Tiếng Sogdia

Tiếng Sogdia
Khu vựcTrung Á, Trung Quốc
Tổng số người nói
phát triển thành tiếng Yaghnob ngày nay
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viết
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2sog
ISO 639-3sog
Glottologsogd1245[3]
Một văn bản tiếng Sogdia (thế kỷ IX-XIII)
Tăng lữ Mani giáo chép kinh tiếng Sogdia, ở Khocho, bồn địa Tarim, thế kỷ VIII-IX
Một mẫu lụa thổ cẩm Sogdia, chừng năm 700.
Người Sogdia dân lễ lên Phật (tranh tường), Bezeklik, đông bồn địa Tarim, Trung Quốc, thế kỷ XVIII.

Tiếng Sogdia là một ngôn ngữ Iran từng hiện diện ở vùng Sogdia (Sogdiana) miền Trung Á (ứng với lãnh thổ UzbekistanTajikistan ngày nay), và còn là ngôn ngữ trong những cộng đồng người Sogdia nơi nay là mạn viễn tây Trung Quốc. Tiếng Sogdia, cùng với tiếng Bactria, tiếng Saka Khotan, tiếng Ba Tư trung đại, và tiếng Parthia, là một ngôn ngữ quan trọng thời "Iran trung đại". Ngôn ngữ này để lại một lượng lớn văn bản.

Tiếng Sogdia thường được xếp vào nhánh đông bắc trong ngữ chi Iran. Không còn bằng chứng trực tiếp nào về dạng cổ hơn của ngôn ngữ này (tạm gọi là "tiếng Sogdia cổ") sót lại, dù việc Sogdia được nhắc đến trong những bản khắc tiếng Ba Tư cổ cho thấy nó từng tồn tại chí ít từ thời đế quốc Achaemenid (559–323 BCE).

Như tiếng Khotan, ngữ pháp và hình thái tiếng Sogdia nói chung nguyên thủy hơn so với tiếng Ba Tư trung đại. Tiếng Yaghnob là hậu duệ của một phương ngữ tiếng Sogdia thế kỷ XVIII nói ở Osrushana, một vùng nằm phía nam Sogdia.

Văn kiện Sogdia

[sửa | sửa mã nguồn]
Văn bản Kitô giáo Sogdia thế kỷ IX-XI viết ở Estrangelo, khám phá ở Turpan.

Những mẫu văn thư tiếng Sogdia thu nhặt ở Tân Cương, Trung Quốc khơi mào cho nghiên cứu ngôn ngữ này. Robert Gauthiot (học giả Sogdia đầu tiên) và Paul Pelliot (người mà khi đi di khảo tại Đôn Hoàng thu hồi được văn kiện tiếng Sogdia) là hai người đầu tiên đứng ra nghiên cứu. Gauthiot ra mắt nhiều bài viết nghiên cứu dựa văn kiện của Pelliot, tuy ông qua đời trong Thế chiến thứ I. Một trong những bài viết đáng chú tâm nhất của Gauthiot là một tập từ vựng tiếng Sogdia, đang trong quá trình hoàn thành khi ông mất. Émile Benveniste nối tiếp công việc này sau cái chết của Gauthiot.[4]

Nhiều mẫu văn bản Sogdia được tìm thấy ở Turfan trong những cuộc viễn chinh Turfan của người Đức. Những chuyến viễn chinh này do bảo tàng Dân tộc học Berlin sắp đặt.[4] Hầu hết là văn bản tôn giáo Mani giáo hay Kitô giáo, gồm cả bản dịch Kinh Thánh. Đa số văn bản tôn giáo như vậy có niên đại từ thế kỷ IX-X.[5]

Đôn HoàngTurfan là hai nơi có nhiều văn kiện Sogdia về Mani giáo, Phật giáo, Kitô hơn cả.

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống mọi ngôn ngữ Iran trung đại khác, chữ Sogdia bắt nguồn từ chữ Aram. Như trong chữ Pahlavi, chữ Sogdia kết hợp nhiều chữ tượng hình, tượng ý: nhiều từ tiếng Aram được dùng nhằm thể hiện từ gốc Iran. Chữ Sogdia là tiền thân trực tiếp của chữ Uyghur cổ mà chính nó lại là tiền thân của chữ Mông Cổ.

Như đa số hệ chữ con bắt nguồn từ chữ Sinai nguyên thủy, không có ký hiệu riêng cho nguyên âm. Ba ký hiệu phụ âm (chuyển tự là) ’ y w có thể dùng đại diện cho lần lượt ba nguyên âm dài [a: i: u:]. Có lúc chúng còn biểu thị nguyên âm ngắn (khác với việc nguyên âm ngắn luôn không được viết ra trong chữ Aram).[6] Nhằm phân biệt nguyên âm ngắn với nguyên âm dài, có thể đặt dấu aleph đằng trước để chỉ nguyên âm dài.[6]

Ngoài ra, tiếng Sogdia còn được viết bằng chữ Mani, gồm 29 ký tự.[7]

Hình thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân từ "nhẹ"

[sửa | sửa mã nguồn]
Cách thân a giống đực thân a giống trung thân ā giống trung thân u giống đực thân ū giống cái thân ya giống đực thân giống cái số nhiều
danh sách -i -u -a, -e -a -a -i -yā -ta, -īšt, -(y)a
hô cách -u -u -a -i, -u -iya -yā -te, -īšt(e), -(y)a
đối cách -u -u -u, -a -u -u -(iy)ī -yā(yī) -tya, -īštī, -ān(u)
sở hữu cách-tặng cách -yē -ya -(uy)ī -uya -(iy)ī -yā(yī) -tya, -īštī, -ān(u)
vị trí cách -ya -ya -ya -(uy)ī -uya -(iy)ī -yā(yī) -tya, -īštī, -ān(u)
công cụ cách-ly cách -a -a -ya -(uy)ī -uya -(iy)ī -yā(yī) -tya, -īštī, -ān(u)

Thân từ "nặng"

[sửa | sửa mã nguồn]
Cách giống giống cái số nhiều
danh sách -t
hô cách -Ø, -a -e -te
đối cách -tī, -ān
sở hữu cách-tặng cách -tī, -ān
vị trí cách -tī, -ān
công cụ cách-ly cách -tī, -ān

Thân từ rút ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
Cách thân aka giống đực thân aka giống trung thân ākā giống cái giống đực số nhiều giống cái số nhiều
danh sách (-ō), -ē -ēt -ēt, -āt
hô cách (-ā), -ē (-ō), -ē (-āte), -ēte -ēte, -āte
đối cách (-ō), -ē (-ō), -ē -ētī, -ān -ētī, -ātī
sở hữu cách-tặng cách -ētī, -ān -ētī, -ātī
vị trí cách -ētī, -ān -ētī, -ātī
công cụ cách-ly cách (-ā), -ē (-ā), -ē -ētī, -ān -ētī, -ātī

Động từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôi Thân từ nhẹ Thân từ nặng
ngôi thứ nhất số ít -ām -am
ngôi thứ hai số ít -ē, (-Ø) -Ø, -ē
ngôi thứ ba số ít -ti -t
ngôi thứ nhất số nhiều -ēm(an) -ēm(an)
ngôi thứ hai số nhiều -θa, -ta -θ(a), -t(a)
ngôi thứ ba số nhiều -and -and

Vị thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôi Thân từ nhẹ Thân từ nặng
ngôi thứ nhất số ít -u -Ø, -u
ngôi thứ hai số ít -i -Ø, -i
ngôi thứ ba số ít -a
ngôi thứ nhất số nhiều -ēm(u), -ēm(an) -ēm(u), -ēm(an)
ngôi thứ hai số nhiều -θa, -ta -θ(a), -t(a)
ngôi thứ ba số nhiều -and -and

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jacques Gernet (ngày 31 tháng 5 năm 1996). A History of Chinese Civilization. Cambridge University Press. tr. 282–. ISBN 978-0-521-49781-7.
  2. ^ Sigfried J. de Laet; Joachim Herrmann (ngày 1 tháng 1 năm 1996). History of Humanity: From the seventh century B.C. to the seventh century A.D. UNESCO. tr. 467–. ISBN 978-92-3-102812-0.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Sogdian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ a b Utz, David. (1978). Survey of Buddhist Sogdian studies. Tokyo: The Reiyukai Library.
  5. ^ "Iranian Languages"(2009). Encyclopædia Britannica. Truy cập 2009-04-09
  6. ^ a b Clauson, Gerard. 2002. Studies in Turkic and Mongolic linguistics. P.103-104.
  7. ^ Gershevitch, Ilya. (1954). A Grammar of Manichean Sogdian. p.1. Oxford: Blackwell.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Thứ tự của DS này là thứ tự mà account không có 5* nào NÊN quay
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
Khi nào ta nên từ bỏ một mối quan hệ
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích được phát động bằng cách sử dụng Hắc Viêm Hạch [Abyss Core], một ngọn nghiệp hỏa địa ngục được cho là không thể kiểm soát
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Là một trong những Ngân hàng tiên phong mang công nghệ thay đổi cuộc sống