Sách Ni

Sonin
ᠰᠣᠨᡳᠨ
Thụy hiệuVăn Trung
Nhiếp chính nhà Thanh
Nhiệm kỳ
1661–1667
Nhiếp chính cùng Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long, Ngao Bái
Hoàng đếKhang Hi
Thông tin cá nhân
Sinh1601
Mất
Thụy hiệu
Văn Trung
Ngày mất
1667
Nơi mất
Bắc Kinh
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Sách Ngạch Đồ, Cát Bố Lạt, Tâm Dụ
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Minh, nhà Thanh
Kỳ tịchChính Hoàng kỳ (Mãn)

Sách Ni (chữ Hán: 索尼; tiếng Mãn: ᠰᠣᠨᡳᠨ, chuyển tả: Sonin; 1601 – 12 tháng 8 năm 1667) còn gọi là Tỏa Ni (鎖尼)[1], Sách Nê (索泥)[2], họ Hách Xá Lý thị[3], là công thần khai quốc của nhà Thanh, Nhất đẳng Công tước. Là người đứng đầu trong bốn vị Phụ chính đại thần của Khang Hi.

Ông nguyên là người thuộc bộ lạc Cáp Đạt. Sau khi Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích thôn tính bộ lạc Cáp Đạt, Sách Ni cùng gia tộc và toàn thể bộ lạc quy thuận Thái Tổ, bèn đổi làm người của Chính Hoàng kỳ Mãn Châu. Năm Khang Hi thứ 4 (năm 1665), cháu gái của Sách Ni là Hách Xá Lý thị trở thành Hoàng hậu của Hoàng đế Khang Hi. 2 năm sau (1667), Sách Ni qua đời tại Bắc Kinh, thụy hiệuVăn Trung, con là Sách Ngạch Đồ kế thừa chức tước của phụ thân.

Thân Thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông xuất thân từ gia tộc Hách Xá Lý thị thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Cha ông là Thạc Sắc (硕色) - anh trai của Đại học sĩ Hy Phúc (希福). Cả nhà đều tinh thông Mãn văn, Mông vănHán văn, vì vậy Hoàng Thái Cực mệnh cho Thạc Sắc và Hy Phúc cùng nhau vào Trị Văn quán, ban hiệu "Ba Khắc Thập" (巴克什). Ông cũng nhờ cha mà được tập ấm chức vụ "Nhất đẳng Thị vệ". Về sau, ông tòng chinh đánh dẹp các bộ Giới Phiên, Đống Quỳ.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến công hiển hách

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Thông nguyên niên (1627), trong Trận Ninh - Cẩm, ông theo Hoàng Thái Cực đánh hạ Cẩm Châu, lại trinh sát quân Minh xuân quanh Ninh Viễn[4].

Năm thứ 3 (1629), ông theo Hoàng Thái Cực suất đại quân xâm nhập vào nội địa, áp sát kinh sư của nhà Minh, sử xưng "Trận Kỷ Tị" (己巳之变). Triều đình nhà Minh phái Viên Sùng Hoán đến cứu viện, đóng doanh ở phía đông nam Kinh thành. Bối lặc Hào Cách đột nhập chiến trận, quân Minh ồ ạt xông đến. Hào Cách bị vây khốn, Sách Ni lập tức cùng theo nhập trận, chém đầu rất nhiều quân Minh, đem Hoàng trưởng tử Hào Cách cứu ra khỏi vòng vây[5].

Năm thứ 4 (1630), ông suất quân trú thủ Vĩnh Bình.

Năm thứ 5 (1631), ông tham gia Trận Đại Lăng Hà, đánh tan quân Minh cứu viện từ Cẩm Châu, nhậm "Khải Lâm Lang" của Lại bộ [6].

Năm thứ 6 (1632), theo đại quân chinh phạt Sát Cáp Nhĩ, lần lượt đánh hạ Sơn Tây, Đại Đồng. Không lâu sau, ông được phong làm "Ngưu lục Chương kinh" [7] tương đương với thế chức Kỵ đô úy.

Năm Sùng Đức thứ 8 (1643), triều đình ghi nhận chiến công của ông, tiến phong làm Tam đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên [8].

