Tiếng Chicomuceltec (còn gọi là Chikomuselteko hay Chicomucelteco; trước đây, Cotoque) là một ngôn ngữ Maya từng hiện diện trên một vùng gồm các municipioChicomuselo, Mazapa de Madero, và Amatenango de la Frontera thuộc Chiapas, México, cũng như một ít vùng lân cận của Guatemala. Ngôn ngữ này mất hẳn vào thập niên 1970 hoặc 80; những tài liệu Maya học mới đây xác thực điều đó khi không tìm ra người nói nào.[2] Hậu duệ của người nói tiếng Chicomuceltec trước kia, gồm chừng 1500 người ở México và 100 người ở Guatemala[3] nay đều nói tiếng Tây Ban Nha.
Tiếng Chicomuceltec lần đầu được nhắc đến trong văn bản ngôn ngữ học hiện đại vào cuối thế kỷ XIX, khi nó được nhà ngôn ngữ học Karl Sapper ghi nhận lại trong chuyến du hành đến bắc Trung Bộ châu Mỹ 1888–95.[4]
Mối quan hệ giữa tiếng Chicomuceltec và tiếng Wastek được xác lập vào cuối thập niên 1930 (Kroeber 1939), dựa trên việc nó chia sẻ nhiều từ vựng với tiếng Wastek hơn hẳn những ngôn ngữ Maya khác.[5]
Một văn bản hai trang có niên đại từ nam 1775 tìm ra tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris là tài liệu cổ nhất có được về tiếng Chicomuceltec. Được viết như một bài xưng tội trong Công giáo La Mã, bài viết tay nào gồm tám câu viết bằng tiếng Chicomuceltec. Nó cũng nhắc rừng lúc đó ngôn ngữ này có tên "Cotoque".[6]
Vị trí của tiếng Wastek và tiếng Chicomuceltec so với phần còn lại của ngữ hệ — trong đó tiếng Wastek tập trung ở mạn bắc duyên hải vịnh México, xa với phần còn lại — dẫn Kroeber đến kết luận rằng người Chicomuceltec hoặc là một phần dân cư sót lại khi người Wastek di cư lên phía bắc, hoặc là bộ phận người Wastek di cư từ phía bắc xuống.[7]
Vào đầu thế kỷ XX, tiếng Chicomuceltec rõ ràng đã suy sụp; vào năm 1926 khi Franz Termer ghé thăm cộng đồng Chicomucelo, ông chỉ ghi nhận ba người (tất cả đều trên 60 tuổi) nói được tiếng Chicomuceltec, trong một điểm dân cư 2.500 người.[8] Đến thập niên 1970-80 thì ngôn ngữ này mất hẳn.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Chicomuceltec”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^See Campbell and Canger (1978); Ethnologue entry on "Chicomuceltec" (Gordon 2005).
^See Gordon (2005) for population estimates, which draw on sources collected in the early 1980s.
^See précis of Kroeber 1939, appearing in Fernández de Miranda (1968), pp.74–75.
^As described by Dienhart (1997), the manuscript was reproduced in Zimmermann 1955 (whose research it was which uncovered the document), accompanied by his linguistic analysis of its contents.
Fernández de Miranda, María Teresa (1968). “Inventory of Classificatory Materials”. Trong Norman A. McQuown (Volume ed.) (biên tập). Handbook of Middle American Indians, Vol. 5: Linguistics. R. Wauchope (General Editor). Austin: University of Texas Press. tr. 63–78. ISBN0-292-73665-7. OCLC277126.
Sapper, Karl (1897). Das nördliche Mittel-Amerika nebst einem Ausflug nach dem Hochland von Anahuac (bằng tiếng Đức). Braunschweig, Germany: Friedrich Vieweg und Sohn. OCLC70337620.
Termer, Franz (1930). “Über die Mayasprache von Chicomucelo”. Proceedings of the Twenty-third International Congress of Americanists (New York, 1928) (bằng tiếng Đức). tr. 926–936.
Zimmermann, Günther (1955). “Cotoque. Die Maya-Sprache von Chicomucelo”. Zeitschrift für Ethnologie (bằng tiếng Đức). Braunschweig, Germany: Deutschen Gesellschaft für Völkerkunde; Berliner Gesellschaft für Anthropologie, Ethnologie und Urgeschichte. 80: 59–87. ISSN0044-2666. OCLC1770462.
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên