Vĩnh Châu

Vĩnh Châu
Thị xã
Thị xã Vĩnh Châu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhSóc Trăng
Trụ sở UBNDĐường 30/4, khóm 1, phường 1
Phân chia hành chính4 phường, 6 xã
Thành lập25/8/2011[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2010[2]
Địa lý
Tọa độ: 9°19′26″B 105°58′50″Đ / 9,323783°B 105,980593°Đ / 9.323783; 105.980593
MapBản đồ thị xã Vĩnh Châu
Vĩnh Châu trên bản đồ Việt Nam
Vĩnh Châu
Vĩnh Châu
Vị trí thị xã Vĩnh Châu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích471 km²[3]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng211.418 người[3]
Mật độ448 người/km²
Khác
Mã hành chính950[4]
Biển số xe83-P1-P2-P3-P4-V1
Số điện thoại0299.3.861.057
Số fax0299.3.862.090
Websitevinhchau.soctrang.gov.vn

Vĩnh Châu là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở phía đông nam tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 38 km, có vị trí địa lý:

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Vĩnh Châu có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 4 phường: 1, 2, Khánh Hòa, Vĩnh Phước và 6 xã: Hòa Đông, Lạc Hòa, Lai Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Tân.

Bản đồ hành chính thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Vĩnh Châu
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người) Mật độ (người/km²)
Phường (4)
Phường 1 13,37 19.501 1.458
Phường 2 44,61 28.955 649
Khánh Hòa 46,16 13.926 301
Vĩnh Phước 51,07 29.886 585
Xã (6)
Hòa Đông 45,88 12.709 277
Lạc Hòa 41,28 18.964 459
Lai Hòa 55,37 28.933 522
Vĩnh Hải 83,75 27.492 328
Vĩnh Hiệp 38,44 10.493 272
Vĩnh Tân 52,08 20.558 394
Toàn thị xã 471 211.418 448
Văn bản số 1720/VP-TH về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Sóc Trăng[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, địa danh Vĩnh Châu chỉ là tên một làng thuộc tổng Thạnh Hưng, tỉnh Bạc Liêu. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Vĩnh Châu do lấy theo tên gọi làng Vĩnh Châu vốn là nơi đặt quận lỵ.

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Vĩnh Châu ngày nay thuộc tổng Thạnh Hưng, huyện Phong Thạnh, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.

Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời Nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Tổng Thạnh Hưng lúc này thuộc hạt Thanh tra Ba Xuyên và sau đó là hạt Thanh tra Sóc Trăng.

Năm 1877, hạt Thanh tra Sóc Trăng đổi thành hạt tham biện Sóc Trăng.

Năm 1882, Thực dân Pháp thiết lập hạt tham biện Bạc Liêu trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Hưng của hạt tham biện Rạch Giá hợp với 2 tổng Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng chuyển sang.

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là “tỉnh”, trong đó có tỉnh Bạc Liêu. Lúc bấy giờ tỉnh Bạc Liêu chỉ có 2 quận: Vĩnh Lợi và Cà Mau. Quận Vĩnh Lợi khi đó gồm 2 tổng: Thạnh Hòa và Thạnh Hưng vốn trước năm 1882 cùng thuộc địa bàn hạt Sóc Trăng.

Năm 1904, thành lập quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tổng Thạnh Hưng của quận Vĩnh Lợi.

Quận Vĩnh Châu có tổng Thạnh Hưng với 5 làng trực thuộc: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hòa, Lạc Hòa, Khánh Hòa. Quận lỵ đặt tại làng Vĩnh Châu.

Năm 1948, Chính quyền Việt Minh ban hành Quyết định về việc sáp nhập huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu vào tỉnh Sóc Trăng.

Đến tháng 9 năm 1954, sáp nhập huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng vào tỉnh Bạc Liêu.

Giai đoạn 19561976

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1956, các làng gọi là xã.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 143-NV về việc thành lập tỉnh Ba Xuyên trên cơ sở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng. Lúc này, quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Ba Xuyên.

Năm 1957, quận Vĩnh Châu bị giải thể, sáp nhập vào quận Vĩnh Lợi cùng thuộc tỉnh Ba Xuyên.

Ngày 5 tháng 12 năm 1960, quận Vĩnh Châu được tái lập trên cơ sở tổng Thạnh Hưng của quận Vĩnh Lợi.

Quận Vĩnh Châu có tổng Thạnh Hưng và quận lỵ đặt tại xã Vĩnh Châu.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 254-NV (quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964) về việc tái lập tỉnh Bạc Liêu. Quận Vĩnh Châu trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1975.

Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Quận Vĩnh Châu khi đó vẫn gồm 5 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hòa, Lạc Hòa, Khánh Hòa. Quận lỵ đặt tại xã Vĩnh Châu.

Chính quyền Cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây về việc giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng ban hành Quyết định về việc hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi thành huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu.

Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng ban hành Quyết định về việc giải thể huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu để tái lập huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi.

Trong giai đoạn 19641973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do Chính quyền cách mạng tỉnh Sóc Trăng quản lý. Chính vì vậy, huyện Vĩnh Châu vẫn thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tháng 11 năm 1973, khi Liên Tỉnh uỷ miền Tây tái lập tỉnh Bạc Liêu thì huyện Vĩnh Châu vẫn tiếp tục thuộc tỉnh Sóc Trăng như trước cho đến năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng “huyện” (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Châu, được thành lập do tách đất từ xã Vĩnh Châu trước đó.

Từ năm 1976 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 17/QĐ-CP[5] về việc hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơthành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới: tỉnh Hậu Giang.

Huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Hậu Giang, ban đầu bao gồm thị trấn Vĩnh Châu và 5 xã: Khánh Hòa, Lạc Hòa, Lai Hòa, Vĩnh Châu, Vĩnh Phước.

Ngày 15 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 70-HĐBT[6] về việc:

  • Chia xã Lai Hoà thành 4 xã: Lai Hòa, Hòa Hải, Hòa Phước và Hoà Điền.
  • Chia xã Vĩnh Phước thành 7 xã: Vĩnh Phước, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến, Vĩnh Bình, Vĩnh Hiệp và Vĩnh Tỉnh.
  • Chia xã Khánh Hòa thành 4 xã: Khánh Hòa, Châu Khánh, Hòa Khởi và Hòa Đông.
  • Chia xã Lạc Hòa thành 2 xã: Lạc Hòa và Hòa Thanh.
  • Chia xã Vĩnh Châu thành 4 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Khánh, Vĩnh Hải và xã Vĩnh Hòa.

Nhưng sau đó, một số đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp lại và một số xã bị giải thể.

Ngày 16 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 128-HĐBT[7] về việc:

  • Sáp nhập xã Hòa Phước và xã Hòa Điền vào xã Hòa Hải.
  • Sáp nhập xã Vĩnh Thành vào xã Vĩnh Tân.
  • Sáp nhập xã Vĩnh Bình vào xã Vĩnh Tiến.
  • Sáp nhập xã Vĩnh Tỉnh vào xã Vĩnh Hiệp.
  • Sáp nhập xã Châu Khánh vào xã Khánh Hòa.
  • Sáp nhập xã Hòa Khởi vào xã Hòa Đông.

Ngày 7 tháng 12 năm 1990, Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ ban hành Quyết định số 547/TCCP[8][3] về việc:

  • Giải thể xã Hòa Hải, sáp nhập vào xã Lai Hòa và xã Vĩnh Tân
  • Giải thể xã Vĩnh Tiến, sáp nhập vào xã Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hiệp
  • Giải thể xã Hòa Thanh, sáp nhập vào xã Khánh Hòa và xã Hòa Đông.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[9] về việc chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.

Huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Châu và 9 xã: Hòa Đông, Khánh Hòa, Lạc Hòa, Lai Hòa, Vĩnh Châu, Vĩnh Hải, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Phước, Vĩnh Tân.

Ngày 22 tháng 4 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 473/QĐ-BXD[2] về việc công nhận thị trấn Vĩnh Châu là đô thị loại IV.

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP[1] về việc:

  • Thành lập thị xã Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ 47.339,48 ha diện tích tự nhiên và 163.918 nhân khẩu của huyện Vĩnh Châu.
  • Thành lập các phường thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng:
  1. Thành lập Phường 1 trên cơ sở toàn bộ 1.344,41 ha diện tích tự nhiên và 20.358 nhân khẩu của thị trấn Vĩnh Châu
  2. Thành lập Phường 2 trên cơ sở toàn bộ 4.470,84 ha diện tích tự nhiên và 22.175 nhân khẩu của xã Vĩnh Châu
  3. Thành lập Phường Vĩnh Phước trên cơ sở toàn bộ 5.103,74 ha diện tích tự nhiên và 23.311 nhân khẩu của xã Vĩnh Phước
  4. Thành lập Phường Khánh Hòa trên cơ sở toàn bộ 4.590,84 ha diện tích tự nhiên và 10.475 nhân khẩu của xã Khánh Hòa.

Sau khi thành lập, thị xã Vĩnh Châu có 47.339,48 ha diện tích tự nhiên và 163.918 nhân khẩu với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 4 phường: 1, 2, Vĩnh Phước, Khánh Hòa và 6 xã: Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Lạc Hòa, Vĩnh Hải.

Nông nghiệp: Trồng lúa, cây rau quả đặc biệt là hành củ rất được ưa chuộng, sản lượng cung cấp cho các tỉnh miền nam, ngoài ra bà con nông dân còn chăn nuôi bò, heo giúp kinh tế gia đình khá ổn định. Nuôi trồng thủy sản khá phát triển nhất là con tôm sú được dân chúng nuôi nhiều trong những năm gần đây tạo chuyển dịch về cơ cấu kinh tế giúp cuộc sống người dân tốt hơn.

Công nghiệp: Hiện nay tỉnh Sóc Trăng đang có đề án kêu gọi đầu tư xây dựng khu công nghiệp Vĩnh Châu, là một trong 6 khu công nghiệp của tỉnh với quy mô dự kiến:

  • Tổng diện tích: 158 ha.
  • Vị trí địa lý: tọa lạc tại ấp Wathpich, xã Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, rất thuận lợi về giao thông thủy – bộ, gần nguồn nguyên liệu tập trung nông – thủy sản.
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hiện đang lập quy hoạch chi tiết.

Một số ngành nghề kêu gọi đầu tư: công nghiệp sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu; chế biến nông, thủy sản và thực phẩm, dệt may, giày dép; cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị, các sản phẩm điện, điện máy; chế biến sản xuất đồ gỗ; vật liệu, thiết bị nội thất, sản xuất nhựa; phân bón, chế phẩm vi sinh; sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản; sản xuất các loại sơn, cấu kiện bê tông đúc sẵn,...

Ngoài ra tỉnh Sóc Trăng nói chung và thị xã đã trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án "Nhà máy Điện gió Vĩnh Châu" cho Cty EAB New Energy GmbH (Đức) và Cty CP Thương mại- Sản xuất và Dịch vụ tổng hợp (Trasesco).

Dự án Nhà máy Điện gió Vĩnh Châu (giai đoạn 1) có công suất từ 28,8 đến 30 MW, đường dây đấu nối và trạm biến áp 110 kV.

Nhà máy Điện gió Vĩnh Châu xây dựng tại phường Vĩnh Phước (TX Vĩnh Châu), diện tích khoảng 1.600 ha, vốn đầu tư 1.476 tỷ đồng.

Ông Mai Phước Hưng, Giám đốc Sở KH&ĐT Sóc Trăng cho biết, đây là dự án Nhà máy Điện gió đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng, dự kiến từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015 sẽ vận hành thử nghiệm và đến tháng 4/2015 vận hành thương mại.

Vĩnh Châu có 7.000 ha (70 km²) trồng hành tím, năng suất canh tác trung bình 20 tấn/ha, 70% hành tím xuất khẩu sang Indonesia.[10]

Thị xã Vĩnh Châu có các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa.

Thị xã Vĩnh Châu có diện tích 468,71 km², dân số năm 2019 là 164.680 người,[11] mật độ dân số đạt 351 người/km².[12][13]

Thị xã Vĩnh Châu có diện tích 471 km², dân số thường trú tính đến ngày 31/12/2022 là 166.670 người, mật độ dân số đạt 354 người/km².[14]

Thị xã Vĩnh Châu có diện tích 471 km², dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 211.418 người (đã quy đổi),[3] mật độ dân số đạt 448 người/km².

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị quyết số 90/NQ-CP về việc thành lập thị xã Vĩnh Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Vĩnh Châu và thành lập thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ a b “Quyết định số 473/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là đô thị loại IV”. 22 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ a b c d e “Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng số 1720/VP-TH về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Sóc Trăng” (PDF). Cổng thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng. 28 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Thực hiện theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 24/2/1976.
  6. ^ “Quyết định số 70-HĐBT về việc chia một số xã để thành lập các xã mới thuộc tỉnh Hậu Giang”. Thư viện pháp luật. 15 tháng 9 năm 1981. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ Quyết định số 128-HĐBT ngày 16/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Ô Môn, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Thốt Nốt, Phụng Hiệp, Thạnh Trị và Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang.
  8. ^ Quyết định số 547/TCCP ngày 07/12/1990 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc phân vạch, điều chỉnh lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Vĩnh Châu thuộc tỉnh Hậu Giang.
  9. ^ Nghị quyết của Quốc hội ngày 26 tháng 12 năm 1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh.
  10. ^ “Chất lượng cao vẫn ế”. báo Người lao động. ngày 23 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ “Dự thảo báo cáo Khung môi trường xã hội, dân tộc thiểu số và tái định cư: 4. Khung chính sách dân tộc thiểu số”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. 1 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  13. ^ “Quyết định số 308/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”. Thư ký luật. 14 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (3 tháng 7 năm 2023). “Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2022” (PDF). Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Những trận đánh lồng ghép trong triết lí của các nhân vật, những thần thoại từ ở phía Tây xa xôi, những câu bùa chú cùng tuyến nhân vật đã trở nên kinh điển
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt