước tưới cho 23.000 ha đất nông nghiệp thuộc 4 huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành.[6]
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2005/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập huyện Phú Ninh trên cơ sở tách toàn bộ diện tích và dân số của 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành và Tam Vinh thuộc thị xã Tam Kỳ.
Khi mới thành lập, huyện có 10 xã nói trên. Huyện lỵ đặt tại xã Tam Vinh.
Ngày 21 tháng 12 năm 2009, thành lập thị trấn Phú Thịnh (thị trấn huyện lỵ huyện Phú Ninh) trên cơ sở điều chỉnh 648 ha diện tích tự nhiên và 4.793 người của xã Tam Vinh.[7]
Huyện Phú Ninh có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1241/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phú Ninh như sau:
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 13,84 km2, quy mô dân số là 5.607 người của xã Tam Vinh vào thị trấn Phú Thịnh. Sau khi nhập, thị trấn Phú Thịnh có diện tích tự nhiên là 20,32 km2 và quy mô dân số là 10.928 người.
Thị trấn Phú Thịnh giáp các xã Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái và huyện Tiên Phước;
b) Sau khi sắp xếp, huyện Phú Ninh có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 xã và 01 thị trấn. [1]
Ngành nghề chính của dân trong xã là nghề nông thuần túy, bên cạnh đó là các nghề phụ khác.
Phú Ninh cũng là tên gọi của một công trình thủy lợi, thủy điện và một khu du lịch sinh thái của huyện.
Xã Tam Phước là một trong 11 xã của cả nước được Ban chỉ đạo trung ương chọn để xây dựng mô hình xã điểm nông thôn mới, đại diện cho khu vực Duyên hải miền Trung.
Hồ Phú Ninh thuộc xã Tam Lãnh, Tam Dân và Tam Đại với diện tích 36 km² và là địa danh nổi tiếng với các dịch vụ du lịch. Trong đó, xã Tam Lãnh đặc biệt hơn là nơi toạ lạc của mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ vàng lớn của Việt Nam.
Khi bạn đến thăm Phú Ninh, bạn sẽ cảm nhận được sự ưu ái nồng nàn và sự đón khách nhiệt tình của người dân ở đây.
Phú Ninh có nhiều điểm du lịch tiêu biểu như: thác Ào Ào (Tam Lộc), Tháp Chiên Đàn (Tam An), Hồ Phú Ninh (Tam Đại và Tam Lãnh), Núi Đá Ngựa (Tam Thành),...
Trên địa bàn huyện chỉ có 2 xã là Tam An và Tam Đàn có Quốc lộ 1 đi qua.
Ngoài ra còn có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chạy qua phía đông huyện song song với Quốc lộ 1 và các tỉnh lộ 615, 616 và 617 chạy qua phía bắc, trung tâm và phía nam huyện. Huyện cũng có Đường sắt Bắc - Nam đi qua, có Quốc lộ 40B nối liền cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum) và vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng Nam[8].