Trần Trúc

Trần Trúc
Trung Quốc Hội trưởng Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc
Nhậm chức
2 tháng năm 2015
Tiền nhiệmHoa Kiến Mẫn
Trung Quốc Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
Nhiệm kỳ
Tháng 3 năm 2013 – tháng 3 năm 2023
Bộ trưởng Bộ Y tế cuối cùng
Nhiệm kỳ
Tháng 6 năm 2007 – tháng 3 năm 2013
Tiền nhiệmCao Cường
Kế nhiệmLý Bân (Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Sức khỏe Quốc gia)
Thông tin cá nhân
Sinh17 tháng 8, 1953 (71 tuổi)
Thượng Hải, Trung Quốc
Quốc tịch Trung Quốc
Đảng chính trịĐảng dân chủ nông công Trung Quốc
Quan hệTrần Gia Luân (cha)
Hứa Mạn Âm (mẹ)
Trần Châm (em trai)
Cư trúThượng HảiParis→Thượng Hải→Bắc Kinh
Giáo dụcTrung Quốc Trường Y khoa Đại học Giao thông Thượng Hải
Pháp Trường Đại học Paris VII
Hoa Kỳ Đại học Columbia[1]
Nghề nghiệpHuyết học, Sinh học phân tử

Trần Trúc (tiếng Trung: 陈竺; bính âm: Chén Zhú; sinh ngày 17 tháng 8 năm 1953) là một nhà huyết học, nhà sinh học phân tửchính trị gia, là chủ tịch Đảng dân chủ nông công Trung Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,[2] và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc.[3] Ông trước đây từng là Bộ trưởng Bộ Y tế, ông cũng là giáo sư tại Trường Y khoa Đại học Giao thông Thượng Hải.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Trúc sinh ra ở Thượng Hải vào ngày 17 tháng 8 năm 1953 và quê hương của ông là Trấn Giang, tỉnh Giang Tô. Ông nhận bằng thạc sĩ từ Đại học Khoa học Y khoa Thứ hai Thượng Hải (nay là trường Y khoa của Đại học Giao thông Thượng Hải) vào tháng 9 năm 1981.[2] Ông nhận bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Paris VIIParis, Pháp, ông hoàn tất việc bác sĩ nội trú và nghiên cứu sau tiến sĩ tại cùng một trường đại học và bệnh viện giảng dạy của mình.[2]

Ông là cựu Chủ tịch của Viện Huyết học Thượng Hải và nguyên Tổng giám đốc Trung tâm hệ gen người Trung Quốc (phía Nam) ở Thượng Hải.

Danh hiệu và giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là một viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, thành viên nước ngoài của Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba (TWAS). Ông cũng là thành viên của Học viện Nghệ thuật, Khoa học và Nhân văn Châu Âu. Ông được bầu làm nghiên cứu sinh danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Anh năm 2008.

Ông đã được Chính phủ Trung Quốc trao tặng giải thưởng Khoa học và Công nghệ của Nhà nước và "Giải thưởng Qise" của "Liên đoàn Quốc gia chống lại ung thư" của Pháp (ông là người nhận giải mà không phải người Pháp đầu tiên).

Năm 2002, ông nhận được huân chương Bắc Đẩu Bội tinh từ Chính phủ Pháp. Năm 2005, ông được trao bằng tiến sĩ khoa học danh dự của Đại học Hồng Kông, Hồng Kông.

Năm 2010, ông được trao bằng danh dự của Đại học York, Vương quốc Anh, tại một buổi lễ ở Bắc Kinh.

Năm 2012, ông được trao giải thưởng Szent-Györgyi thường niên lần thứ 7 về tiến bộ trong nghiên cứu ung thư của Quỹ nghiên cứu ung thư quốc gia.[4] Ông được bầu làm Ủy viên của Hội Hoàng gia Luân Đôn vào năm 2013.[5]

Ngày 6 tháng 5 năm 2015, tại Đại hội lần thứ 10 của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, ông được bầu làm chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc.[6] Ngày 8 tháng 11 năm 2017, ông được bầu làm phó chủ tịch của Liên đoàn Quốc tế Hội Chữ thập đỏ và Lưỡi liềm đỏ.[7]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha ông (Trần Gia Luân) và mẹ ông (Hứa Mạn Âm) đều là những bác sĩ nổi tiếng và các giáo sư y khoa ở Thượng Hải. Ông là con cả trong ba đứa con. Em trai út của ông, Trần Châm (1955-2000), là một nghệ sĩ được công nhận trên toàn cầu tại Pháp. Ông cũng có một em gái tên Trần Giản.[8] Vợ ông (Trần Tái Quyên) cũng là một nhà huyết học nổi tiếng và là một viện sĩ của Viện Kỹ thuật Trung Quốc.[8] Họ có một con trai. Cả ông và vợ ông đều theo học giáo sư Vương Chấn Nghĩa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

[1] Lưu trữ 2023-01-31 tại Wayback Machine

  1. ^ 来源:中国驻纽约总领事馆;摄影:李木子 廖攀;责任编辑:王静. “陈竺获哥伦比亚大学荣誉博士学位” (bằng tiếng Trung). 凤凰网>财经. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c “China Vitae: Biography of Chen Zhu”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ “中国红十字会第十次全国会员代表大会闭幕”. Red Cross Society of China. ngày 6 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ http://www.nfcr.org/?option=com_content&view=article&id=1535&sm_guid=MTk1MzB8MTc4NTg4MnwtMXxKemhhbmdAbmZjci5vcmd8NDM1MjJ80
  5. ^ “Chinese scientist Chen Zhu elected to Royal Society”. CCTV. ngày 5 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ “中国红十字会第十次全国会员代表大会闭幕”. 中国红十字会. ngày 6 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2015.
  7. ^ “副委员长陈竺再获新职 两年前已当选红十字会会长”. 网易新闻. ngày 10 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ a b “百条控糖顺口溜, 她的骄傲 (天下名医63)”. People's Daily (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 5)
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Jujutsu Kaisen là một series có rất nhiều nhân vật khác nhau, với những khả năng, tính cách và cốt truyện vô cùng đa dạng
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius