Tên khác | Bánh bao súp, tiểu long màn thầu |
---|---|
Bữa | Dim sum, tiểu cật |
Xuất xứ | Thường Châu, Trung Quốc |
Vùng hoặc bang | Giang Tô và Thượng Hải |
Thành phần chính | Bột nở hoặc không nở, thịt lợn băm (hoặc các loại thịt khác), thạch súp thịt |
Tiểu long bao | |||||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 小笼包 | ||||||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 小籠包 | ||||||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | bánh bao trong lồng nhỏ | ||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||
Tiểu long màn thầu | |||||||||||||||||||||||||||
Giản thể | 小笼馒头 | ||||||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 小籠饅頭 | ||||||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | bánh bao hấp trong lồng nhỏ "đầu hấp trong lồng nhỏ" | ||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||||||||||||
Hangul | 샤오룽바오 | ||||||||||||||||||||||||||
Hanja | |||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||||||||||||||||
Kanji | 小籠包 | ||||||||||||||||||||||||||
Kana | ショウロンポウ | ||||||||||||||||||||||||||
Hiragana | しょうろんぽう | ||||||||||||||||||||||||||
|
Tiểu long bao là một loại màn thầu hấp (bánh bao) tại Giang Tô, Trung Quốc; đặc biệt gắn liền đến Vô Tích và Thượng Hải (Thượng Hải trước đây là một phần của tỉnh Giang Tô). Ở Thượng Hải, chúng được gọi là tiểu long màn thầu[1] vì người nói tiếng Ngô ở Trung Quốc sử dụng định nghĩa truyền thống của "màn thầu", dùng để chỉ cả loại bánh có nhân và không có nhân. Theo truyền thống, món được hấp trong tiểu long, là một loại lồng hấp,[2] nên có tên gọi như vậy. Trong tiếng Anh, tiểu long bao thường được xem là một loại "dumpling" (thức ăn có vỏ bọc quanh nhân), nhưng không giống dumpling kiểu Anh hoặc Mỹ, cũng như với sủi cảo của Trung Quốc.
"Tiểu long bao" có nguồn gốc ở Thường Châu, Giang Tô, từ Phòng trà Vạn Hoa. Tiểu long bao phát triển từ quán thang bao (bánh xếp/bánh bao nhân súp) từ Khai Phong, tỉnh Hà Nam, thủ đô Bắc Tống (960–1127).[3]
Có rất nhiều phong cách tiểu long bao trong ẩm thực Giang Tô. Tiểu long bao kiểu Thượng Hải có nguồn gốc từ Nam Tường, một ngôi làng lân cận Thượng Hải ở Giang Tô, cuối cùng trở thành một vùng ngoại ô của quận Gia Định, Thượng Hải.[4][5] Người phát minh ra tiểu long bao đã bán chúng trong cửa tiệm đầu tiên của mình ở Nam Tường, bên cạnh trang viên nổi tiếng của thị trấn, Cổ Y viên. Từ đó tiểu long bao phổ rộng đến trung tâm thành phố Thượng Hải và ra bên ngoài. Kiểu Tô Châu và Vô Tích lớn hơn (đôi khi lớn gấp đôi so với món ăn kiểu Nam Tường) và có nhân ngọt hơn.[6] Kiểu Nam Kinh nhỏ hơn với lớp vỏ gần như trong mờ và ít thịt hơn.[7]
Hai nhà hàng tiểu long bao đặc biệt có lịch sử lâu đời. Một là Nam Tường màn thầu điếm, có nguồn gốc từ cửa tiệm ban đầu ở Nam Tường nhưng bây giờ nằm trong khu Dự viên. Nhà hàng nổi tiếng với món bánh đầy ắp thịt cua. Còn lại là Nhà hàng Cổ Long, tại địa điểm ban đầu bên cạnh Cổ Y viên ở Nam Tường. Năm 2006, chính quyền Thượng Hải quyết định đưa tiểu long bao vào danh sách 84 bảo vật truyền thống cần được bảo vệ.[8][9]
Tương truyền rằng khi hoàng đế Càn Long nếm thử món tiểu long bao ở Vô Tích, Giang Tô khi vi hành ở đây, ông đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho món này. Ông cho rằng nên đổi chữ “long” (笼), nghĩa là cái lồng, thành “long” (龍), nghĩa là con rồng, để vinh danh món ăn.[10]
Nhìn chung, bánh hấp Trung Quốc có thể được chia thành hai loại, tùy thuộc vào độ nở của vỏ bột. Bánh có thể được làm bằng bột nở hoặc không nở. Loại làm bằng bột không nở thì dùng nước trong để trộn, vỏ mỏng và nhân to. Món thường có ở Nam Tường nhưng được bắt chước ở nơi khác, gọi nó là kiểu Tường. Bánh hấp làm bằng bột nở xuất hiện khắp Trung Quốc và thường được gọi là màn thầu. Tiểu long bao hấp được làm bằng bột nở một phần thường có ở Giang Nam. Điều này có nghĩa lớp vỏ bánh mềm mại, mượt hơn và hơi mờ, thay vì trắng và mịn. Giống như truyền thống đối với các loại bánh có kích thước khác nhau ở vùng Giang Nam, tiểu long bao được uốn vặn ở phần trên cùng trước khi hấp, vì vậy vỏ có một dải gợn sóng tròn xung quanh đỉnh.
Tiểu long bao truyền thống chứa thịt lợn.[2] Một biến thể phổ biến và đại chúng là thịt lợn trộn với thịt cua băm và trứng cá. Những cải tiến hiện đại hơn gồm có các loại thịt khác, hải sản, tôm, cua và nhân chay. Phần súp lỏng đặc thù được tạo ra bằng cách bọc thạch súp thịt bên trong vỏ cùng với phần nhân thịt. Sau đó khi hấp nóng bánh sẽ làm tan chảy phần thạch có chứa gelatin thành súp lỏng.[10] Trong thời hiện đại, đông lạnh đã làm cho quá trình sản xuất tiểu long bao trong thời tiết nóng bức trở nên dễ dàng hơn, vì tạo ra thạch súp thịt khó hơn nhiều ở nhiệt độ phòng.
Theo truyền thống, tiểu long bao là một loại dim sum (à la carte) hoặc "tiểu cật" (đồ ăn nhẹ). Bánh được phục vụ nóng trong những chiếc giỏ tre đã được hấp chín, thường có lót lá khô hoặc tấm lót giấy bên dưới, mặc dù một số nhà hàng hiện nay sử dụng cải thảo để thay thế. Bánh thường được nhúng trong giấm Trấn Giang với gừng thái sợi. Theo truyền thống, chúng được phục vụ với một món súp để riêng.[5] Xung quanh Thượng Hải, "tiểu long bao" có thể được ăn suốt cả ngày, mặc dù thường không dùng cho bữa sáng. Chúng tạo thành một phần của tảo trà (早茶) kiểu Giang Nam truyền thống. Ở Quảng Đông, đôi khi chúng được phục vụ như một món ăn trong ẩm trà. Tiểu long bao đông lạnh hiện được sản xuất hàng loạt và là loại thực phẩm đông lạnh được bán phổ biến trên toàn thế giới.
Tuy xuất phát từ Thượng Hải hay Giang Tô nhưng tiểu long bao trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới là nhờ chuỗi nhà hàng Đài Loan Din Tai Fung.[10][8]
Tiểu long bao là một dạng của quán thang bao. Một dạng khác của quán thang bao với lớp vỏ có kết cấu khác nhưng cùng kích thước là thang bao tiểu long, một đặc sản của Vũ Hán. Sinh tiên màn thầu rất giống tiểu long bao, nhưng được chiên áp chảo thay vì hấp.