Trương An

Trương An
Chức vụ
Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa
Nhiệm kỳ13 tháng 2, 1949 – 1949
Tiền nhiệmTrần Quỳnh
Kế nhiệmTôn Thất Vỹ
Vị trí Việt Nam
Bí thư Ban Cán sự tỉnh Gia Lai – Kon Tum
Nhiệm kỳTháng 3, 1952 – Tháng 9, 1954
Tiền nhiệmTrương Quang Tuân
Kế nhiệmgiải thể
Vị trí Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai
Nhiệm kỳTháng 10, 1954 – Tháng 5, 1955
Phó Bí thưVõ Trung Thành
Tiền nhiệmtách tỉnh
Kế nhiệmVõ Trung Thành
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1922
Trung Sơn, Gio Linh, Quảng Trị
Mất2011
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợĐặng Thị Kim (kết hôn 1948)
Bùi Thị Xuân Lâm (kết hôn 1954)

Trương An (1922–2011), tên thường gọi là Hiền, bí danh Thu, bút danh An Châu, là một nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai – Kon Tum, Gia Lai.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Trương An sinh năm 1922 ở tỉnh Quảng Trị. Theo Bảo tàng tỉnh Gia Lai, ông quê ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh,[1] còn theo ghi chép của nhà thơ Bùi Thị Xuân Mai (em vợ ông) thì quê ở xã Trung Sơn, huyện Gio Linh.[2]

Hoạt động cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày khi mới 12 tuổi, ông đã tham gia các phong trào đấu tranh do các tổ chức cách mạng phát động. Ông lần lượt thành lập Ban vận động học sinh bãi khóa, tham gia tổ chức Thanh niên Phản đế, Thanh niên Dân chủ,... Năm 1935, ông làm liên lạc cho các Đảng viên Cộng sản thuộc Tỉnh ủy Quảng Trị,[3][4] tham gia rải truyền đơn và vận động bãi thị ở Cam Lộ.[5] Năm 1936, ông bị bắt và kết án 3 năm tù treo. Năm 1937, ông lại bị bắt và bị kết án 6 tháng tù giam vì tội truyền bá Quốc ngữ.

Năm 1938, sau khi mãn hạn tù, ông được rút vào hoạt động bí mật, hoạt động khắp các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa,... Năm 1939, ông cho thành lập nhóm "Thanh niên Ngã tư" gồm Nguyễn Hữu Tú, Nguyễn Lương Thúy, Nguyễn Như Gia là chi bộ đầu tiên của huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).[6] Giữa năm 1940, ông được Xứ ủy điều ra Nghệ An tham gia biên soạn báo Bẻ Xiềng Sắt của Xứ ủy Trung KỳTỉnh ủy Nghệ An, thường xuyên cùng Bí thư Tỉnh ủy Trần Mạnh Quỳ đi tiếp xúc với người dân ở các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên để thu thập tin tức.[7]

Cuối năm 1940, ông được điều vào Quảng Nam, hoạt động cùng Lê Chưởng, Ngô Quang Tám, Võ Toàn, Nguyễn Sắc Kim, Trương Hoàn,...[8] Tháng 10, ông cùng Hồ Tỵ than tham dự Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ở Chùa Hang (Tam Nghĩa, Quảng Nam) với tư cách phái viên của Xứ ủy.[9][10] Hội nghị đã bầu ra Tỉnh ủy chính thức gồm Hồ Tỵ, Võ Toàn, Nguyễn Sắc Kim, Trương An, Huỳnh Cự do Hồ Tỵ làm Bí thư.[11][12][13] Ông được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, huấn luyện kiêm Trưởng ban biên tập báo Khởi Nghĩa – cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy.[14][15]

Tháng 7 năm 1941, Trương An được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ phát triển cơ sở ở Điện Bàn, Hòa Vang và tìm cách ra Đà Nẵng để liên lạc với Xứ ủy Trung Kỳ.[16] Tháng 8, ông di chuyển từ Huế ra Quảng Trị, tới đây thì biết được Xứ ủy Trung Kỳ đã bị vỡ. Theo sự hướng dẫn của Lê Thị Nhồng (vợ của Phan Đăng Lưu), ông ra miền Bắc để liên lạc với Trung ương. Tại Chèm (Hà Nội), ông đã báo cáo lại tình hình cho Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh và được Hoàng Văn Thụ giao nhiệm vu xây dựng lại Xứ ủy cùng Lê Chưởng và Trương Hoàn.[2][17] Tháng 9, Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ được thành lập tại Gia Đẳng (Triệu Lăng, Triệu Phong, Quảng Trị) do Lê Chưởng làm Bí thư, Trương Hoàn, Võ Toàn và Trương An làm Xứ ủy viên.[18] Do bị đánh phá, Xứ ủy di chuyển đến La Thọ (Điện Bàn, Quảng Nam),[19] rồi sang Hòn Tàu (nằm giữa hai huyện Duy XuyênQuế Sơn, Quảng Nam).[20][21][22]

Đầu năm 1942, Tỉnh ủy Quảng Nam và Xứ ủy Trung Kỳ lại bị vỡ.[23] Ngày 23 tháng 6, ông bị chính quyền thực dân bắt ở Nghệ An và bị kết án 18 năm tù khổ sai.[24][25] Ban đầu, ông bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò, sau đó liên tục bị áp giải sang các nhà tù khác để tra tấn.[5] Năm 1943. ông bị phán tử hình nhưng được giảm nhẹ xuống còn chung thân, bị đày ra Côn Đảo.[2][4][5]

Hoạt động kháng chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Cách mạng Tháng Tám thành công, tháng 9 năm 1945, ông cùng hai nghìn tù chính trị Côn Đảo được chính quyền cách mạng đón về đất liền.[2][3] Ban đầu, ông hoạt động ở các tỉnh Cần Thơ, Mỹ Tho, Biên Hòa.[5] Được một thời gian ngắn, ông và Bùi Định (Nguyễn Mô) được Xứ ủy Trung Bộ điều về bổ sung cho Tỉnh ủy Khánh Hòa (lúc này chỉ còn Mai DươngVõ Phước Lý[26][27]) làm Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách công tác tuyên truyền. Tháng 4 năm 1946, ông phụ trách tờ báo Thắng của Đảng bộ tỉnh.[28] Khoảng 1948, ông là Phó Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Khánh Hòa.[29] Ngày 13 tháng 2 năm 1949, sau khi Bí thư Trần Quỳnh được điều về Khu ủy, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ bất thường bầu Trương An làm Bí thư Tỉnh ủy.[30][31]

Sau một thời gian ngắn, ông được Khu 5 điều khỏi tỉnh Khánh Hòa nhận công tác khác.[32][33] Năm 1951, ông ra Việt Bắc tham dự Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ hai.[3] Tiếp đó, ông được giao nhiệm vụ Chính ủy Trung đoàn 120 Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1952, ông là Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Gia Kon kiêm Chính ủy Trung đoàn 120, dưới quyền Trung đoàn trưởng Nguyễn Tuấn Tài, ban lãnh đạo Trung đoàn còn có Phan Bá, Võ Trung Thành, Nguyễn Hồng Ưng.[34][35] Ông cùng Trung đoàn 120 đã tham gia nhiều trận chiến quan trọng như Chiến dịch An Khê, Chiến dịch phản công cuộc hành quân Atlante và mở hướng phối hợp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.[2]

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, ông cùng Võ Trung Thành, Nguyễn Hồng Ưng được giao phụ trách tuyển chọn, sắp xếp bộ máy cán bộ ở lại miền Nam.[36] Tháng 10 năm 1954, Liên khu 5 chỉ định Tỉnh ủy Gia Lai gồm Trương An, Võ Trung Thành, Phạm Chánh, Đỗ Hằng, Siu Nang, do Trương An làm Bí thư Tỉnh ủy.[37] Tháng 5 năm 1955, ông được rút về Khu ủy.[38]

Cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nghỉ hưu, ông cùng gia đình chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh.[4] Ông mất năm 2011.[1]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1948, trong thời gian hoạt động ở Đà Nẵng, ông kết hôn với bà Đặng Thị Kim, Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Thị ủy Nha Trang, cháu họ Tổng bí thư Trường Chinh. Tháng 8 cùng năm, trên đường đi công tác ở huyện Vĩnh Xương (nay thuộc Nha Trang), do bị nhận diện, bà Kim bị quân Pháp bắt được và thủ tiêu.[39][40][41]

