Văn học Việt Nam thời Tây Sơn

Văn học dân gian

    Thần thoại
    Truyền thuyết
    Cổ tích
    Truyện cười
    Ngụ ngôn
    , Tục ngữ
    Thành ngữ
    Câu đố
    Ca dao
    Văn học dân gian dân tộc thiểu số
    Sân khấu cổ truyền

Văn học viết

    Văn học đời Tiền Lê
    Văn học đời Lý
    Văn học đời Trần
    Văn học đời Lê Sơ
    Văn học đời Mạc
    Văn học đời Lê trung hưng
    Văn học đời Tây Sơn
    Văn học thời Nguyễn
    Văn học thời Pháp thuộc
    Văn học thời kỳ 1945–1954
    Văn học thời kỳ 1954–1975
    Văn học thời kỳ sau 1975

Khác

    Thơ Việt Nam
    Truyện thơ Nôm
    Kịch thơ Việt Nam
    Truyện tranh Việt Nam

Văn học thời Tây Sơn là một giai đoạn của văn học Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, phản ánh các thành tựu về văn, thơ của nước Đại Việt dưới thời Tây Sơn từ năm 1788 đến năm 1802.

Với chủ trương của vua Quang Trung không phải là chỉ dùng chữ Nôm làm phương tiện tuyên truyền chính sách, mà ông muốn dùng chữ Nôm làm một lợi khí để xây dựng một nền học thuật Việt Nam, nên thời kỳ này văn, thơ chữ Nôm đặc biệt phát triển.

Do hoàn cảnh lịch sử, trong cùng thời gian cuối thế kỷ 18 có nhiều biến động và sự tồn tại song song của nhiều chính thể, trong số những tác gia thời Tây Sơn là những người vốn hoạt động trong thời Hậu Lê hoặc là người tiếp tục sáng tác trong thời nhà Nguyễn sau này.

Thơ văn chữ Nôm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Quang Trung không những chỉ muốn khí dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu, mà ông còn muốn đến văn tự cũng không mượn của Trung Quốc nữa. Ông lấy chữ Nôm làm quốc ngữ, trong các kỳ thi Hương đến kỳ đệ tam, các sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ Nôm, thứ chữ được coi là chính thức của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 1792, nhà vua lập Sùng chính thư viện ở Nghệ An, cử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng để tổ chức việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm gồm có Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, trong đó Tiểu họcTứ thư đã được dịch xong.

Hịch Tây Sơn được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu, sáng tác khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê", với lời lẽ vạch tội ác của họ Trịnh và nêu lên chính nghĩa của quân Tây Sơn. Nội dung bài Hịch Tây Sơn không mang tính chính thống như Hịch Lê Duy Mật, song lại bao hàm ý chí mang lại thái bình cho đất nước cùng việc giúp vua Lê.

Sau Hịch Tây Sơn, bài ca Ai tư vãn của hoàng hậu Lê Ngọc Hân và bài tế vua Quang Trung của Phan Huy Ích, Phú tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng là những bài trong số ít những tác phẩm chữ Nôm còn lại của thời kỳ này.

Ai tư vãn của Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hânbài thơ khóc vua Quang Trung sau cái chết đột ngột của ông. Bài thơ đề cao sự nghiệp của Quang Trung, được đánh giá là bài thơ trường thiên có giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam (Viện Sử học, sách đã dẫn).

Trong số những bài văn tế trong Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích ghi chép, được các nhà nghiên cứu xác định rằng có thể là tập hợp những bài tế của cả vua Cảnh Thịnh, những người con khác của vua Quang Trung và bà Nguyễn Thị Huyền (mẹ Lê Ngọc Hân) làm.

Phú tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng được xem là tác phẩm tiêu biểu với đề tài ca ngợi đất nước dưới triều Tây Sơn, được sáng tác trong hoàn cảnh vua Quang Trung vừa đánh đuổi quân Thanh. Bài phú được đánh giá là có những lời văn điêu luyện và truyền tụng nhiều trong giới văn sĩ Bắc Hà.

Ngoài những tác phẩm đứng về phía triều đại, thời Tây Sơn do hoàn cảnh lịch sử có những tác giả phản kháng, điển hình là Hoàng Quang với Hoài Nam ca khúc. Hoàng Quang đứng trên lập trường theo chúa Nguyễn chống Tây Sơn, nội dung bài ca biểu thị lòng nuối tiếc cựu triều.

Thơ văn chữ Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

Khuynh hướng của thơ văn chữ Hán thời Tây Sơn chủ yếu là hiện thực, lạc quan và bi quan bảo thủ, phản ánh hiện trạng xã hội lúc đó.

Hiện thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu biểu cho khuynh hướng phê phán hiện thực là Nguyễn Du. Sau thời kỳ làm quan cho nhà Hậu Lê, ông đã bỏ về ở ẩn; sau đó đến thời Tây Sơn tuy không nhận lời làm quan cho nhà Tây Sơn nhưng có giúp việc cho Viện Sùng chính. Tác phẩm ông để lại gồm 100 bài thơ trong tập Hạnh Am thi cảo, phản ánh tâm tư của ông: chán thế sự từ thời trẻ, không muốn theo đuổi công danh sự nghiệp. Thơ của ông phản ánh sự bất lực của kẻ sĩ trước thời cuộc.

Nguyễn Du đã trốn tránh không ra làm quan với nhà Tây Sơn, sáng tác tập thơ Nam Trung tạp ngâm, phản ánh tiếng nói của người bất đắc chí. Ông nêu rõ mâu thuẫn xã hội giữa giàu và nghèo, giữa thống trị và bị trị với những lời lẽ thông cảm sâu sắc - Viện Sử học, sách đã dẫn.

Lạc quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Những tác gia tiêu biểu cho khuynh hướng ủng hộ triều đại Tây Sơn là Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Vũ Huy Tấn, Phan Huy Ích

Ngô Thì Nhậm bỏ nhà Hậu Lê ra làm quan với nhà Tây Sơn. Ông có vai trò lớn trong công tác ngoại giao với nhà Thanh để lập lại hòa bình sau cuộc chiến giữa hai nước. Ông là tác giả nhiều văn thư ngoại giao của nhà Tây Sơn với nhà Thanh.

Ninh Tốn đề cao vai trò của Nho sĩ, thể hiện niềm tin vào cuộc sống hiện tại. Tác phẩm ông để lại là Chuyết Am thi tập.

Vũ Huy Tấn là Thượng thư Bộ Công nhà Tây Sơn. Tác phẩm của ông có Hoa trình tùy bộ tập, tập hợp những bài thơ trong những lần đi sứ. Lời thơ ông thể hiện ý thâm trầm, lời lẽ thanh thoát, chứa đựng niềm lạc quan yêu đời. Trong lần đi sứ phương bắc, ông đã đáp lại những câu thơ khinh miệt của viên lại mục nhà Thanh, không chịu để nhục quốc thể - Viện Sử học, sách đã dẫn.

Phan Huy Ích làm Thượng thư Bộ Lễ nhà Tây Sơn, để lại Dụ Am văn tậpDụ Am thi tập. Trong số các tác phẩm của ông cũng có tập hợp những bài thơ đi sứ nhà Thanh năm 1789. Mặc dù cuộc đời lắm gian truân nhưng Phan Huy Ích không thể hiện sự bất mãn. Lời thơ ông chứa đựng sự lạc quan, tin tưởng, coi việc bỏ triều Lê - Trịnh theo Tây Sơn là lẽ thường tình – Viện Sử học, sách đã dẫn.

Sự buồn chán trước thế sự biểu hiện trong một số nhà thơ thời kỳ này, tiêu biểu là:

  • Trần Danh Án với Liễu Am Tán ông thi tập (hay Bảo Triện Trần tiên sinh thi tập)
  • Phạm Quý Thích với Thảo đường thi nguyên tập, Hoa đường Phạm Lập Trai di thảo
  • Nguyễn Hành với Quan hải thi tập, Minh quyên thi phả, Thiên địa nhân vật sự thi

Thơ của những tác giả này chứa đựng sự u uất, băn khoăn của thi sĩ quý tộc trước thời cuộc. Phần lớn họ xuất thân từ tầng lớp quan lại quý tộc đang bị sa sút, không muốn nhìn thấy sự đổi thay của thời thế mà hoài vọng vị thế trước đây của gia đình, dòng tộc - Viện Sử học, sách đã dẫn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành
Vì sao tỉ giá năm 2024 dậy sóng?
Vì sao tỉ giá năm 2024 dậy sóng?
Kể từ đầu năm 2024 tới nay, tỉ giá USD/VND đã liên tục phá đỉnh lịch sử và chạm ngưỡng 25.500 VND/USD vào tháng 4
Mình học được gì sau cú
Mình học được gì sau cú "big short" bay 6 tháng lương?
Nếu bạn hỏi: thị trường tài sản số có nhiều cơ hội hay không. Mình sẽ mạnh dạn trả lời có
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en không chỉ đỉnh vì có một plot cực bất ngờ mà còn là một plot đầy ám ảnh.