Nguyễn Bảo Trị

Nguyễn Bảo Trị
Chức vụ

Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng
Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn
Nhiệm kỳ1/1974 – 4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tổng cục phó
Tham mưu trưởng
-Đại tá Đặng Đình Thụy
-Đại tá Phạm Tất Thông
Tiền nhiệm-Trung tướng Phan Trọng Chinh
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

CHT Trường Chỉ huy và Tham mưu
Nhiệm kỳ8/1969 – 1/1974
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Đề đốc Chung Tấn Cang
Kế nhiệm-Trung tướng Phan Trọng Chinh
Vị tríQuân khu II

Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn
Nhiệm kỳ1/1968 – 8/1969
Cấp bậc-Trung tướng
Thủ tướng-Nguyễn Văn Lộc
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tổng Ủy viên Thông tin và Chiêu hồi
Nhiệm kỳ7/1966 – 1/1968
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (11/1967)
Thủ tướng-Nguyễn Cao Kỳ
Tiền nhiệm-Luật sư Trịnh Đình Chính
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng
Tổng Cục trưởng Chiến tranh Chính trị
Nhiệm kỳ6/1966 – 12/1966
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Trần Văn Trung
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Quân đoàn III
Nhiệm kỳ10/1965 – 6/1966
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Cao Văn Viên
Kế nhiệm-Thiếu tướng Lê Nguyên Khang
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh
Nhiệm kỳ9/1964 – 10/1965
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (10/1964)
-Thiếu tướng (10/1965)
Tiền nhiệm-Đại tá Huỳnh Văn Tồn
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Viết Thanh
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh
Nhiệm kỳ9/1959 – 11/1963
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (11/1963)
Tiền nhiệm-Trung tá Trần Thanh Chiêu
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Thanh Sằng
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 11 Khinh chiến
(tiền thân của Sư đoàn 21 Bộ binh)
Nhiệm kỳ10/1957 – 9/1959
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệm-Trung tá Lê Quang Trọng

Giám đốc Huấn luyện
Trường Đại học Quân sự
Nhiệm kỳ4/1956 – 10/1957
Cấp bậc-Thiếu tá (8/1955)
-Trung tá (10/1957)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh26 tháng 1 năm 1929
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Mất8 tháng 1 năm 2024
Huntington Beach, California, Hoa Kỳ
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợNguyễn Minh Tâm
ChaNguyễn Bảo Nghi
MẹNguyễn Thị Nhung
Họ hàngNguyễn Đức Nhuận (cha vợ)
Các em:
Nguyễn Bảo Thùy
Nguyễn Bảo Tín
Nguyễn Bảo Tính
Con cái5 người con (1 trai, 4 gái)
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội
-Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
-Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951 - 1975
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Sư đoàn 11 Khinh chiến[1]
Sư đoàn 22 Bộ binh
Sư đoàn 7 Bộ binh
Quân đoàn III và QK 3
Tổng cục CTCT[2]
Chỉ huy Tham mưu[3]
Tổng cục Quân huấn[4]
Chỉ huy Quân đội quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng Bảo quốc Huân chươngđệ Nhị đẳng

Nguyễn Bảo Trị (26/1/1929-8/1/2024) nguyên là tướng lĩnh bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên và cũng là khóa duy nhất ở trường sĩ quan trừ bị do Quốc gia Việt Nam mở ra tại miền bắc Việt Nam. Tốt nghiệp được chọn về đơn vị bộ binh. Khởi đầu với chức vụ Đại đội trưởng của một đơn vị bộ binh tác chiến. Tuần tự theo hệ thống chỉ huy lên đến chức vụ chỉ huy cấp Sư đoàn, Quân đoàn trước khi được chuyển sang làm Chỉ huy trưởng các đơn vị yểm trợ và đào tạo trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Là một sĩ quan được thăng cấp khá nhanh, mang quân hàm Chuẩn tướng khi mới có 35 tuổi.

Tiểu sử và Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 26 tháng 1 năm 1929 trong một gia đình nền nếp khá giả, thân phụ là giáo chức tại Hà Nội. Ông là học sinh ở các trường tại Hà Nội. Khi lên trung học, ông được nhận vào trường Chu Văn An.[5] Năm 1950, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 49/300.471. Theo học khóa 1 Lê Lợi tại trường sĩ quan trừ bị Nam Định,[6] khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy[7]. Ra trường, ông được làm Đại đội trưởng đại đội 1 thuộc tiểu đoàn 18 Việt Nam. Đầu năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy làm Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn khinh chiến 703.

Tháng 1 năm 1954, ông được thăng cấp Đại úy, chuyển đến tiểu đoàn 75 Việt Nam giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng. Cùng năm, chuyển đi làm Trung đoàn trưởng trung đoàn 154 bộ binh đồn trú ở miền bắc. Sau ngày ký hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, ông cùng đơn vị di chuyển vào nam.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử đi du học lớp tham mưu cao cấp tại Học viện chỉ huy và tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Tháng 4 năm 1956, tốt nghiệp trở về nước, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc khối huấn luyện tại trường Đại học Quân sự.

Tháng 10 năm 1957, ông được thăng cấp Trung tá Tư lệnh sư đoàn khinh chiến số 11 thay thế Trung tá Lê Quang Trọng.[8] Ngày 1 tháng 6 năm 1959, ông chuyển đi làm Tư lệnh sư đoàn 21 bộ binh tân lập. Ba tháng sau, ông chuyển ra Vùng 2 chiến thuật giữ chức vụ Tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh thay thế Trung tá Trần Thanh Chiêu[9].

Tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 5 tháng 11, ông được thăng cấp Đại tá và nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 22 lại cho Đại tá Nguyễn Thanh Sằng, ông được điều về trung ương phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu chờ nhận nhiệm vụ mới. Ngày 16 tháng 9 cùng năm chuyển về Vùng 4 chiến thuật, ông được cử làm Tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh thay thế Đại tá Huỳnh Văn Tồn.[10] Ngày 31 tháng 10 năm 1964, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Ngày 1 tháng 10 năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu tướng, mười ngày sau bàn giao sư đoàn 7 bộ binh lại cho Đại tá Nguyễn Viết Thanh. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật thay thế Trung tướng Cao Văn Viên.[11] Thời điểm này ông trở thành một trong mười Ủy viên của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia.

Tháng 6 năm 1966, bàn giao Quân đoàn III lại cho Thiếu tướng Lê Nguyên Khang Tư lệnh sư đoàn Thủy quân Lục chiến kiêm nhiệm. Đồng thời ông được chỉ định giữ chức vụ Phụ tá chiến tranh chính trị cho Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục chiến tranh chính trị thay thế Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao.[12] Tháng 7 cùng năm, ông được kiêm chức vụ Tổng uỷ viên Thông tin Chiêu hồi thay thế Luật sư Trịnh Đình Chính trong Nội các Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ. Cuối năm, ông bàn giao chức vụ Phụ tá kiêm Tổng cục trưởng chiến tranh chính trị lại cho Chuẩn tướng Trần Văn Trung. Ông vẫn giữ chức vụ Tổng ủy viên Thông tin Chiêu hồi,

Ngày Quốc khánh đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1967, ông được thăng cấp Trung tướng. Đầu năm 1968, ông tham chính trong Nội các Thủ tướng Nguyễn văn Lộc làm Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn trong Nội các Thủ tướng thay thế Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng.[13] Tháng 8 năm 1969, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Chỉ huy và Tham mưu tại Đà Lạt thay thế Đề đốc Thiếu tướng Chung Tấn Cang.

Đầu năm 1974, ông chuyển về lại trung ương đảm trách chức vụ Phụ tá Quân huấn Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn hoán chuyển nhiệm vụ với Trung tướng Phan Trong Chinh[14]

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó được sang định cư ở Huntington Beach, California, Hoa Kỳ.

Ông mất vào ngày 8 tháng 1 năm 2024 Tại Huntington Beach, California, Hoa Kỳ.

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

-Bảo quốc Huân chương đệ nhị đẳng (ân thưởng)
-Nhiều Huy chương quân sự, dân sự và đồng minh

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

1/ Khảo luận: Vai trò của người Trí thức mang Quân phục.

2/ Tuyển tập Việt Nam Chí lược gồm có:
- Người Việt đất Việt.
- Miền Bắc Khai nguyên.
- Cao nguyên miền Thượng.
- Miền Trung Kiên dũng.
- Miền Nam phú cường.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: Cụ Nguyễn Bảo Nghi (nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàng Than, Hà Nội).
  • Thân mẫu: Cụ Nguyễn Thị Nhung
  • Nhạc phụ: Cụ Nguyễn Đức Nhuận (1903-2004)
  • Bào đệ:
    -Ông Nguyễn Bảo Thuỳ (sinh năm 1932 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 9 Võ bị Đà Lạt. Nguyên là Thiếu tá Chánh Sở An ninh Đô thành Sài Gòn. Ngày 2 tháng 6 năm 1968 tử trận tại quận 5, Sài Gòn trong mặt trận tết Mậu Thân, được truy thăng Trung tá).
    -Ông Nguyễn Bảo Tín (sinh năm 1938, tốt nghiệp khóa 17 Võ bị Đà Lạt. Nguyên là Thiếu tá thuộc Binh chủng Thủy quân Lục chiến).
    -Ông Nguyễn Bảo Tính (sinh năm 1940, tốt nghiệp khóa 17 Võ khoa Thủ Đức. Nguyên là Đại úy thuộc Binh chủng Lực lượng Đặc biệt).
  • Phu nhân: Bà Nguyễn Minh Tâm
Ông bà có 5 người con (1 trai, 4 gái)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sư đoàn Khinh chiến số 11 được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1955 tại Long Xuyên với danh xưng ban đầu là Sư đoàn Khinh chiến số 1. Ngày 1 tháng 6 năm 1959 hợp cùng với Sư đoàn Khinh chiến số 13 để thành lập Sư đoàn 21 Bộ binh.
  2. ^ Tổng cục Chiến tranh Chính trị, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  3. ^ Trường Chỉ huy và Tham mưu được thành lập vào tháng 6 năm 1952 tại miền Bắc Việt Nam với danh xưng ban đầu là Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội, sau tháng 7 năm 1954 di chuyển vào Sài Gòn đổi tên là trường Đại học Quân sự. Năm 1960 di chuyển lên Đà Lạt đổi tên lần cuối thành trường Chỉ huy và Tham mưu.
  4. ^ Tổng cục Quân huấn trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  5. ^ Trường Chu Văn An đương thời là một trường Trung học danh tiếng dạy theo giáo trình Pháp ở Hà Nội, còn có tên là "Trường Bưởi" vì trường có vị trí tại địa danh cùng tên. Bạn thân cùng lớp với ông vào thời điểm bấy giờ có Nguyễn Cao KỳLê Nguyên Khang, hai người sau này cũng là sĩ quan cấp tướng giữ chức vụ cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  6. ^ Vào thời điểm Quân đội Quốc gia Việt Nam mới hình thành (1950), vì nhu cầu sĩ quan người Việt cho Quân đội nên Chính phủ đã mở ra hai trường Sĩ quan Trừ bị để tiếp nhận các thí sinh trên toàn quốc hội đủ điều kiện để huấn luyện và đào tạo. Miền bắc đặt tại Nam Định, miền nam đặt ở Thủ Đức. Cả hai trường đều khai giảng và kết thúc khóa học đầu tiên cùng một thời điểm (khóa 1 Nam Định lấy tên Lê Lợi, khóa 1 Thủ Đức lấy tên Lê Văn Duyệt). Tuy nhiên trường ở Nam Định chỉ đào tạo sĩ quan một khóa duy nhất là khóa Lê Lợi. Về sau các thí sinh sĩ quan trừ bị đều nhập học vào trường Thủ Đức.
  7. ^ Sĩ quan tốt nghiệp trường võ khoa Nam Định sau này lên cấp tướng còn có:
    -Trung tướng Lê Nguyên Khang
    -Các Thiếu tướng: Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Duy Hinh
    -Các Chuẩn tướng: Nguyễn Chấn, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Hữu Nhơn, Vũ Đức Nhuận, Đặng Cao Thăng, Phan Phụng TiênNguyễn Hữu Tần
  8. ^ Trung tá Lê Quang Trọng sinh năm 1925 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 2 trường Võ bị Huế (nguyên Tư lệnh đầu tiên binh chủng TQLC), được cử đi làm Tư kệnh sư đoàn 2 dã chiến (tiền thân của sư đoàn 2 bộ binh). Sau cùng là Đại tá Tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh, giải ngũ năm 1964.
  9. ^ Trung tá Trần Thanh Chiêu tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Liên quân Đà Lạt. Cấp bậc sau cùng là Đại tá
  10. ^ Đại tá Huỳnh Văn Tồn tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Nguyên Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định trước khi Tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh. Ngày 13 tháng 9 năm 1964 tham gia cuộc "Biểu dương Lực lượng" âm mưu đảo chính tướng Nguyễn Khánh do tướng Dương Văn Đức cầm đầu, bị đưa ra Hội đồng kỷ luật và năm 1965 bị buộc giải ngũ.
  11. ^ Tướng Viên được chuyển về trung ương và được bổ nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  12. ^ Tướng Cao được cử đi làm Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật thay thế Trung tướng Tôn Thất Đính tong giai đoạn xảy ra vụ ""Biến động miền Trung".
  13. ^ Tướng Thắng được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật thay thế Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh được triệu hồi về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Tổng Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  14. ^ Trung tướng Phan Trọng Chinh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn thay thế Trung trướng Nguyễn bảo Trị làm Chỉ huy trưởng trường Chỉ huy và Tham mưu
  15. ^ Đại tá Đặng Đình Thụy sinh năm 1929 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 2 trường Võ bị Huế
  16. ^ Đại tá Võ Đại Khôi sinh năm 1932 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  17. ^ Đại tá Phạm Tất Thông sinh năm 1927 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt (là trưởng nam của cựu Đại tá Phạm Văn Cảm sinh năm 1904 tại Hà Nam, xuất thân từ trường Thiếu sinh quân Pháp, tốt nghiệp trường Võ bị Saint Cyr Pháp, sĩ quan người Việt đầu tiên thay sĩ quan người Pháp Chỉ huy trưởng trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức từ năm 1953 đến 1956)
  18. ^ Đại tá Trần Đức Minh sinh năm 1932 tại Thái Bình, tốt nghiệp khóa 3 phụ Võ khoa Thủ Đức. Đầu tháng 4/1975 thay thế Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được bổ nhiệm chức Tư lệnh phó Quân đoàn III
  19. ^ Trung tá Ngô Văn Doanh tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt
  20. ^ Đại tá Hoàng Cơ Lân sinh năm 1932 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Quân y Sài Gòn
  21. ^ Đại tá Nguyễn Sĩ Túc sinh năm 1923 tại Hải Dương, tốt nghiệp Võ bị Địa phương Bắc Việt
  22. ^ Đại tá Huỳnh Văn Tám tốt nghiệp trường Võ khoa Thủ Đức
  23. ^ Đại tá Cao Mạnh Thắng sinh năm 1928 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  24. ^ Đại tá Hồ Sĩ Khải sinh năm 1930 tại Khánh Hòa, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  25. ^ Đại tá Trần Văn Lễ sinh năm 1929 tại Gò Công, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  26. ^ Đại tá Nguyễn Văn Tám sinh năm 1927 tại Gia Định, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  27. ^ Đại tá Trịnh Đình Phi sinh năm 1931, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  28. ^ Nữ Trung tá Hồ Thị Vẻ tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Nữ quân nhân
  29. ^ Đại tá Đỗ Trọng Thuần sinh năm 1929 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  30. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Toán sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  31. ^ Đại tá Nguyễn Bá Thịnh sinh năm 1928 tại Hòa Bình, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt
  32. ^ Đại tá Mã Sanh Nhơn tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức
  33. ^ Đại tá Nguyễn Văn Đại sinh năm 1931 tại Vĩnh Yên, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt
  34. ^ Đại tá Trương Như Phùng sinh năm 1934 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.