Trần Hy Đồng

Trần Hy Đồng
陈希同
陈希同
Bí thư Thành ủy Bắc Kinh
Nhiệm kỳ
Tháng 10 năm 1992 – Tháng 9 năm 1995
Tiền nhiệmLý Tích Minh
Kế nhiệmÚy Kiện Hành
Thị trưởng Bắc Kinh
Nhiệm kỳ
Tháng 4 năm 1983 – Tháng 1 năm 1993
Tiền nhiệmTiêu Nhược Ngu
Kế nhiệmLý Kì Viêm
Thông tin cá nhân
Sinh(1930-06-10)10 tháng 6, 1930
An Nhạc, Tư Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa Dân Quốc
Mất2 tháng 6, 2013(2013-06-02) (82 tuổi)
Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Quốc tịchTrung Quốc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materĐại học Bắc Kinh

Trần Hy Đồng (tiếng Trung: 陈希同; bính âm: Chén Xītóng; 10 tháng 6 năm 19302 tháng 6 năm 2013) là một chính khách Trung Quốc. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Bắc Kinh từ năm 1992 đến khi bị điều tra vì tham nhũng năm 1995.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Hy Đồng sinh ngày 10 tháng 6 năm 1930An Nhạc, Tư Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Ông theo học tại Đại học Bắc Kinh vào năm 18 tuổi và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1949.[1]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông công tác ở cơ sở, là thành viên Tổ công tác dân phố ở quận Tây Đơn, Bắc Kinh.[2]

Năm 1963, ông được luân chuyển về huyện Xương Bình và giữ chức Phó Bí thư huyện ủy.[2]

Năm 1971, Trần Hy Đồng được bầu làm Phó chủ nhiệm Ủy ban cách mạng công xã, rồi Bí thư công xã, sau đó được bổ nhiệm giữ các chức Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng huyện Xương Bình. Tháng 12 năm 1979, ông được bầu làm Phó thị trưởng Bắc Kinh, đến tháng 9 năm 1981, trở thành Ủy viên Ủy ban Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh.[2]

Từ năm 1983 đến năm 1993, ông giữ chức Thị trưởng Bắc Kinh, người lãnh đạo cao nhất của chính quyền thành phố Bắc Kinh trong thời gian xảy ra "Sự kiện Thiên An Môn 1989".[3] Nhiều năm sau, ông "xin lỗi" vì sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989 và nói rằng không ai nên chết trong cuộc đàn áp.[4] Trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1988 đến tháng 3 năm 1993, ông kiêm nhiệm chức Ủy viên Quốc vụ.[2]

Tháng 10 năm 1992, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị kiêm chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh.[2]

Ngày 4 tháng 5 năm 1995, Phó thị trưởng Bắc Kinh khi ấy là ông Vương Bảo Sâm, cộng sự thân tín nhất của Trần Hy Đồng tự sát đã dẫn đến cuộc đấu tranh quyền lực đối đầu giữa "phe Bắc Kinh" và "phe nhóm Thượng Hải". Một số thông tin cho rằng ông Vương tự sát vì hoảng sợ khi bị điều tra về tham nhũng. Sau khi ông Vương chết, dư luận Trung Quốc rộ lên thông tin về việc ông Trần nhận các khoản hối lộ khổng lồ.[5][6] Ông còn bị tố cáo là có mối quan hệ bất chính với một cô sinh viên tên Hà Bình.[7][8]

Ngày 27 tháng 4 năm 1995, tại Hội nghị Trung ương 5, Trần Hy Đồng xin từ chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Ngày 29 tháng 8 năm 1997, ông bị khai trừ khỏi Đảng và bãi bỏ mọi chức vụ trong, ngoài đảng. Ngày 27 tháng 2 năm 1998, ông tiếp tục bị Viện Kiểm sát tối cao phát lệnh bắt giữ; ngày 31 tháng 7 năm 1998, ông bị Tòa án Bắc Kinh đưa ra xét xử và tuyên phạt 16 năm tù về các tội tham ô, xao lãng nhiệm vụ.[9] Trần Hy Đồng không phục, chống án lên trên, ngày 20 tháng 8 cùng năm, Tòa án tối cao Trung Quốc mở phiên phúc thẩm, ra phán quyết giữ nguyên mức án phạt. Trước đó, vào năm 1997, con trai ông là Trần Tiểu Đồng cũng bị phạt 12 năm tù vì tội nhận hối lộ.[9] Ngày 31 tháng 5 năm 2006, tại nhà tù Tần Thành, Bắc Kinh, Trần Hy Đồng được phép bảo lãnh tại ngoại chữa bệnh.[10][11]

Tháng 4 năm 2009, ông phát hiện mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối và qua đời vào sáng ngày 2 tháng 6 năm 2013 ở tuổi 83.[3][11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “六四事件关键人物:陈希同”. BBC. ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ a b c d e “Chuyện ít biết quanh vụ án Trần Hy Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đầu tiên bị xét xử”. Báo điện tử Dân trí. ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b “June 4 crackdown mastermind Chen Xitong dies”. South China Morning Post. ngày 4 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ Branigan, Tania (ngày 29 tháng 5 năm 2012). “Tiananmen crackdown was a tragedy, says former Beijing mayor”. The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ Sun, Yan (2004). Corruption And Market In Contemporary China. tr. 126–131. ISBN 0801442842.
  6. ^ Manion, Melanie (2009). Corruption by Design: Building Clean Government in Mainland China and Hong Kong. tr. 193–196. ISBN 0674014863.
  7. ^ Gilley, Bruce (1998). Tiger on the Brink: Jiang Zemin and China's New Elite. tr. 241–246. ISBN 0520213955.
  8. ^ Chan, Vivien Pik Kwan (ngày 23 tháng 7 năm 1997). “Party poised to kick out shamed boss”. South China Morning Post. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ a b Poole, Teresa (ngày 1 tháng 8 năm 1998). “Peking party boss is jailed for corruption”. The Independent. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ Buckley, Chris (ngày 6 tháng 6 năm 2013). “Chen Xitong, Beijing Mayor During Tiananmen Protests, Dies at 82”. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  11. ^ a b “陈希同病亡”. Xinhua. ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Renner & Vật Phẩm Thay Đổi Chủng Tộc
Renner & Vật Phẩm Thay Đổi Chủng Tộc
rong các tập gần đây của Overlord đã hé lộ hình ảnh Albedo trao cho Renner một chiếc hộp ji đó khá là kì bí, có khá nhiều ae thắc mắc hỏi là Albedo đã tặng thứ gì cho cô ấy và tại sao lại tặng như vậy
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Zanac được mô tả là một người bất tài trong mắt nhiều quý tộc và dân thường, nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là một mưu mẹo được tạo ra để đánh lừa đối thủ của anh ta