Uông Vĩnh Thanh

Uông Vĩnh Thanh
汪永清
Uông Vĩnh Thanh, 2016.
Chức vụ
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 2018 – nay
6 năm, 248 ngày
Chủ tịchUông Dương
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 2012 – nay
12 năm, 12 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Tổng thư ký Ủy ban Chính Pháp
Nhiệm kỳ
1 tháng 4 năm 2013 – 17 tháng 3 năm 2018
Lãnh đạoQuách Thanh Côn
Tiền nhiệmChu Bổn Thuận
Kế nhiệmTrần Nhất Tân
Chủ nhiệm
Văn phòng Ủy ban Cơ cấu biên chế
Nhiệm kỳ
12 tháng 11 năm 2012 – 1 tháng 4 năm 2013
Lãnh đạoÔn Gia Bảo
Tiền nhiệmVương Đông Minh
Kế nhiệmTrương Kỉ Nam
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 9, 1959 (65 tuổi)
Quý Khê, Ưng Đàm, Giang Tây, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnTiến sĩ Luật học
Alma materĐại học Cát Lâm
Đại học Bắc Kinh
Trường Đảng Trung ương
WebsiteLý lịch Uông Vĩnh Thanh

Uông Vĩnh Thanh (tiếng Trung giản thể: 汪永清, bính âm Hán ngữ: Wāng Yǒng Qīng, sinh tháng 9 năm 1959, người Hán) là chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, XVIII, hiện là Thành viên Đảng tổ, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Ông nguyên là Tổng thư ký Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Cơ cấu biên chế Trung ương; Phó Bí thư thường vụ Ủy ban Công tác cơ quan Quốc gia Trung ương Đảng; Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện.

Uông Vĩnh Thanh là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Tiến sĩ Luật học. Ông có xuất phát điểm là thanh niên trong phong trào vận động về nông thôn, quay trở lại học tập sau khi phong trào kết thúc, công tác trong nhiều cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Uông Vĩnh Thanh sinh tháng 9 năm 1959 tại huyện Quý Khê, nay là thành phố cấp huyện Quý Khê, thuộc địa cấp thị Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp trường cơ sở hệ thống giáo dục 9 năm ở Quý Khê năm 1975, thuộc diện thanh niên tri thức trong phong trào Vận động tiến về nông thôn. Năm 1979, khi phong trào này bị bãi bỏ, ông được quay trở lại với việc học tập, theo học Trường trung học thứ nhất Quý Khê từ tháng 9, tốt nghiệp phổ thông vào tháng 7 năm 1981, khi sắp 22 tuổi. Từ thời kỳ này, ông liên tục tập trung vào việc học, thi đỗ Đại học Cát Lâm rồi đến Trường Xuân của Đông Bắc Trung Quốc nhập học Khoa Pháp luật của trường vào tháng 9 năm 1981, tốt nghiệp Cử nhân Luật học và tháng 7 năm 1985. Sau đó, ông tiếp tục thi đỗ cao học của Đại học Bắc Kinh, học ở Khoa Pháp luật tại Bắc Kinh, nhận bằng Thạc sĩ Lý luận luật học vào tháng 7 năm 1987.

Tháng 8 năm 2005, Uông Vĩnh Thanh được giới thiệu trở lại Đại học Cát Lâm, thi đỗ nghiên cứu sinh sau đại học ở Học viện Pháp luật và bắt đầu nghiên cứu, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và trở thành Tiến sĩ Luật học vào tháng 7 năm 2008. Những năm này, ông từng được cử sang Hoa Kỳ, là nghiên cứu viên cao cấp tham gia nghiên cứu ở Trường Kennedy của Đại học Harvard giai đoạn tháng 9–12 năm 2006. Uông Vĩnh Thanh được kết nạp Đảng vào tháng 6 năm 1985 tại Đại học Cát Lâm, trước khi tốt nghiệp trường này. Ông từng được cử tham gia khóa bồi dưỡng cán bộ trung, thanh niên một năm từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 7 năm 1999 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1975, Uông Vĩnh Thanh được phân về công xã Tân Điền (新田公社) của Quý Khê, làm công nhân học việc tại Nhà máy Phục vụ tổng hợp thủ công nghiệp Hoàng Đôn trong phong trào Vận động tiến về nông thôn, sau đó là kế toán của Trường trung tiểu học Hoàng Đôn, và giáo viên tư thục ở Tân Điền cho đến 1979. Tháng 7 năm 1987, sau 8 năm liên tục học cao trung, đại học, sau đại học, Uông Vĩnh Thanh được tuyển dụng vào Cục Pháp chế Quốc vụ viện, là cán bộ Văn phòng Nghiên cứu của cục. Ông lần lượt là công vụ viên cấp chủ nhiệm khoa viên, Phó Chủ nhiệm Phòng thứ hai của văn phòng từ năm 1991, Trưởng phòng Nghiên cứu của Văn phòng Cục Pháp chế từ năm 1993. Trong những năm này, từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 9 năm 1993, ông được cử tới địa cấp thị Tần Hoàng Đảo của Hà Bắc để kiêm nhiệm Trợ lý Cục trưởng Cục Thuế Tần Hoàng Đảo. Năm 1996, ông nhậm chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Cục Pháp chế, và là Chủ nhiệm từ năm 1997.

Tháng 3 năm 1998, Trung Quốc cải tổ Cục Pháp chế thành Văn phòng Pháp chế Quốc vụ viện, từ cấp phó bộ lên cấp bộ, Uông Vĩnh Thanh được điều chuyển sang cơ quan mới, nhậm chức Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan, Thư ký kiêm Phó Ty trưởng thường vụ Ty Hành chính (行政司) – và cũng là Ty Nghiên cứu (研究司) trong giai đoạn này – của Văn phòng Pháp chế, sau đó là Ủy viên Đảng tổ Văn phòng, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Thư ký kiêm Ty trưởng Ty Hành chính từ tháng 8 cùng năm. Ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Pháp chế, cấp phó bộ, tỉnh từ năm 2003.[1]

Quốc vụ viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 3 năm 2008, Uông Vĩnh Giang được bổ nhiệm làm Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện, phụ trách công tác thường nhật của Ủy viên Quốc vụ Mạnh Kiến Trụ,[2] và kiêm nhiệm vị trí Phó Bí thư thường vụ Ủy ban Công tác cơ quan Quốc gia Trung ương Đảng, cấp bộ trưởng.[3] Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII,[4] rồi được phân công là Ủy viên Ủy ban Cơ cấu biên chế Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban này. Tháng 3 năm 2013, ông tiếp tục là Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện, phụ trách công tác thường nhật của Ủy viên Quốc vụ Quách Thanh Côn, đồng thời được bổ nhiệm làm Ủy viên Ủy ban, Tổng thư ký Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 4 cùng năm.

Chính Hiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2017, Uông Vĩnh Giang tiếp tục tham gia đại hội đại biểu toàn quốc,[5][6][7] được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[8][9][10] Ngày 17 tháng 3 năm 2018, tại đại hội đại biểu toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Chính Hiệp, cấp phó quốc gia,[11][12] đồng thời là Thành viên Đảng tổ Chính Hiệp, và được miễn nhiệm các chức vụ ở Quốc vụ viện sau đó.[13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b 田少星; 程宏毅 (ngày 15 tháng 3 năm 2018). “中国人民政治协商会议第十三届全国委员会副主席简历【16】”. Mạng Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “国务院任免副部级高官 汪永清任国务院副秘书长”. 中国新闻网. 14 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ “国务院副秘书长汪永清任中央国家机关工委常务副书记”. 凤凰网. 21 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国网. 中国网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国政府网. 中国政府网. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “十九届中央委员、候补委员、中央纪委委员名单”. 国际在线. 国际在线. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “张庆黎等当选全国政协副主席”. 凤凰网. 14 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  12. ^ “中国人民政治协商会议第十三届全国委员会委员名单”. 网易. 26 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  13. ^ “国务院任免国家工作人员(2018年4月3日)”. MOHRSS (bằng tiếng Trung). ngày 3 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Chu Bản Thuận
Tổng thư ký Ủy ban Chính Pháp Trung ương
2013–2018
Kế vị:
Trần Nhất Tân
Tiền vị:
Vương Đông Minh
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Cơ cấu biên chế Trung ương
2012–2013
Kế vị:
Trương Kỉ Nam
Tiền vị:
Dương Diễn Ngân
Phó Bí thư thường vụ Ủy ban Công tác khối cơ quan
2012
Kế vị:
Lý Trí Dũng
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
Tựa game Silent Hill: The Short Messenger - được phát hành gần đây độc quyền cho PS5 nhân sự kiện State of Play
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
If you're looking for a quick read, then this can be a good one. On top of that, if you like a bit of sarcastic humor with some *cussing* involved, this is THE one.
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B
Nhân vật Rufus - Overlord
Nhân vật Rufus - Overlord
Rufus người nắm giữ quyền lực cao trong Pháp Quốc Slane