Viện nghệ thuật sân khấu Nga

Viện Nghệ thuật sân khấu Nga – GITIS
Российский институт театрального искусства – ГИТИС
Tên cũViện Nghệ thuật sân khấu liên bang (Gosudarstvenniy Institut Teatralnogo Iskustva/GITIS)
Loại hìnhĐại học công lập
Thành lập22 tháng 11 năm 1878
Hiệu trưởngGrigory Zaslavsky
Trưởng Bộ phận quốc tếNatalia Plusnina
Giảng viên
185
Sinh viên1,500
Vị trí,
Liên bang Nga

Khuôn viênThành phố
Websitegitis.net/en/
Chi tiết công trình
GITIS
Map
Thông tin chung
Địa điểmsố 6, đường Maly Kislovsky, Moscow

Viện Nghệ thuật sân khấu Nga (GITIS) (Nga: Российский институт театрального искусства – ГИТИС) là trường nghệ thuật sân xuất lớn nhất và lâu đời nhất nước Nga. Tọa lạc tại Moscow, trường thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1878 với tên gọi Trường Âm nhạc Shostakovsky. Sau đổi thành Trường Nhạc Kịch của Hiệp hội giao hưởng Moscow năm 1883, được nâng lên thành nhạc viện vào năm 1886, rồi đổi tên thành Viện Âm nhạc và Kịch nghệ năm 1918, từng được biết đến với tên gọi Viện Nghệ thuật sân khấu liên bang Lunacharsky - GITIS (Lunatsaxki / Lunasatxki) từ 1934 đến 1991.[1][2][3][4]

GITIS đào tạo sinh viên về đa lĩnh vực thuộc nghệ thuật sân khấu (như: ballet, diễn xuất,...) đồng thời cung cấp nền giáo dục bậc cao truyền thống trong nghệ thuật tự do và nhân văn học. Với khoảng 1,500 sinh viên, sinh viên nâng cao trình độ, sinh viên sau đại học từ nhiều quốc gia đến học tập.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế kỷ 19

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 10 năm 1878, nhạc trưởng và nghệ sĩ piano Shostakovsky đã mở một trường âm nhạc và sân khấu tư nhân ở Moscow,[6] với tên gọi "Trường Âm nhạc Shestakovskiy dành cho những người đến Moscow"; được bảo trợ bởi Hiệp hội Những người yêu thích Nghệ thuật Âm nhạc và Sân khấu. Năm 1883 đổi tên thành Hiệp hội Giao hưởng Moscow và ngôi trường có được tư cách là Trường Chuyên biệt về Âm nhạc và Kịch nghệ, trực thuộc Hiệp hội.[6] Họ nằm dưới sự bảo trợ của Đại Vương công Nikolay. Sau đó, Trường được bình đẳng về quyền đối với các cơ sở giáo dục đại học, các nhạc viện, được ấn định bởi điều lệ mới mà Hoàng đế phê chuẩn theo đơn thỉnh cầu của Bà Vương công Yelizaveta Fyodorovna (Elisabeth của Hessen).

Các lớp kịch của trường nhạc kịch do các diễn viên, giáo viên và nhân vật sân khấu nổi tiếng đứng đầu, như Alexander Yuzhin (1883–1889), Osyp Pravdin (1889–1891) và Vladimir Nemirovich-Danchenko (1891–1901).[6] Các sinh viên tốt nghiệp khóa 1898 bao gồm Olga Knipper , Margarita Savitskaya và Vsevolod Meyerhold.[7]

Thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1902, trường được chuyển đến tòa nhà cổ của gia tộc Soldatenkov tại Maly Kislovsky, kể từ đó ngôi trường được đặt tại đây. Vào ngày 24 tháng 10 năm 1903 "Điều lệ của Trường Nhạc-Kịch của Hiệp hội Giao hưởng Moscow dưới sự bảo trợ của Bà Vương công Elisaveta Fedorovna" được phê duyệt. Theo Điều lệ, Trường là một đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ.[6]

Các bậc thầy của Âm nhạc Nga từng dạy tại đây như Rodolph Erlikh, Serge Koussevitsky và Erdely; các học viên tốt nghiệp vào thời điểm đó nhà soạn nhạc Vasily Kalinnikov và đạn danh ca opera Leonid Sobinov. Kể từ Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Trường Nhạc-Kịch đã trải qua một số lần tái cơ cấu và đổi tên do những cải cách trong hệ thống giáo dục nhà nước.

Tháng 8 năm 1922, trường được đổi tên thành Học viện Kịch nghệ Nhà nước và được tham gia với Hội thảo Sân khấu Nhà nước của Vsevolod Meyerhold. Hiệp hội này đã nhận được tên gọi của Viện Nghệ thuật Sân khấu Nhà nước - GITIS. Ngày chính thức thành lập là ngày 17 tháng 9 năm 1922. Theo kế hoạch ban đầu, GITIS nhằm hợp nhất ba nhánh chính của nghệ thuật sân khấu: kịch, opera và vũ đạo.[6] Năm 1924, các học viện sân khấu của Moscow và St.Petersburg bị đóng cửa theo Sắc lệnh Sovnarkom bởi vì "chất lượng đào tạo sân khấu không đạt", nhưng trường GITIS vẫn hoạt động. Năm 1925, Trường Kỹ thuật Sân khấu Trung ương (CETETIS), một cơ sở giáo dục đào tạo bốn năm được thành lập.[6]

Năm 1926, trên cơ sở những sinh viên tốt nghiệp của GITIS và ETETIS, trường mở thêm khoa chỉ đạo sư phạm vào ngày 15 tháng 9 năm 1930. Khoa này sẽ đào tọa ra các đạo diện, lãnh đạo và giảng viên cho các sân khấu, nhà hát, trường lớp nghệ thuật. GISTIS ngày nay vẫn được công nhận là cơ sở đứng đầu trong lĩnh vực này.

Thánh 10 năm 1931, trường Trung học sân khấu được thành lập gồm khoa quản lí sân khausas và phê bình sân khấu. GITIS tồn tại như một phần của Liên hiệp Sân khấu.[6]

Tháng 7 năm 1935, Liên hiệp Sân khấu thay đổi hình thức thành "Viện Nghệ thuật sân khấu liên bang" với 3 khoa chính: Quản lí sản xuất, đạo diễn và diễn xuất.

Thế Chiến II

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Thế Chiến II bắt đầu, thánh 10 năm 1941 hoạt động của GITIS tạm dừng. Các sinh viên được sơ tán đến Saratov.

Thời hậu chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 5 tháng 8 năm 1946, khoa chỉ đạo thành lập ba ngành tại khoa: opera , đạo diễn và múa ba lê. Ngành opera sau này đổi thành chỉ đạo sân khấu nhạc kịch. Sau đó, khoa sân khấu âm nhạc đã được thành lập.

Năm 1946 ngành biên đạo múa thành lập; năm 1958 Nhà hát giáo dục GITIS thành lập, viện được chuyển sang quyền tài phán của Bộ Văn hóa RSFSR. Từ năm 1961, giám đốc của GITIS bắt đầu được gọi là hiệu trưởng. Năm 1963, Viện đã phê chuẩn cho Hội đồng trao bằng cấp học thuật. Theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Liên Xô tối cao Liên Xô ngày 29 tháng 1 năm 1971, GITIS đã được trao tặng Huân chương Cờ đỏ Lao động.[6] năm 1973, khoa đạo diễn tạp kỹ được tổ chức. Năm 1975, khoa nghệ thuật xiếc được thành lập. Năm 1974, khoa sản xuất có thêm mục tiêu đào tạo những người quản lý có kỹ năng cao cho lĩnh vực truyền hình, điện ảnh và tổ chức biểu diễn. Năm 1992 khoa scenography được mở.

Năm 1991, GITIS được nâng thành học viện, và Viện được đổi tên thành Học viện Nghệ thuật Sân khấu Nga - GITIS.

Ngày nay Đại học Nghệ thuật Sân khấu Nga (GITIS) được tích hợp vào hệ thống giáo dục của thế giới, là đối tác của nhiều trường Đại học quốc tế.

Cựu sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Nga / Liên xô

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Shostakovsky" in The New International Encyclopædia, second edition, volume XXI, p. 49. New York: Dodd, Mead and Company (1916).
  2. ^ Taylor, Philip S. (2007). Anton Rubinstein: A Life in Music, p. 201. Bloomington, Indiana: Indiana University Press. ISBN 978-0-253-34871-5.
  3. ^ Ėfros, Anatoliĭ; Thomas, James, translator (2006). The Joy of Rehearsal: Reflections on interpretation and Practice, p. 209. New York: Peter Lang. ISBN 978-0-8204-6338-4.
  4. ^ Hartnoll, Phyllis (1983). The Oxford Companion to the Theatre, p. 742. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-211546-1. Snippet view at Google Books.
  5. ^ Russian Ballet Camp GITIS Overview” (bằng tiếng Nga). russianballetcamp. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ a b c d e f g h “Viện Nghệ thuật sân khấu Liên bang Nga”. Học bổng Nga. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Gladkov, Aleksandr; Law, Alma, translator and editor (1997). Meyerhold Speaks/Meyerhold Rehearses, p. 4. Amsterdam: Harwood Academic Publishers. ISBN 978-90-5702-044-5. Routledge 2004 paperback reprint: ISBN 978-90-5702-045-2. Limited view at Google Books.
  8. ^ “Thanh Bạch hào hứng trở về nghề tạp kỹ cùng danh xưng 'Quý ngài rực rỡ'. Báo Thanh Niên. 22 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ “Xuân Hương đáp trả gay gắt khi MC Thanh Bạch nói lý do ly hôn”. Báo VietnamNet. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ “Nghệ sĩ Thành Trí - một người thầy của sân khấu đã ra đi”. Tuổi trẻ ONLINE. 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  • A. Yu. Smoliakov Тот самый ГИТИС. – (Moscow: Алгоритм-Книга, 2004. – 288 p.) – ISBN 5-9265-0141-5.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download anime Plunderer Vietsub
Download anime Plunderer Vietsub
Alcia, một thế giới bị chi phối bởi những con số, mọi người dân sinh sống tại đây đều bị ép buộc phải “count” một thứ gì đó
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng