Tiếng Afar

Tiếng Afar
Qafaraf
Sử dụng tạiEthiopia, Eritrea, Djibouti
Khu vựcSừng châu Phi
Tổng số người nói4,2 triệu (2012)[1]
Phân loạiPhi-Á
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1aa
ISO 639-2aar
ISO 639-3aar
Glottologafar1241[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Afar (Afar: Qafaraf) (cũng được gọi là ’Afar Af, Afaraf, Qafar af) là một ngôn ngữ Phi-Á, thuộc về nhánh ngôn ngữ Cush. Đây là ngôn ngữ của người Afar tại Djibouti, EritreaEthiopia.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Afar được xếp vào nhánh Cush của ngữ hệ Phi-Á. Trong đó, nó lại được phân vào nhóm ngôn ngữ Đông Cush Đất thấp, cùng với tiếng Sahotiếng Somali.[3] Tiếng Saho là ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Afar.[4]

Phân bố địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Afar là bản ngữ của người Afar tại Djibouti, Eritrea, và vùng Afar của Ethiopia.[4]

Theo Ethnologue, có tổng cộng 1.379.200 người nói tiếng Afar. Trong đó, 1.280.000 được ghi nhận trong thống kê Ethiopia 2007. Trong thống kê 1994, có 906.000 người đơn ngữ được ghi nhận.[4]

Tình trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Djibouti, tiếng Afar là một ngôn ngữ quốc gia được công nhận.[5] Đây là một trong các ngôn ngữ của hệ thống Truyền hình vô tuyến Djibouti.

Tại Eritrea, tiếng Afar là một trong chín ngôn ngữ quốc gia, trên danh nghĩa là có địa vị ngang hàng lẫn nhau (dù tiếng Tigrinyatiếng Ả Rập được sử dụng phổ biến hơn nhiều). Nó được phát thanh trên đài rađiô quốc gia hằng ngày. Hiến pháp Eritrea đã được dịch ra tiếng Afar. Tuy nhiên, về giáo dục, người nói tiếng Afar thường chọn tiếng Ả Rập – mà nhiều người trong số họ dùng như ngôn ngữ thứ hai – làm ngôn ngữ giảng dạy.[6]

Tại Vùng Afar của Ethiopia, tiếng Afar là ngôn ngữ hành chính chính thức.[7]

Hệ thống phụ âm tiếng the Afar được liệt kê bên dưới (phiên âm IPA trong ngoặc vuông):

  Môi Chân răng Quặt lưỡi Vòm Ngạc mềm Yết hầu Thanh hầu
Tắc vô thanh     t  [t]       k  [k]    
hữu thanh   b  [b]   d  [d]   x  [ɖ]     g  [ɡ]    
Xát vô thanh   f  [f]   s  [s]         c  [ħ]   h  [h]
hữu thanh             q  [ʕ]  
Mũi   m  [m]   n  [n]          
Tiếp cận   w  [w]   l  [l]     y  [j]      
Vỗ     r  [ɾ]        

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • ngắn
    • a [ʌ]
    • e [e]
    • i [i]
    • o [o]
    • u [u]
  • dài
    • aa [aː]
    • ee [eː]
    • ii [iː]
    • oo [oː]
    • uu [uː]

Như đa số ngôn ngữ Cush, cấu trúc từ cơ bản trong tiếng Afar là chủ–tân–động.[4]

Âm tiết có cấu trúc (C)V(V)(C) (C: phụ âm, V: nguyên âm). Một ngoại lệ là cụm ba phụ âm -str-.

Hệ thống chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Ethiopia, tiếng Afar được viết bằng chữ Ge'ez. Từ năm 1849, bảng chữ cái Latinh đã được dùng để ký âm ngôn ngữ này.[4] Thêm vào đó, tiếng Afar đôi khi cũng được viết bằng chữ Ả Rập.[8]

Đầu thập niên 1970, hai nhà trí thức Afar, Dimis và Redo, đã chính thức hóa bảng chữ cái Afar. Nó được gọi là Qafar Feera, và là một biến thể bảng chữ cái Latinh.[9]

Bảng chữ cái Latinh

[sửa | sửa mã nguồn]
A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z
a, ba, ca, da, e, fa, ga, ha, i, ja, ka, la, ma, na, o, pa, qa, ra, sa, ta, u, va, wa, ya, za

[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Afar tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Afar”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Lewis, I. (1998). Peoples of the Horn of Africa: Somali, Afar and Saho. Red Sea Press. tr. 11.
  4. ^ a b c d e “Afar language”. Ethnologue. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ “Djibouti”. The World Factbook. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Simeone-Senelle, Marie-Claude. “Les langues en Erythrée”. Chroniques Yeménites 8, 2000 (bằng tiếng Pháp). Cy.revues.org.
  7. ^ Kizitus Mpoche; Tennu Mbuh biên tập (2006). Language, literature, and identity. Cuvillier. tr. 163–164. ISBN 3-86537-839-0.
  8. ^ “Development of the Afar Language” (PDF). Afar Friends. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ “Afar (ʿAfár af)”. Omniglot. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2013.
  10. ^ “Berraka”. Qafaraf. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2015.
  • Loren F. Bliese. 1976. "Afar", The Non-Semitic Languages of Ethiopia. Ed. Lionel M. Bender. Ann Arbor, Michigan: African Studies Center, Michigan State University. Pages 133–164.
  • Loren F. Bliese. 1981. A generative grammar of Afar. Summer Institute of Linguistics publications in linguistics vol. 65. Dallas: Summer Institute of Linguistics & The University of Texas at Arlington. ISBN 0-88312-083-6.
  • J.G. Colby. 1970. "Notes on the northern dialect of the Afar language", Journal of Ethiopian Studies 8:1–8.
  • R.J. Hayward and Enid M. Parker. 1985. Afar-English-French dictionary with Grammatical Notes in English. London: School of Oriental and African Studies, University of London.
  • Richard J. Hayward. 1998. "Qafar (West Cushitic)", Handbook of Morphology. Ed. A. Spencer & A. Zwicky. Oxford: Blackwell. Pages 624-647.
  • Didier Morin. 1997. Poésie traditionnelle des Afars. Langues et cultures africaines, 21 / SELAF vol. 363. Paris/Louvain: Peeters.
  • Enid M. Parker. 2006. English–Afar Dictionary. Washington DC: Dunwoody Press.
  • Rainer M. Voigt. 1975. "Bibliographie des Saho–Afar", Africana Marburgensia 8:53–63.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan