Trần Anh Trà | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 16 tháng 6, 1929 |
Nơi sinh | Bình Định, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 17 tháng 9, 2011 | (82 tuổi)
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Khen thưởng | Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1960 – 1990 |
Thể loại | |
Quản lý |
|
Tác phẩm | Chiến thắng Dương Liễu Trận Địa Sông Cầu Qua Đảo Long Sơn Người Công Giáo Huyện Thống Nhất |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Tổng cục chính trị |
Quân chủng | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Tặng thưởng | Huân chương Chiến công hạng Ba Huân chương Kháng chiến hạng Nhất |
Trần Anh Trà (16 tháng 6 năm 1929 – 17 tháng 9 năm 2011) là một nhà quay phim, đạo diễn phim tài liệu Việt Nam, ông được biết đến là 1 trong 2 người được ghi lại những hình ảnh cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[1]
Trần Anh Trà sinh ngày 16 tháng 6 năm 1926 tại Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định[2] Ông mất ngày 17 tháng 9 năm 2011, tại Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Năm 1967, Trần Anh Trà từng được trao Huân chương Chiến công hạng Ba vì quay được máy bay của Không quân Hoa Kỳ bị quân dân Việt Nam bắn rơi khi đánh phá Hà Nội.[2] Đầu tháng 8 năm 1969, hai nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân và Trần Anh Trà được Tổng cục Chính trị điều từ chiến trường B ra Phủ Chủ tịch để ghi lại hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gần 1 tháng sau các nhà quay phim chỉ được ghi hình các cán bộ và các buổi họp, họ vẫn chưa ghi lại được thước phim nào về vị chủ tịch.[3] Chiều ngày 1 tháng 9, hai nhà quay phim được mang máy vào phòng bệnh để ghi hình.[4] Sau đó, những thước phim này được giao lại cho Trung tá Dương Minh Đẩu, Giám đốc xưởng phim Quân Đội để quản lý, bảo mật.[5]
Năm 1989, khi UNESCO chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, ông Vũ Kỳ, từng là thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã bàn bạc với Xưởng phim Quân đội thực hiện một bộ phim tài liệu về những giây phút cuối cùng của vị chủ tịch. 3 cuốn phim được đạo diễn Phạm Quốc Vinh biên tập thành bộ phim Những giây phút cuối đời Bác Hồ, bộ phim được duyệt vào ngày 14 tháng 7 năm 1989 bởi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Được ghi hình những giây phút cuối đời của Bác là một nhiệm vụ bí mật nên gia đình ông cũng không biết đến việc này.[1] Trước khi nghỉ hưu, Trần Anh Trà từng giữa chức vụ Giám đốc Xưởng phim tài liệu thời sự Thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Năm | Phim | Sản xuất | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1960 | Một người của người y tá quân đội | Xưởng phim Quân đội | ||
1961 | Phân đội xe tăng yểm trợ bộ binh chiến đấu | |||
1968 | Đường dây quyết thắng | |||
1972 | Trên một cung đường mang tên Bác | |||
1975 | Đà Lạt vào xuân |
Năm | Phim | Sản xuất | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1963 | Chiến thắng Dương Liễu – Đèo Nhông | Xưởng phim Quân Đội | ||
1965 | Trận địa trên sông Cấm | |||
1978 | Những người trồng lúa của Sư đoàn | |||
1981 | Phẫu thuật tạo hình | Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh | ||
1983 | Qua đảo Long Sơn | |||
1985 | Người Công giáo huyện Thống Nhất | |||
1986 | Người S'tiêng |