Tuyến 5 (Đường sắt đô thị Hà Nội)

Tuyến 5: Văn Cao - Hòa Lạc
T5
Tổng quan
Tình trạngĐang phê duyệt
Sở hữu Đường sắt Việt Nam
Ga đầuGa Quần Ngựa
(Ba Đình, Hà Nội)
Ga cuốiGa Thạch Bình
(Thạch Thất, Hà Nội)
Nhà ga21
Dịch vụ
KiểuTàu điện ngầm
Tàu ngoại ô
Hệ thống Đường sắt đô thị Hà Nội
Trạm bảo trìSơn Đồng
Yên Bình
Lịch sử
Hoạt động2030
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến38,43 km (23,9 mi)
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8+12 in) 
Khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóaĐường dây trên cao 1500V DC
Tốc độ120 km/h (trên cao và mặt đất)
90 km/h (ngầm)

Tuyến 5: Văn Cao - Hòa Lạc (tên đầy đủ: Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) là tuyến đường sắt đô thị đang được phê duyệt và chủ trương đầu tư ở Hà Nội. Tuyến dự kiến được đầu tư theo hình thức PDP với vốn dự kiến lên tới hơn 65.000 tỷ đồng và hiện là tuyến metro có quy mô vốn đầu tư lớn nhất trong số các tuyến đã hoàn thành bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Thủ Đô.[1]

Tuyến 5 đóng vai trò là là tuyến giao thông xuyên tâm huyết mạch, kết nối xâu chuỗi các đô thị hiện tại và tương lai dọc Đại lộ Thăng Long với khu vực đô thị trung tâm và ngoại ô thành phố, đặc biệt là Đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Tuyến được kỳ vọng sẽ thí điểm thành công mô hình Định hướng phát triển giao thông (TOD) và giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

Là dự án nhóm A và dự kiến được đầu tư theo hình thức đối tác thực hiện dự án (Project Delivery Partner - PDP) theo mô hình của Malaysia,[2] dự án tuyến 5 có tổng mức đầu tư khoảng 65.404 tỷ đồng, tương đương với gần 3 tỷ USD. Trong đó, chi phí xây dựng là 24.844 tỷ đồng, chi phí thiết bị là 16.629 tỷ đồng, chi phí quản lý, tư vấn bao gồm các chi phí khác là 6.220 tỷ đồng, dự phòng phí là 16.900 tỷ đồng và giải phóng mặt bằng (GPMB) khoảng 811 tỷ đồng, thấp nhất trong tất cả các tuyến đang được thực hiện. Theo kế hoạch, tuyến chỉ được đầu tư một lần và không phân kỳ. Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB).

Để đáp ứng đủ nhu cầu vốn, dự án được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, có thể cân đối bộ trí bổ sung giai đoạn 2026 - 2030 theo quy định của Luật Đầu tư công. Phương án cân đối các nguồn lực để thi công dự án đã được Hội đồng thẩm định thành phố họp thông qua. Cụ thể, UBND TP. Hà Nội sẽ dành 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công và tiết kiệm chi trong giai đoạn 2021 - 2025, 18.000 - 20.000 tỷ đồng vốn từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp, 15.000 tỷ đồng từ đấu giá một số khu đất, phát hành trái phiếu dự kiến 10.000 tỷ đồng và vay tổ chức tài chính trong và ngoài nước cho phần kinh phí còn lại khoảng 6.900 tỷ đồng.[3]

Hà Nội đã kiến nghị sử dụng nguồn vốn ODA để xây dựng tuyến 5 và đã được Thường trực Chính phủ đồng ý.[4] Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đề xuất cho Việt Nam vay 11 tỷ USD trong 5 năm để thực hiện các dự án trọng điểm trong nước, trong đó có Tuyến 5.[5]

Tổng quan thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, theo nghiên cứu sơ bộ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vào 2/2013, Tuyến 5 sẽ dài khoảng 38,2km với 17 nhà ga, 11 đoàn tàu 4 toa và được chia thành hai giai đoạn thực hiện:

  • Giai đoạn 1: Nam Hồ Tây - An Khánh dài 14,1km với 10 nhà ga.
  • Giai đoạn 2: An Khánh - Ba Vì dài 24,1km với 7 nhà ga.

Về sau, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng thống nhất phương án trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư toàn tuyến trong một giai đoạn duy nhất và điều chỉnh số lượng ga trên tuyến thêm 4 ga, từ 17 lên 21 ga.

Toàn tuyến có tổng chiều dài là 38,43km đường đôi, trong đó 6,5 km đi ngầm trong nội đô, 2km đi trên cao và 29,93 km đi trên mặt đất với 21 nhà ga gồm 6 ga ngầm, 1 ga trên cao và 14 ga mặt đất trải dài trên các địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.

Hướng tuyến đi từ khu vực đường Văn Cao giao với đường Hoàng Hoa Thám, sau đó đi ngầm dưới đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng và cuối cùng nổi lên sau ga ngầm Vành đai 3, tuyến bắt đầu đi trên mặt đất tại vị trí giữa của giải phân cách Đại lộ Thăng Long. Cũng theo quy hoạch, tại các vị trí giao với đường Lê Quang Đạo, đường sắt quốc gia vành đai phía Tây, nút giao Hòa Lạc tuyến được bố trí đi trên cao cục bộ để vượt qua các nút giao này. Từ nút giao Hòa Lạc đến cuối tuyến (thôn Thạch Bình, xã Yên Bình) tuyến đi trên mặt đất vào giải phân cách giữa của tuyến đường bộ cao tốc quy hoạch Hòa Lạc - Hòa Bình.[6] Hà Nội ước tính tuyến Văn Cao – Hòa Lạc vào năm 2025 sẽ có thể vận chuyển 273 nghìn lượt khách/ngày đêm, tương đương với hơn 24,7 nghìn lượt khách/giờ cao điểm.[7]

Đầu máy toa xe

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến dự kiến vận hành các đoàn tàu điện (EMU) động lực phân tán và tiếp điện trên cao công suất 1500V DC bằng các cần tiếp điện tay đơn. Giai đoạn đầu từ năm 2025 - 2040 tuyến sẽ khai thác cấu hình đoàn tàu 4 toa và cấu hình đoàn tàu 6 toa cho giai đoạn từ năm 2050 trở về sau. Số lượng phương tiện cần thiết cho từng thời kỳ là 26 đoàn tàu (4 toa) năm 2025, 37 đoàn tàu (4 toa) năm 2035 và 38 đoàn tàu (6 toa) năm 2050. Vận tốc thiết kế 120 km/h cho đoạn đi trên cao và mặt đất, 90 km/h đối với các đoạn đi ngầm. Thời gian chờ tàu khoảng 3,3 phút. Khổ đường sắt là khổ 1,435mm (khổ tiêu chuẩn).

Hiện chưa rõ Tuyến 5 sẽ sử dụng thiết bị toa xe của nhà sản xuất nào, song Siemens, một tập đoàn chuyên về đường sắt và công nghiệp nặng có trụ sở tại CHLB Đức bày tỏ quan tâm đến dự án.[8]

Toàn tuyến có tổng cộng 21 nhà ga: đoạn đi ngầm của tuyến có tổng chiều dài là 6,5km kết nối 6 ga ngầm với nhau qua hai đường ống đơn, đoạn trên cao dài 2km cầu cạn với 1 ga và đoạn đi trên mặt đất dài 29,93 km đi qua 14 nhà ga. Việc lựa chọn vị trí ga đã được cân nhắc kĩ lưỡng, bao gồm các tiêu chí sau:

  1. Đảm bảo kết nối tốt các tuyến đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác.
  2. Vị trí ga phải là những điểm hội luồng khách đi, khách đến như các khu thương mại, trường học, trung tâm văn hoá thể thao, các khu đô thị, các điểm dân cư...
  3. Vị trí ga đề xuất cần xem xét đến khả năng quỹ đất để phát triển đô thị xung quanh (TOD).
  4. Kỹ thuật chạy tàu, khoảng cách giữa các ga phải đảm bảo vận hành khai thác hiệu quả, đoàn tàu phát huy tối đa công suất, tốc độ.
  5. Việc bố trí các ga cần hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng.[3]

Dưới đây là danh sách nhà ga của tuyến:[9]

Số Tên ga Tuyến trung chuyển Khoảng cách Tổng khoảng cách Khu vực
Tiếng Việt Tiếng Anh Quận/Huyện Phường/Xã
T5S01 Quần Ngựa Quan Ngua T2 Tuyến 2 0.0 0.0 Ba Đình Liễu Giai
T5S02 Kim Mã Kim Ma T3 Tuyến 3 1.07 1.07 Ngọc Khánh
T5S03 Vành đai 1 Vanh dai 1 0.95 2.02 Đống Đa Láng Thượng
T5S04 Vành đai 2 Vanh dai 2 1.03 3.05 Láng Hạ
T5S05 Hoàng Đạo Thúy Hoang Dao Thuy T4 Tuyến 4

T2 Tuyến 2

0.87 3.92 Cầu Giấy Trung Hòa
T5S06 Vành đai 3 Vanh dai 3 T8 Tuyến 8 1.07 4.99
T5S07 Lê Đức Thọ Le Duc Tho M2 Monorail 2 1.78 6.77 Nam Từ Liêm Mễ Trì
T5S08 Mễ Trì Me Tri 1.77 8.54 Đại Mỗ
T5S09 Tây Mỗ Tay Mo T6 Tuyến 6 1.795 10.335 Tây Mỗ
T5S10 An Khánh 1 An Khanh 1 T7 Tuyến 7 1.415 11.75 Hoài Đức An Khánh
T5S11 An Khánh 2 An Khanh 2 M1 Monorail 1 1.25 13
T5S12 Song Phương Song Phuong 1.9 14.9 Song Phương
T5S13 Sài Sơn Sai Son 4.72 19.62 Quốc Oai Yên Sơn
T5S14 Quốc Oai Quoc Oai 1.5 21.12 Quốc Oai
T5S15 Ngọc Mỹ Ngoc My 1.2 22.32 Ngọc Mỹ
T5S16 Đồng Bụt Dong But 1.44 23.76 Ngọc Liệp
T5S17 Đồng Trúc Dong Truc 6.24 30 Đồng Trúc
T5S18 Đồng Bãi Dong Bai 2.17 32.17 Thạch Thất Thạch Hòa
T5S19 Tiến Xuân Tien Xuan 1.95 34.12 Tiến Xuân
T5S20 Trại Mới Trai Moi 2.3 36.42
T5S21 Thạch Bình Thach Binh 1.65 38.07

Tuyến 5 sẽ có 2 depot:[10]

Tuyến 5 được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 2011, Nghiên cứu sơ bộ do JICA nghiên cứu hoàn thành vào 2/2013 và dự kiến khởi công năm 2017.[11] Ban đầu, tuyến được phân kỳ thành hai giai đoạn 2016 - 2020 và 2020 - 2030. Tuy nhiên, do thời điểm 2016 - 2020 đã qua nên mục tiêu là đầu tư toàn tuyến trong giai đoạn 2021 - 2025 và đưa vào vận hành thương mại năm 2026,[12] nhưng tương đối khó khả thi trong thời hạn này. Thứ tự đầu tư các tuyến metro của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) từ nay đến năm 2030 cho thấy Ban dự kiến khởi công tuyến vào năm 2027 và hoàn thành trong năm 2030.[13] Dẫn lời ông Nguyễn Bá Sơn, Phó trưởng MRB, không loại trừ khả năng tuyến Văn Cao - Hòa Lạc sẽ được hoàn thành sớm vì khối lượng giải phóng mặt bằng là ít nhất và hiện nay các tập đoàn của Trung Quốc rất quan tâm tuyến này.[14] Cũng theo mục tiêu của UBND TP Hà Nội, thành phố phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thành thêm được 3 tuyến với tổng chiều dài gần 100km, trong đó có Tuyến 5.[15]

Hiện danh sách nhà thầu tham gia dự án chưa được công bố, tuy nhiên có thông tin cho thấy Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư, xây dựng hai dự án trọng điểm của Hà Nội, bao gồm Tuyến metro số 5.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Duy Quang (19 tháng 1 năm 2024). “Vinaconex (VCG) nghiên cứu triển khai dự án Metro số 5, Cầu Tứ Liên có tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD”. Tạp chí Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Giang Oanh (19 tháng 9 năm 2023). “Lên kế hoạch thẩm định tuyến metro số 5 Hà Nội”. thanglong.chinhphu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ a b Anh Tú (19 tháng 9 năm 2023). “Lên kế hoạch thẩm định tuyến metro số 5 Hà Nội, dự tính đầu tư công trên 65.000 tỷ đồng”. vneconomy.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ Ngân Tuyền (28 tháng 5 năm 2023). “Đồng ý chủ trương ưu tiên nguồn vốn ODA đầu tư dự án metro Văn Cao- Hòa Lạc”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ Phương Dung (27 tháng 5 năm 2024). “World Bank đề xuất cho Việt Nam vay 11 tỷ USD trong 5 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ Chí Bình (21 tháng 9 năm 2020). “Hà Nội lên kế hoạch xây dựng tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc 65.000 tỷ”. vietnamfinance.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Quang Phong (18 tháng 1 năm 2024). “Hà Nội sẽ làm tuyến đường sắt Văn Cao - Hòa Lạc”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ Thanh Hiếu (27 tháng 2 năm 2024). “Tập đoàn Siemens muốn hợp tác với Hà Nội triển khai tuyến Đường sắt đô thị số 5”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ Lê Tùng (19 tháng 9 năm 2023). “Kế hoạch thẩm định tuyến metro số 5 Hà Nội, với tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ Bích Phương (21 tháng 9 năm 2023). “Hà Nội sẽ đầu tư hơn 65.400 tỷ đồng cho dự án đường sắt đô thị tuyến số 5”. thanglong.chinhphu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ “Khởi công tuyến đường sắt Hồ Tây - Ba Vì vào năm 2017”. VnExpress. 26 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ Phùng Đô (18 tháng 1 năm 2024). “Tập đoàn Trung Quốc nghiên cứu xây cầu Tứ Liên và đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc”. baogiaothong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Ánh Tuyết (15 tháng 5 năm 2024). “Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030”. vneconomy.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ Ngọc Tân (12 tháng 6 năm 2024). “Mảnh ghép để Hà Nội có 100km metro vào 2030”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ Đoàn Loan (28 tháng 5 năm 2024). “Hà Nội muốn có gần 100 km đường sắt đô thị đến năm 2030”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ Võ Hải (18 tháng 1 năm 2024). “Doanh nghiệp Trung Quốc tham gia nghiên cứu metro Văn Cao - Hòa Lạc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Trong tình trạng "tiến thoái lưỡ.ng nan" , một tia sáng mang niềm hy vọng của cả vương quốc đã xuất hiện , Dũng sĩ ngoại bang - Imunlaurk
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
Giới thiệu anime 3-gatsu no Lion
Giới thiệu anime 3-gatsu no Lion
3-gatsu no Lion(3月のライオン, Sangatsu no Raion, Sư tử tháng Ba) là series anime được chuyển thể từ manga dài kì cùng tên của nữ tác giả Umino Chika.
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng