Tiếng Khowar

Tiếng Khowar
کهووار
Sử dụng tạiPakistan
Khu vựcChitral
Tổng số người nói290.000
Dân tộcngười Kho
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtbảng chữ cái Khowar (chữ Ả Rập)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3khw
Glottologkhow1242[1]
Linguasphere59-AAB-aa
Tiếng Khowar là một ngôn ngữ nhỏ của Pakistan chủ yếu được nói ở Chitral.
ELPKhowar
Kí tự đặc biệt của Khowar

Tiếng Khowar (کهووار), còn được gọi là tiếng Chitral, là một ngôn ngữ Dard của ngữ hệ Ấn-Arya.[2]

Nó được nói bởi những người Kho ở khắp Chitral, Ghizer của Gilgit-Baltistan (bao gồm Gupis, thung lũng Phander, Ishkoman, Yasen, cũng ở Punyal và một phần của Thượng Swat (Làng Mateltan), Pakistan.

Những người nói tiếng Khowar cũng đã di cư đến các trung tâm đô thị lớn của Pakistan như Peshawar, Islamabad, LahoreKarachi với số lượng đáng kể. Tiếng Khowar là ngôn ngữ thứ hai trong phần còn lại của GilgitHunza. Người ta cho rằng có một số lượng nhỏ người nói tiếng Khowar ở Afghanistan, Trung QuốcTajikistan.[cần dẫn nguồn]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

"Kho" có nghĩa là người Kho, "War" có nghĩa là ngôn ngữ. Tên bản địa của ngôn ngữ này là Khō-wār, có nghĩa là "tiếng" (wār) (của) người Kho. Ở Raj thuộc Anh, nó được biết đến với tên tiếng Anh là Chitrālī (một tính từ có nguồn gốc từ tên của vùng Chitral) hoặc Qāshqārī. Người Pashtun và người dân khu vực Badakhshan gọi nó là Kashkār.[3] Một tên khác được Leitner sử dụng vào năm 1880 là Arnyiá[4] hoặc Arniya, bắt nguồn từ tên tiếng Shina ở một phần của Yasin (một thung lũng ở Gilgit-Baltistan).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Morgenstierne cho rằng "Khowar, trong nhiều khía cạnh [là] cổ xưa nhất trong tất cả các ngôn ngữ Ấn Độ hiện đại, giữ lại một phần lớn biến tố cách (từ) tiếng Phạn và giữ lại nhiều từ ở dạng gần như tiếng Phạn."[5]:3

Hệ thống chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đầu thế kỷ XX, tiếng Khowar đã được viết bằng bảng chữ cái Khowar, dựa trên bảng chữ cái Urdu và sử dụng chữ Nasta'liq. Trước đó, ngôn ngữ này chỉ được truyền miệng. Ngày nay tiếng Urdutiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nên công dụng văn học chính duy nhất của tiếng Khowar là trong sáng tác thơ và văn. Tiếng Khowar đôi khi cũng được viết bằng một phiên bản của chữ Latinh có tên Roman Khowar kể từ những năm 1960.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Khowar”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ electricpulp.com. “DARDESTĀN – Encyclopaedia Iranica”.
  3. ^ O'Brien, Donatus James Thomond (1895). Grammar and vocabulary of the K̲h̲owâr dialect (Chitrâli). Lahore: Civil and military gazette press. tr. i.
  4. ^ Leitner, Gottlieb William (1880). Kafiristan. Section 1: the Bashgeli Kafirs and their language. Lahore: Dilbagroy. tr. 43. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2016.
  5. ^ Morgenstierne, Georg (1974). “Languages of Nuristan and surrounding regions”. Trong Jettmar, Karl; Edelberg, Lennart (biên tập). Cultures of the Hindukush: selected papers from the Hindu-Kush Cultural Conference held at Moesgård 1970. Beiträge zur Südasienforschung, Südasien-Institut Universität Heidelberg. Bd. 1. Wiesbaden: Franz Steiner. tr. 1–10. ISBN 978-3-515-01217-1.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bashir, Elena (2001) "Spatial Representation in Khowar". Proceedings of the 36th Annual Meeting of the Chicago Linguistic Society. Chicago: Chicago Linguistic Society.
  • Decker, D. Kendall (1992). Languages of Chitral. ISBN 969-8023-15-1.
  • L'Homme, Erik (1999) Parlons Khowar. Langue et culture de l'ancien royaume de Chitral au Pakistan. Paris: L'Harmattan
  • Morgenstierne, Georg (1936) "Iranian Elements in Khowar". Bulletin of the School of Oriental and African Studies, Vol. VIII, London.
  • Badshah Munir Bukhari (2001) Khowar language. University publisher. Pakistan
  • Morgenstierne, Georg (1947) "Some Features of Khowar Morphology". Norsk Tidsskrift for Sprogvidenskap, Vol. XIV, Oslo.
  • Morgenstierne, Georg (1957) Sanskritic Words in Khowar. Felicitation Volume Presented to S. K. Belvalkar. Benares. 84–98 [Reprinted in Morgenstierne (1973): Irano-Dardica, 267–72]
  • Mohammad Ismail Sloan (1981) Khowar-English Dictionary. Peshawar. ISBN 0-923891-15-3.
  • Decker, Kendall D. (1992). Languages of Chitral (Sociolinguistic Survey of Northern Pakistan, 5). National Institute of Pakistani Studies, 257 pp. ISBN 969-8023-15-1.
  • Zeal News

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngữ hệ Ấn-Âu

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Dịch vụ thuê xe ở Mỹ rất phát triển có rất nhiều hãng cho thuê xe như Avis, Alamo, Henzt
Shinichiro Sano -  Tokyo Revengers
Shinichiro Sano - Tokyo Revengers
Shinichiro Sano (佐野さの 真一郎しんいちろう Sano Shin'ichirō?) là người sáng lập và Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Black Dragon
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Trước hết, hệ Thảo sẽ không tương tác trực tiếp với Băng, Nham và Phong. Nhưng chỉ cần 3 nguyên tố là Thủy, Hỏa, Lôi