Năm 1953, khi đang chỉ huy Trung đoàn 120 đóng quân ở huyện Vĩnh Thạnh (được chuyển từ tỉnh Bình Định sang tỉnh Gia Kon), ông quen biết với bà Bùi Thị Xuân Lâm, con gái của Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh. Khi mới tìm hiểu, do đang giữ chức vụ quan trọng, ông phải báo cáo chuyện tình cảm lên Khu ủy Khu 5 và phải được Khu ủy cho phép (sau một thời gian điều tra nhân thân) mới được tiếp tục theo đuổi bà Lâm. Hai người kết hôn vào tháng 3 năm 1954.[3][4]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những chuyện khó quên trong giai đoạn 1935-1945 (ký ức cách mạng) (2004)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2005). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, 1945–2005 (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa (2024). Căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Khánh Hòa (1945 - 1975) (PDF). Khánh Hòa.
  • Hồ Đại Nam; Lê Thị Hồng; Nguyễn Thị Thu Hà; Nguyễn Ngọc Tuấn; Lê Thị Châu Minh (2022). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập 1(1930–1954). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Nguyễn Văn Khánh; Giang Nam (2003). Địa chí Khánh Hòa. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Phạm Hồng Chương; Trần Minh Trưởng; Nguyễn Danh Tiên; Đỗ Xuân Tuất; Nguyễn Thắng Lợi; Trần Thị Nhuần; Đinh Ngọc Quý; Nguyễn Tuyết Hạnh; Nguyễn Văn Hòa; Võ Minh Quyết; Lê Minh Chiến (2019). Võ Chí Công, Tiểu sử (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. ISBN 978-604-57-5240-1.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nguyễn Thị An (18 tháng 12 năm 2020). “Các đồng chí Bí thư tỉnh ủy Gia Lai qua các thời kỳ”. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g h Bùi Thị Xuân Mai (31 tháng 8 năm 2023). “Chàng rể Bình Định lưu danh ở "bảng vàng" Hỏa Lò”. Báo Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b c d Bùi Thị Xuân Mai (29 tháng 4 năm 2024). “Một đám cưới trước ngày đại thắng”. Báo Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ a b c d Bùi Thị Xuân Mai (27 tháng 4 năm 2004). “Đám cưới vàng của anh chị Tư”. Báo Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ a b c d Bùi Thị Xuân Mai (31 tháng 8 năm 2022). “Về đất liền - về một người tù chính trị Côn Đảo”. Báo Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Vy Hậu (18 tháng 11 năm 2023). “Đảng bộ Hòa Vang - những dấu ấn tự hào”. Báo Công an Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Trần Kim Hồ (22 tháng 1 năm 2014). “Đồng chí Trần Mạnh Quỳ khôi phục, xây dựng Đảng ở Nghệ An”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Lê Năng Đông (27 tháng 11 năm 2019). “Chuyện mẹ Sưu”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Phạm Hồng Chương và đồng nghiệp 2019, tr. 81
  10. ^ Lê Năng Đông (22 tháng 5 năm 2018). “Chuyện một cơ sở cách mạng kiên trung dưới chân núi Hòn Tàu”. Báo Công an Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ Phạm Hồng Chương và đồng nghiệp 2019, tr. 82
  12. ^ Lê Năng Đông (4 tháng 1 năm 2018). “Chuyện một người con cách mạng”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ Năng Đông (1 tháng 5 năm 2018). “Về Chùa Hang”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ Năng Đông (13 tháng 10 năm 2018). “Chùa Hang – nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam năm 1940”. Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ Lê Năng Đông (21 tháng 6 năm 2021). “Lãnh đạo đảng làm báo đảng”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ Phạm Hồng Chương và đồng nghiệp 2019, tr. 87
  17. ^ Hồ Đại Nam và đồng nghiệp 2022, tr. 186–187
  18. ^ “Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - năm 2023”. Báo Đà Nẵng. 23 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  19. ^ Phạm Hồng Chương và đồng nghiệp 2019, tr. 88–89
  20. ^ Phạm Hồng Chương và đồng nghiệp 2019, tr. 86
  21. ^ Nguyễn Thị Tuyết (23 tháng 3 năm 2015). “Về thăm di tích miếu Bà Hương”. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Duy Xuyên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  22. ^ Duy Hiển (28 tháng 3 năm 2019). “Dấu xưa Tỉnh ủy quanh Hòn Tàu”. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Duy Xuyên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  23. ^ Đinh Thao (29 tháng 9 năm 2009). “Hai lần ở nhà lao Hội An”. Cổng thông tin điện tử Thị xã Điện Bàn. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  24. ^ Hồ Đại Nam và đồng nghiệp 2022, tr. 193
  25. ^ Phạm Hồng Chương và đồng nghiệp 2019, tr. 90–91
  26. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa 2024, tr. 44
  27. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa (2018). “Chương V: Xây dựng chính quyền nhân dân và chuẩn bị kháng chiến (8/1945 - 10/1945)”. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (1930 – 2005). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  28. ^ Xuân Tuynh (2 tháng 5 năm 2012). “Nhớ nhà báo - nhà hoạt động cách mạng lão thành Lý Văn Sáu”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  29. ^ Việt Ba (24 tháng 2 năm 2011). “Đi tìm hài cốt người nữ Cộng sản kiên trung”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  30. ^ Nguyễn Văn Khánh & Giang Nam 2003, tr. 582
  31. ^ “Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Văn phòng Tỉnh ủy”. Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Khánh Hòa. 9 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  32. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa 2024, tr. 112
  33. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa (2018). “Chương VI: Phong trào nhân dân du kích chiến tranh (1947 - 1949)”. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (1930 – 2005). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  34. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 106
  35. ^ Nguyễn Đăng Lâm (25 tháng 4 năm 2008). “Họp mặt kỷ niệm 60 năm thành lập Trung đoàn 120 Tây Nguyên”. Báo Công an Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  36. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 129
  37. ^ Bùi Tấn Sĩ (16 tháng 3 năm 2017). “Báo Gia Lai: 70 năm xây dựng, đổi mới, phát triển”. Báo Gia Lai. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  38. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 136
  39. ^ Xuân Hòa (25 tháng 7 năm 2010). “Nữ anh hùng tuổi 19”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  40. ^ Nguyễn Chung (26 tháng 7 năm 2012). “Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Đặng Thị Kim”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  41. ^ Việt Thắng (2 tháng 5 năm 2012). “Liệt sĩ, Anh hùng Đặng Thị Kim: "Sống vì Đảng, chết không rời Đảng". Báo Nam Định. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan