Chó Vàng Hài Hước (thảo luận · đóng góp) đã đề nghị xoá bài viết này vì một hoặc nhiều lý do:
Nếu bạn có thể giúp nâng cao chất lượng bài (bao gồm, nhưng không giới hạn, wiki hoá, biên tập, chú thích nguồn gốc, đổi tên), xin hãy giúp một tay. Bạn có thể gỡ bỏ thông báo này sau khi cải thiện bài viết hoặc phản đối việc xoá vì lý do nào đó. Mặc dù không bắt buộc, bạn nên giải thích lý do trong tóm lược sửa đổi hoặc trên trang thảo luận. Nếu không có ai phản đối trong thời hạn 7 ngày, bài có thể sẽ bị xoá. Tức là, sau 06:34, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC). |
Tiểu thuyết sử thi (tiếng Pháp: roman – épopée) còn gọi là tiểu thuyết anh hùng ca.
Tên gọi ước lệ (ghép tên gọi thể loại “sử thi” épopée với tên gọi thể loại tiểu thuyết – roman) để chỉ những tiểu thuyết (từ thế kỷ XIX – XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử – dân tộc.
Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tính hoành tráng của những sự kiện có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc hoặc lịch sử, mô tả các sự kiện và xung đột có tính chất bước ngoặt như chiến tranh cách mạng,…). Những tác phẩm được gọi là tiểu thuyết sử thi là Chiến tranh và hòa bìnhcủa L. Tôn-xtôi, Sông Đông êm đềm của M. Sô-lô-khốp, Pi-e đệ nhất của A.N. Tôn-xtôi, Giăng Cri-xtốp của R. Rô-lăng, Những người cộng sản của L. A-ra-gông…).
Ở Việt Nam hướng phát triển tiểu thuyết “chiều rộng” với cảm hứng dân tộc – lịch sử chỉ bộc lộ rõ ở một số tiểu thuyết những năm 60 của thế kỷ XX (Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi).