Vương Kỳ Sơn

Vương Kỳ Sơn
Vương năm 2019
Chức vụ
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 2018 – 10 tháng 3 năm 2023
Chủ tịch nướcTập Cận Bình
Tiền nhiệmLý Nguyên Triều
Kế nhiệmHàn Chính
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2012 – 25 tháng 10 năm 2017
4 năm, 344 ngày
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2012 – 25 tháng 10 năm 2017
4 năm, 345 ngày
Tiền nhiệmHạ Quốc Cường
Kế nhiệmTriệu Lạc Tế
Nhiệm kỳ22 tháng 10 năm 2007 – 25 tháng 10 năm 2017
10 năm, 3 ngày
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 2008 – 16 tháng 3 năm 2013
4 năm, 364 ngày
Thủ tướngÔn Gia Bảo
Thị trưởng Chính phủ nhân dân Thành phố Bắc Kinh
Nhiệm kỳ20 tháng 4 năm 2003 – 30 tháng 11 năm 2007
4 năm, 224 ngày
Tiền nhiệmMạnh Học Nông
Kế nhiệmQuách Kim Long
Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam
Nhiệm kỳ21 tháng 11 năm 2002 – 20 tháng 4 năm 2003
Tiền nhiệmBạch Khắc Minh
Kế nhiệmUông Khiếu Phong
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 7, 1948 (76 tuổi)
Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materĐại học Tây Bắc
Quê quánThiên Trấn, Sơn Tây

Vương Kỳ Sơn (chữ Hán: 王岐山, bính âm: Wángqíshàn; sinh ngày 1 tháng 7 năm 1948) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông nguyên là Đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 17 tháng 3 năm 2018, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, dù ông không phải là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Trước đó, Vương Kỳ Sơn giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và là nhân vật đứng thứ 6 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1]

Thông tin cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Kỳ Sơn là người dân tộc Hán, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 2 năm 1983. Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử trường Đại học Tây Bắc, bắt đầu tham gia công tác từ tháng 1 năm 1969.

Quá trình công tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Kỳ Sơn gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khá muộn, ở tuổi 35, và làm việc trong ngân hàng trước khi trở thành thị trưởng Bắc Kinh năm 2004.[2]

Sinh năm 1948 tại Thiên Tân, Vương được đưa đi làm việc tại Phùng Trang, huyện Diên An, tỉnh Thiểm Tây, trước khi làm việc tại Bảo tàng Thiểm Tây.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc về lịch sử, Vương bắt đầu nấc thang chính trị với vị trí hàng đầu trong Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn thuộc Hội đồng Nhà nước vào những năm 80, trước khi nhập vào Tập đoàn đầu tư và tín dụng Nông thôn Trung Quốc.

Năm 1989, Vương Kỳ Sơn là Phó Chủ tịch Ngân hàng xây dựng nhân dân Trung Quốc, tiền thân của Ngân hàng Xây dựng; Năm 1991-1993 là Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (Thống đốc là Chu Dung Cơ); Tháng 1/1994, là Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng.

Cuối năm 1997, được điều động làm Phó Chủ tịch điều hành tỉnh Quảng Đông - tỉnh có quy mô phát triển nhất của Trung Quốc. Thời gian ở Quảng Đông, theo Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ - khi đó là thành viên tập đoàn tài chính Goldman - Vương Kỳ Sơn dưới sự hậu thuẫn của Chu Dung Cơ đã thực hiện việc tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Quảng Đông, qua đó khẳng định tài năng và quyền lực của ông. Sau kết quả này, Vương Kỳ Sơn về Bắc Kinh đảm nhiệm Giám đốc Ủy ban quốc gia về Tái cơ cấu kinh tế, trước khi làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam (11/2002-4/2003).

Vào năm 2004, ông làm Thị trưởng Bắc Kinh, đóng vai trò then chốt trong việc tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Ông nhậm chức đúng lúc bệnh SARS đang hoành hành, và được ca ngợi đã giải quyết khủng hoảng một cách hiệu quả, thực hiện kiểm dịch chặt chẽ và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới chứ không che giấu dịch bệnh.

Tháng 11/2012 Tại Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khoá XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Kỳ Sơn được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và giữ chức Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngày 17 tháng 3 năm 2018, phiên họp toàn thể lần thứ năm, trong khuôn khổ kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIII (tức Quốc hội) đã bầu ông Vương Kỳ Sơn làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với kết quả 2969 phiếu thuận, 1 phiếu chống.[3] Vương Kỳ Sơn trở thành Phó Chủ tịch Trung Quốc đã phá vỡ thông lệ 20 năm của lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi đây là lần đầu tiên, một đảng viên phổ thông, không phải Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm giữ chức vụ này.

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Vương Kỳ Sơn được nhiều lãnh đạo phương Tây biết đến vì ông là người đại diện cho Trung Quốc tại các cuộc họp về kinh tế cũng như quan hệ kinh tế Mỹ - Trung.

Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, mô tả ông Vương là "quyết đoán và hiếu kỳ", có khiếu hài hước.

Ông thường được so sánh với người được cho là dẫn dắt ông vào con đường chính trị - cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Cả hai người đều năng động và sẵn sàng thay đổi. Cả hai đều được gọi bằng danh hiệu "trưởng đội cứu hỏa" vì khả năng đối phó khủng hoảng.

Các tư chất đó khiến nhiều người cho rằng ông Vương làm thủ tướng thì sẽ tốt hơn thủ tướng hiện thời là ông Lý Khắc Cường. Theo Brooklings, công chúng Trung Quốc xem Vương Kỳ Sơn như người lãnh đạo có năng lực và đáng tin cậy trong các thời kỳ khủng hoảng.

Dựa trên kinh nghiệm trước đây của ông, Vương sẽ thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư nước ngoài, tự do hóa hệ thống tài chính Trung Quốc, cải cách thuế khóa vốn rất quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa trung ương - địa phương.

"Thường ủy " thứ 8

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội 19 năm 2017 có tâm điểm là các phe đối lập với Tập Cận Bình tìm mọi cách loại Vương Kỳ Sơn ra khỏi Trung ương với lý do quá tuổi, Vương rút khỏi Trung ương. Tuy nhiên sau đó Vương được bầu làm Phó Chủ tịch nước và Ủy viên Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương. Theo một số nguồn tin thì ông được dự và phát biểu tại các cuộc họp của Thường vụ Bộ Chính trị nhưng không có quyền biểu quyết.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Vương Kỳ Sơn cưới bà Diêu Minh Sơn khi họ gặp nhau vào năm 1969 bởi cả hai người đều phải về nông thôn làm việc. Cha vợ ông là Diêu Y Lâm, cựu ủy viên Bộ chính trị và Phó thủ tướng (1979 - 1987), Phó Thủ tướng thứ nhất (1987 - 1993).

Ông Vương có quan hệ tốt với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ban lãnh đạo mới Đảng Cộng sản Trung Quốc ra mắt: Thúc đẩy sự thịnh vượng chung, Sài Gòn Giải Phóng.
  2. ^ 'Điểm danh' thế hệ lãnh đạo sắp tới của Trung Quốc Lưu trữ 2012-09-14 tại Wayback Machine, Zing.vn
  3. ^ “Ông Vương Kỳ Sơn được bầu làm phó chủ tịch Trung Quốc”. Báo Thanh niên. 17 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tập Cận Bình | Lý Khắc Cường | Lật Chiến Thư | Uông Dương | Vương Hỗ Ninh | Triệu Lạc Tế | Hàn Chính
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
Theo nghiên cứu từ Đại học Leicester, người Ý thường khoẻ mạnh và sống lâu hơn so với nhiều quốc gia Châu Âu khác. Bí mật của họ là biến mọi khoảnh khắc cuộc sống trở nên ngọt ngào và đáng nhớ. Với họ, từng phút giây ở thời điểm hiện tại đều đáng thưởng thức bằng mọi giác quan.
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm sub ở Việt Nam
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Là bộ phim hoạt hình Nhật Bản ra mắt năm 2020, Altered Carbon: Resleeved đóng vai trò như spin-off của loạt phim truyền hình gốc Altered Carbon trên Netflix