Tiếng Yonaguni | |
---|---|
与那国物言/ドゥナンムヌイ Dunan Munui | |
Phát âm | [dunaŋmunui] |
Sử dụng tại | Nhật Bản |
Khu vực | Yonaguni |
Tổng số người nói | 400 (2015)[1] |
Phân loại | Nhật Bản
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | yoi |
Glottolog | yona1241 [2] |
ELP | Yonaguni |
Tiếng Yonaguni (与那国物言/ドゥナンムヌイ Dunan Munui) là một ngôn ngữ Lưu Cầu Nam với chừng 400 người nói trên đảo Yonaguni, thuộc quần đảo Lưu Cầu, nằm ngay phía đông Đài Loan.[3] Nó có quan hệ gần gũi nhất với tiếng Yaeyama. Do chính sách ngôn ngữ của Nhật Bản, ngôn ngữ này không được chính quyền công nhận là ngôn ngữ, thay vào đó được gọi là phương ngôn Yonaguni (与那国方言 Yonaguni hōgen). Theo phân loại của UNESCO, tiếng Yonaguni là ngôn ngữ dễ biến mất nhất toàn Nhật Bản.
Dưới là bảng nguyên âm trong tiếng Yonaguni. Tha nguyên âm nằm trong ngoặc đơn.
Trước | Giữa | Sau | |
---|---|---|---|
Đóng | i | u | |
Gần đóng | (ɪ) | (ʊ) | |
Nửa đóng | o[a] | ||
Mở | a | (ɑ) |
Bảng dưới liệt kê phụ âm tiếng Yonaguni. Tha phụ âm nằm trong ngoặc đơn.
Môi | Môi- ngạc mềm |
Chân răng | Chân răng- vòm |
Vòm | Ngạc mềm | Thanh hầu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
LEN | FOR | VOX | LEN | FOR | VOX | LEN | FOR | VOX | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tắc | p | b | tʰ | t | d | kʰ | k | g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xát | (ɸ) | s | (ɕ) | (ç) | h | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tắc xát | t͡s | (t͡ɕ) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mũi | m | n | ŋ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vỗ | ɾ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiếp cận | (ʍ) | w | j |
Là một ngôn ngữ Nam Lưu Cầu, tiếng Yonaguni (cùng tiếng Miyako và tiếng Yaeyama), có /b/ ứng với /w/ trong tiếng Nhật chuẩn, như /bada/ ('lòng, ruột') tiếng Yonaguni ứng với /wata/ ('lòng, ruột'). /d/ tiếng Yonaguni ứng với /j/ (y trong rōmaji) tiếng Nhật chuẩn. Ví dụ, /dama/ ('núi') tiếng Yonaguni ứng với /jama/ ('núi') tiếng Nhật. /d/ có lẽ là một đặc điểm phát sinh, bắt nguồn từ */j/, bằng chứng là âm */j/ trong từ Hán khi mượn vào tiếng Yonaguni cũng thành /d/.
Tiếng Yonaguni, giống trong nhiều ngôn ngữ Nhật Bản khác, có hữu thanh hóa âm tắc giữa nguyên âm. Còn có cả xu hướng /ɡ/ được đọc thành /ŋ/, nhất là ở vị trí giữa nguyên âm, như trong tiếng Nhật chuẩn.
Hệ thống âm tiết như sau: