Phước Mỹ Trung

Phước Mỹ Trung
Thị trấn
Thị trấn Phước Mỹ Trung
Chợ Ba Vát tại trung tâm thị trấn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBến Tre
HuyệnMỏ Cày Bắc
Trụ sở UBNDKhu phố Phước Khánh
Thành lập10/4/2023[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°11′35″B 106°16′16″Đ / 10,19306°B 106,27111°Đ / 10.19306; 106.27111
MapBản đồ thị trấn Phước Mỹ Trung
Phước Mỹ Trung trên bản đồ Việt Nam
Phước Mỹ Trung
Phước Mỹ Trung
Vị trí thị trấn Phước Mỹ Trung trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,32 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng9.879 người[1]
Mật độ1.187 người/km²
Khác
Mã hành chính28915[2]

Phước Mỹ Trungthị trấn huyện lỵ của huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Phước Mỹ Trung nằm ở trung tâm huyện Mỏ Cày Bắc, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 8,32 km², dân số năm 2022 là 9.879 người,[1] mật độ dân số đạt 1.187 người/km².

Khu vực trung tâm thị trấn (Ba Vát) nằm trên giồng đất cao.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử Phước Mỹ Trung gắn liền với địa danh Ba Vát hay Ba Việt (từ tiếng Khmer là Pears Watt nghĩa là chùa Phật).[4][5] Trong tác phẩm Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong viết đề cập đến địa danh chợ Ba Vát hay Ba Việt ở huyện Tân Minh là một trong những ngôi chợ sầm uất, đồng thời là cảng thị nổi tiếng của tỉnh Bến Tre thời bấy giờ. Cảng thị Ba Vát được hình thành từ cuối thế kỷ XVII, phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XVIII cho đến nửa đầu thế kỷ XIX. Nơi đây từng là nơi buôn bán của các thương nhân Việt - HoaNhật Bản với các mặt hàng được buôn bán như đồ gốm sứ,...[6] Trong sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức miêu tả: "Nơi đây phố xá liền lạc, ghe thuyền đậu tiếp tục đến huyện lỵ Tân An. Cách đó 15 dặm rưỡi sông Mỏ Cày cũng có phố xá trù mật".[7]

Ba Vát từng là nơi diễn ra trận chiến giữa quân Tây Sơn và quân của Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương vào năm Đinh Dậu - 1777, làm cho vùng này suy tàn dần.[6][8] Ngày 18 tháng 10 năm 1777, tướng Tây SơnNguyễn Huệ đánh thắng trận tại Ba Vát, Nguyễn Phúc Đổng (anh của Nguyễn Ánh), cha con Chưởng cơ Trương Phúc Thận, Lưu Thủ Lượng, Tham mưu Nguyễn Danh Khoáng đều bị giết.[9][a]

Trong thời kỳ thịnh vượng, Ba Vát được chọn làm lỵ sở của huyện Tân Minh. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi nhận: Huyện trị Tân Minh chu vi 64 trượng, rào tre. Nguyên trước đặt làm huyện trị Tân An tại địa phận thôn Phước Hạnh xứ Ba Việt, năm Minh Mạng thứ 4 (1823) cải làm phủ trị Hoằng An, năm Tự Đức thứ 4 (1851) dẹp phủ Hoằng An đổi làm huyện Tân Minh.[6][11]

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 và 3 tháng 2 năm 2016, người dân khu vực chợ Ba Vát nổi loạn chống chính quyền thuộc địa do Tám Đang và thầy chín Sửu lãnh đạo. Họ phá nhà ông hương cả, chiếm công sở, đánh nhà ông phó tổng; tấn công công sở làng Phước Hạnh và công sở Tân Phú Tây, rồi đốt giấy tờ.[12]

Làng Phước Mỹ Trung thuộc tổng Minh Thiện, quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre được thành lập vào năm 1927 trên cơ sở sáp nhập hai làng trước đó là Phước Hạnh và Trung Mỹ.[13]

Thời Việt Nam cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến thời Việt Nam Cộng hòa, các làng được gọi là xã, xã Phước Mỹ Trung ban đầu thuộc quận Mỏ Cày, tỉnh Kiến Hòa (tên gọi lúc bấy giờ của tỉnh Bến Tre). Đến năm 1963, chính quyền tách một phần quận Mỏ Cày để thành lập quận mới Đôn Nhơn, xã Phước Mỹ Trung chuyển sang trực thuộc quận Đôn Nhơn.[14] Quận lỵ Đôn Nhơn đặt tại Ba Vát, thuộc địa bàn xã Phước Mỹ Trung.[15]

Ngày 9 tháng 4 năm 1964, khu vực này xảy ra một trận đánh lớn giữa quân Giải phóng miền Nam và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo ghi chép lịch sử cách mạng, tiểu đoàn "Ó Vàng" của quân lực VNCH đã bị đánh bại, thiệt hại 5 xe thiết giáp, bị bắn rơi 1 máy bay trực thăng, bị đánh chìm 1 tàu chiến.[16]

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, quận Đôn Nhơn giải thể, xã Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Ngày 9 tháng 2 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP. Theo đó, xã Phước Mỹ Trung chuyển sang trực thuộc huyện Mỏ Cày Bắc mới thành lập và là huyện lỵ huyện Mỏ Cày Bắc.[17]

Ngày 7 tháng 9 năm 2012, xã Phước Mỹ Trung được công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 1724.[3]

Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 724/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023). Theo đó, thành lập thị trấn Phước Mỹ Trung trên cơ sở toàn bộ 8,32 km² diện tích tự nhiên và 9.879 người của xã Phước Mỹ Trung.[1]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Phước Mỹ Trung có tuyến Quốc lộ 57,[18] nối với Quốc lộ 60 từ thị trấn Mỏ Cày qua Chợ Lách nối với Vĩnh Long, và tỉnh lộ 882[b] nối giữa 2 tuyến quốc lộ 60 và 57.

Từ trung tâm thị trấn theo đường thủy có thể đi ra sông Hàm Luông ở phía Chợ Lách và phía nam tại Vàm Nước Trong tại xã Tân Thành Bình và nối với thị trấn Mỏ Cày, rồi có thể đi ra sông Cổ Chiên.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng giá trị sản xuất kinh tế của thị trấn là 734 tỷ đồng. Có 16 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã, 860 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ.[20] Doanh nghiệp Hương Miền Tây là nhà máy xử lý đóng gói và bảo quản bưởi đầu tiên ở Việt Nam, nhằm tập trung cho việc tiêu thụ bưởi da xanh của Bến Tre xuất khẩu ra nước ngoài.[21]

Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt trên 21 triệu đồng.[3] Đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người là 50,3 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo là 2,7%.[20]

Trung tâm mua bán là chợ Ba Vát với nhà lồng bách hóa có diện tích 987 m², diện tích quầy ki-ốt 4.512 m², diện tích nhà lồng rau, quả, sân, bãi chợ rộng 4.700 m². Chợ có trên 262 hộ đăng ký kinh doanh buôn bán thường xuyên.[20]

Thị trấn hiện có 4 cơ sở y tế khám chữa bệnh, 22 nhà thuốc tư nhân, 6 điểm giao dịch của các ngân hàng, 3 bưu cục khu vực.[20]

Các cơ sở giáo dục được đặt tại thị trấn gồm:

  • Trường Tiểu học Phước Mỹ Trung.
  • Trường THCS Phước Mỹ Trung.
  • THPT Bán công Phước Mỹ Trung.
  • Trung tâm GDTX Mỏ Cày Bắc.

Khu đô thị mới Phước Mỹ Trung với diện tích 11,1 ha đang được đầu tư xây dựng, nằm cạnh Quốc lộ 57.[22]

Phước Mỹ Trung có một nhà máy lọc nước để phục vụ cho nhân dân trong thị trấn.[23]

Đình Trung Mỹ toạ lạc tại ấp Phước Trung, thị trấn Phước Mỹ Trung, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX và được vua Tự Đức sắc phong thần năm 1852. Đây là nơi tổ chức 3 lệ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng 3; Hạ Điền Rằm, 16 tháng 4 và Thượng Điền Rằm, 16 tháng 11 âm lịch.[24]

Ca dao xưa có câu:[25][3]

Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát,
Đường Ba Vát gió mát tận xương.

Vào năm 2003, Di chỉ khảo cổ cảng thị Ba Vát được phát hiện bởi một nông dân địa phương ở ấp Phước Lý trong lúc đào ao nuôi cá.[26]

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trận Ba Vát năm 1777 là trận chiến lớn, được xem là sự kiện lớn tàn sát nghiêm trọng gia tộc Chúa Nguyễn của quân Tây Sơn.[10]
  2. ^ Chợ Ba Vát, trung tâm mua bán của thị trấn nằm trên tuyến đường này.[19]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Nghị quyết số 724/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc thành lập thị trấn Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành, thị trấn Tiệm Tôm thuộc huyện Ba Tri và thị trấn Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre”. thuvienphapluat.vn. ngày 13 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b c d Thu Duyên (ngày 17 tháng 10 năm 2012). “Mỏ Cày Bắc: Trung tâm xã Phước Mỹ Trung được công nhận đô thị loại V”. bentre.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ Đoàn Tứ, Nguyễn Phương Thảo 2001, tr. 1260.
  5. ^ “Ba Vát”. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ a b c “Địa danh Ba Vát”. Thư viện tỉnh Đồng Nai. ngày 14 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ Đoàn Tứ, Nguyễn Phương Thảo 2001, tr. 250.
  8. ^ “Buổi đầu khai phá - xây dựng”. Trang thông tin Kinh tế - Xã hội tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ Tạ Chí Đại Trường 2007, tr. 105.
  10. ^ Tạ Chí Đại Trường 2007, tr. 105, 407.
  11. ^ Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2009). “Ba Vát-Cảng thị cổ ở Bến Tre” (PDF). Di sản văn hóa vật thể. 3 (28). Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  12. ^ Sơn Nam 1971, tr. 64.
  13. ^ Nguyễn Đình Tư (2008). Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. tr. 876–877.
  14. ^ Đoàn Tứ, Nguyễn Phương Thảo 2001, tr. 60-62.
  15. ^ Nguyễn Đình Tư 2008, tr. 367.
  16. ^ Bùi Ngọc Trung 1997, tr. 105.
  17. ^ “Nghị định 08/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập xã, phường thuộc huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách, thị xã Bến Tre; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách để thành lập huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre”. thuvienphapluat.vn. ngày 9 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
  18. ^ Đoàn Tứ, Nguyễn Phương Thảo 2001, tr. 577.
  19. ^ “Bến Tre: Mỏ Cày Bắc với nhiều giải pháp kéo giảm TNGT”. Bộ Giao thông vận tải. ngày 24 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
  20. ^ a b c d Hoàng Vũ (ngày 1 tháng 3 năm 2023). “Thành lập thị trấn Phước Mỹ Trung”. báo Đồng Khởi. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
  21. ^ Minh Tuấn (ngày 27 tháng 12 năm 2011). “Bến Tre có nhà máy xử lý đóng gói bưởi”. Thesaigontimes. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
  22. ^ “Khảo sát các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại huyện Mỏ Cày Bắc”. Ban chấp hành Đảng bộ Bến Tre. ngày 3 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
  23. ^ Duyên Lê (ngày 9 tháng 6 năm 2021). “Mỏ Cày Bắc tập trung xây dựng hạ tầng nông thôn”. báo Đồng Khởi. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
  24. ^ Nguyễn Sơn (ngày 10 tháng 4 năm 2014). “Mỏ Cày Bắc: Đình Trung Mỹ, xã Phước Mỹ Trung, được công nhận Cơ sở thờ tự văn hóa”. Trang thông tin Kinh tế - Xã hội tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  25. ^ Đoàn Tứ, Nguyễn Phương Thảo 2001, tr. 577.
  26. ^ Viện Khảo cổ học 2007, tr. 11, 108.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tạp chí

[sửa | sửa mã nguồn]