Wikipedia:Quy định xóa trang

Quy định xoá trang của Wikipedia mô tả cách thức nhận diện và xoá bỏ những trang bài không đáp ứng đủ các yêu cầu liên quan đến bài bách khoa. Việc xóa bỏ một bài viết bao gồm xóa phiên bản hiện tại và tất cả các bản cũ của bài viết (trang) đó. Chỉ có các bảo quản viênđiều phối viên mới có thể xóa một trang, và phục hồi một trang mà trước đó đã bị xoá. Tất cả những tác vụ xoá hoặc phục hồi trang đều được lưu giữ vào Đặc biệt:Nhật trình.

Khi xem xét xóa trang, cần cân nhắc đến những lựa chọn khác như hợp nhất với trang khác, hoặc đổi hướng đến trang khác.

Các lý do xóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các lý do xoá trang bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi, những điều kiện dưới đây (tuỳ vào hoàn cảnh và khả năng cải thiện nội dung của từng bài viết, thì nếu có thể, việc xoá đi một phần của bài viết nên được cân nhắc ưu tiên hơn là xoá toàn bộ bài):

  1. Nội dung bài thoả mãn ít nhất một trong những tiêu chí xóa nhanh.
  2. Chứa các nội dung vi phạm bản quyền hoặc vi phạm quy định về nội dung không tự do của Wikipedia.
  3. Phá hoại, bao gồm việc đổi hướng trang mang ý nghĩa khiêu khích, kích động, các trang tồn tại nhằm mục đích công kích, hạ uy tín chủ thể, nội dung vô nghĩa, trang rác.
  4. Quảng cáo hoặc spam mà không có nội dung bách khoa (tuy nhiên, không áp dụng với các bài viết về chủ thể làm việc trong lĩnh vực quảng cáo).
  5. Các trang có nội dung trùng lặp với nội dung của một trang hiện có (trừ khi có thể đổi hướng tới hoặc hợp nhất với bài viết hiện có).
  6. Các bài viết có nội dung không được dẫn từ các nguồn đáng tin cậy, bao gồm các thông tin mới công bố, dùng từ ngữ/thuật ngữ mới, các lý thuyết hoặc kết luận chưa được công bố, và các bài viết chứa thông tin bịp bợm (nhưng không áp dụng với các bài viết về những lần tung tin vịt được biết đến rộng rãi).
  7. Những bài viết, mặc dù đã cố trích nguồn tin cậy nhưng lại không kiểm chứng được.
  8. Các bài viết mà chủ đề của nó không thoả mãn độ nổi bật (xem thêm các quy định nhỏ hơn WP:N, WP:GNG, WP:BIO, WP:MUSIC, WP:CORP,...).
  9. Các bài viết vi phạm quy định của Wikipedia về tiểu sử người đang sống.
  10. Những bản mẫu thừa hoặc vô tác dụng.
  11. Các thể loại bị kết luận thuộc trường hợp phân chia thể loại quá mức.
  12. Các tập tin không được sử dụng, lỗi thời, hoặc vi phạm quy định về nội dung không tự do.
  13. Việc sử dụng các không gian tên bài viết, bản mẫu, dự án, hoặc thành viên trái với quy định về việc sử dụng những không gian tên đó.
  14. Các nội dung khác không phù hợp với một bách khoa toàn thư.

Tiêu chí xóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Xóa nhanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Xóa nhanh là thao tác xóa mà không cần phải qua quá trình thảo luận để quyết định xóa hay giữ bài. Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt đã nhất trí cho phép các bảo quản viênđiều phối viên có thể bỏ qua thảo luận xóa và tự xem xét quyết định xoá một bài hoặc một tập tin đa phương tiện nào đó trên Wikipedia. Họ chỉ được phép làm vậy trong những trường hợp được nêu ra cụ thể trong quy định Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh.

Một số lưu ý khi thực hiện thao tác xóa nhanh:

  • Lý do xóa nên được ghi trong ô chú thích (ô tóm tắt) để các thành viên khác có thể tự kiểm chứng bài viết có đáng bị xóa.
  • Khi một bài viết không xác định được có thuộc diện xóa nhanh hay không, hãy cân nhắc đến việc đưa bài viết ra Wikipedia:Biểu quyết xoá bài (lưu ý phải treo biển {{afd}} hoặc {{dnb}} trong vòng 7 ngày trước khi mang ra biểu quyết xóa) để cho các thành viên khác sẽ thảo luận và quyết định.
  • Mọi thành viên có thể dùng bản mẫu {{xóa}} hoặc {{chờ xóa}} thêm vào các bài thuộc diện xóa nhanh để đề nghị các quản trị viên xóa bài. Đối với các bài này, trước khi xóa, quản trị viên cần kiểm tra lại xem bài có thuộc diện xóa nhanh hay không.

Khi gặp một bài cần xóa nhưng không thuộc diện xóa nhanh, tùy theo tình huống mà có thể xử lý thích hợp. Một số ví dụ:

  • Nếu bài viết bằng tiếng Việt nhưng bị lỗi hiển thị dấu, treo bản mẫu {{Unicode hóa}}.
  • Nếu bài viết có hơi hướng quảng cáo, tâng bốc chủ thể nhưng không quảng cáo quá lố thì cân nhắc đưa bài viết ra Wikipedia:Biểu quyết xoá bài.
  • Nếu bài viết chỉ đăng nguyên văn/sao chép một văn bản (bài hát, pháp luật, y tế, nội dung website,...) thì treo biển {{Db-c13}}, hoặc {{không bách khoa}}.
  • Nếu bài dịch máy, thiếu (không) nguồn, không biên tập, trình bày cẩu thả, nội dung ngắn nhưng không thuộc diện xóa nhanh... thì treo biển {{chất lượng kém}}.

Xóa do quá hạn bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài thuộc các diện sau có thể bị xóa không cần biểu quyết:

Xóa theo biểu quyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi thành viên có thể đề nghị xóa bài tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài với bất cứ lý do gì. Khi đó, cần gắn bản mẫu {{Không nổi bật}} hoặc {{Mời biểu quyết xóa}} vào bài để thông báo cho những người quan tâm.

Đối với các bài viết dịch thuật, có thể đề nghị xóa tại trang biểu quyết nhanh của các thành viên Wikipedia:Hội đồng Hỗ trợ kiểm tra dịch thuật nhằm đánh giá nhanh và tổng quan các bài viết được xem là dịch thô trên Wikipedia tiếng Việt, nhằm có biện pháp xử lý các bài viết này. Các bài viết được quy kết là dịch thô sẽ được đưa vào trang nháp thành viên trong thời hạn 3 ngày, quá thời hạn này mà bài viết không thể cải thiện sẽ được đưa đi xóa, trích Wikipedia:Quy định về các tháng viết bài.

Xem Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật#Hướng dẫn để biết cách đề nghị xóa bài viết dịch thuật kém.

Phục hồi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp trang bị xóa do đã bị xóa nhầm, kết quả của các quyết định nhanh chóng mà không theo quy định và không tuân theo kết quả thảo luận/biểu quyết của cộng đồng, bạn nên thông báo cho người đã xóa trang hoặc có thể yêu cầu phục hồi trang tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang. Bạn cũng có thể yêu cầu phục hồi trang ở đó nếu muốn lấy nội dung bài viết để cải thiện sau khi đã bị xóa hoặc lý do khác, nếu hợp lý.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Đề xuất sửa "Bản mẫu:Chất lượng dịch". Sau 3 ngày treo bản mẫu này, bài viết sẽ tự động chuyển sang bản mẫu {{clk}}
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Chuyến tàu băng giá (Snowpiercer) là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2013
[ZHIHU]
[ZHIHU] "Bí kíp" trò chuyện để ghi điểm trong mắt bạn gái
Những cô gái có tính cách khác nhau thì thang điểm nói của bạn cũng sẽ khác
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Shadow Of Death: Premium Games
Shadow Of Death: Premium Games
Trong tựa game này người chơi sẽ vào vai một người chiến binh quả cảm trên chuyến hành trình chiến đấu và cố gắng dẹp tan bè lũ hắc ám ra khỏi vương quốc