Ngày 11 tháng 9, Hoàng Thái Cực qua đời ở Thịnh Kinh, không hề lưu lại di chiếu, gây nên một cuộc chiến tranh ngôi vị giữa Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn và Túc Thân vương Hào Cách. Các quan lại đều ủng hộ việc Hoàng tử kế vị, Sách Ni chịu trách nhiệm hòa hoãn xung đột giữa hai phe.

Ngày 26 tháng 9, trong tình thế Lưỡng Hoàng, Lưỡng Hồng và Lưỡng Lam kỳ đều không ủng hộ, Đa Nhĩ Cổn liền gấp gáp triệu Sách Ni đến bàn bạc. Ông khẳng định Tiên hoàng có Hoàng tử, nhất định phải chọn Tân quân từ trong các Hoàng tử; những người khác kế vị đều không hợp lẽ. Cũng trong đêm đó, Ba Nha Lạt Đạo Chương kinh[9][10][11] Đồ Lại đến bái phỏng Sách Ni, nói rằng nhất định phải lập Hoàng tử kế vị. Ngày hôm sau, Sách Ni, Ngao Bái cùng các Đại thần của Lưỡng Hoàng kỳ tập trung ở Đại Thanh môn, phía Ba Nha Lạt binh của Lưỡng Hoàng kỳ bao vây cung cấm, Sách Ni và Ngao Bái tiến vào Sùng Chính điện thương nghị việc lập Tân quân.

Bị chèn ép cách chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), ông theo Đa Nhĩ Cổn suất quân Thanh nhập quan, tiến vào Bắc Kinh.

Năm thứ 2 (1645), ông được tấn phong Nhị đẳng Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên [12] nhưng bị Đa Nhĩ Cổn giải trừ chức vị Khải Lâm Lang. Khoảng thời gian này, Đa Nhĩ Cổn chuyên quyền, đám người Đàm Thái, Củng A Đại, Tích Hàn đều phụ thụ vào ông ta, chỉ có Sách Ni là kiên trì không phụ thuộc vào.

Năm thứ 5 (1648), Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn đến Thịnh Kinh bái tế Chiêu Lăng. Sắp đến lúc xuất phát, Bối tử Truân Tề - con trai thứ hai của Đồ Luân - vu cáo Sách Ni cùng với đám người Đồ Lại từng có ý định lập Túc Thân vương Hào Cách, luận tội nên xử tử, triều đình niệm tình xử nhẹ, Đồ Lại đã qua đời nên con trai bị đoạt tước, Sách Ni bị cách chức tịch biên tài sản, phái đến Chiêu Lăng.

Năm thứ 8 (1651), sau khi tự mình chấp chính, Thuận Trị Đế đã cho gọi Sách Ni trở về, khôi phục chức tước cho ông, lại thăng thế chức thành Nhất đẳng Bá, trở thành Nội đại thần kiêm Nghị chính đại thần, Tổng quản Nội vụ phủ. Trở thành người đứng đầu trong các Mãn Đại thần triều Thuận Trị. Trong những năm nhậm chức, ông được đánh giá là công bằng nghiêm minh, đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng, trong đó có một vấn đề liên quan đến thừa kế tước vị, chính là ngoại trừ những thế chức công huân khai quốc có thể thế tập, còn lại những chức tước khác nếu không có công lao đặc biệt thì không nên ban cho đãi ngộ được thế tập.

Phụ chính đại thần

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thứ 18 (1661), Thuận Trị Đế qua đời, di chiếu truyền ngôi cho Hoàng tam tử Huyền Diệp, lại lệnh cho Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất LongNgao Bái trở thành Phụ chính Đại thần.

Năm Khang Hi thứ 6 (1667), Sách Ni nhiều lần dâng tấu mong Hoàng đế tự mình chấp chính, nhưng Khang Hi nhiều lần từ chối. Sách Ni vẫn kiên trì dâng tấu, thậm chí đến cầu ý kiến của Thái hoàng Thái hậu, cuối cùng Khang Hi chấp nhận thân chính, ngày lành do Lễ bộ định ra. Tháng 3, Nghị chính Vương Đại thần hội nghị cho rằng nên thăng tước vị cho Sách Ni, Khang Hi Đế liền hạ lệnh phong ông làm Nhất đẳng Công. Tháng 4, Sách Ni âm thầm chối từ tước vị, Khang Hi Đế dụ khuyên "Thấy khanh tấu thành khẩn chân thành, nhưng tước vị đền công lao, quốc gia đại điển, khanh cố hết sức lao lực vì triều đình,.... hơn nữa lệnh đã ban ra, khanh không nên chối từ"[13]. Ngày 11 tháng 4, Sách Ni đã được phong làm Nhất đẳng Công, tước vị ban đầu Nhất đẳng Bá được Khang Hi ban cho con trai thứ năm là Tâm Dụ. Ngày 23 tháng 6, Sách Ni vì tuổi già nhiều bệnh mà qua đời, thọ 67 tuổi, được truy thụy "Văn Trung" (文忠)[14]. Khang Hi Đế ban thưởng hai yên ngựa, hai ngàn lượng bạc trắng để lo liệu tang sự, thêm tế bốn lần.

Việc phong tước của Sách Ni không phải là "thăng tước vị" mà là "ban thêm tước vị". Vì vậy sau khi Sách Ni qua đời, con trai thứ năm là Tâm Dụ tập tước Nhất đẳng Bá và con trai thứ sáu là Pháp Bảo được tập tước Nhất đẳng Công, cả hai đều là thừa tập thế chức của Sách Ni. Về sau, con trai trưởng của ông là Cát Bố Lạt vì là cha của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu mà được phong làm Nhất đẳng Công, từ đây gia đình Sách Ni có tất cả 3 tước vị được thừa tập.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân tộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tằng tổ phụ: Đặc Hách Nột (特赫讷).
    • Tổ phụ: Hô Thập Mục Ba Nhan (瑚什穆巴颜).
      • Phụ: Thạc Sắc (碩色).
      • Thúc Phụ: Hy Phúc (希福), Tam đẳng Tử.
        • Suất Nhan Bảo (帥顏保), Lễ bộ Thượng thư, tập Tam đẳng Tử.
          • Hách Dịch (赫奕), Công bộ Thượng thư, tập Tam đẳng Tử.
            • Tung Thọ (嵩寿), Lễ bộ Thị lang, Nội các Đại học sĩ, Nhất đẳng Tử.
  1. Trưởng tử: Cát Bố Lạt (葛布喇), Nhất đẳng Công, Lĩnh thị vệ Nội đại thần.
    • Con gái:
      • Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Đích hậu nguyên phối của Khang Hi.
        • Thừa Hổ (承祜), Đích trưởng tử của Khang Hi.
        • Dận Nhưng (胤礽), Hoàng thái tử, Lý Mật Thân vương.
      • Bình phi, phi tần của Khang Hi.
      • Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), gả cho Nhất đẳng Công Pháp Khách (法喀) - con trai thứ ba của Át Tất Long.
    • Con trai:
      • Trường Thái (长泰), tập Nhất đẳng Công.
      • Thường Hải (常海), Tá lĩnh
        • Con gái: Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), Kế Phúc tấn của Hoàng thập tử Dận Ngã.
        • Con trai: Luân Bố (纶布), tập Nhất đẳng Công.
  2. Nhị tử: Cát Lạt Châu (噶喇珠), chết yểu.
  3. Tam tử: Sách Ngạch Đồ (索額圖), Bảo Hoà điện Đại Học sĩ.
    • Con trai: Cách Nhĩ Phân (格尔芬).
    • Con trai: A Nhĩ Cát Thiện (阿尔吉善)
  4. Tứ tử: Kha Nhĩ Khôn (柯尔坤).
  5. Ngũ tử: Tâm Dụ (心裕), thế tập Nhất đẳng Bá.
  6. Lục tử: Pháp Bảo (法保), thế tập Nhất đẳng Công.
    • Con trai: Pháp Nhĩ Tát (法尔萨), Tán trật đại thần, tập Nhất đẳng Công.
    • Con trai: Đạt Nhĩ Mã (达尔马), tập Nhất đẳng Công
    • Con trai: Linh Đức (灵德), tập Nhất đẳng Bá.
  1. Kế Phúc tấn của An Hòa Quận vương Nhạc Lạc (岳樂).
    • Con trai:
      • Mã Ni (玛尼), chết yểu.
      • An Khác Quận vương Mã Nhĩ Hồn (玛尔珲).
      • Trấn quốc công Kinh Hi (经希).
      • Dĩ cách Cần Quận vương Uẩn Đoan (蕴端).
    • Con gái:
      • Hoà Thạc Cách cách (Quận chúa), gả cho Tán kỵ Thị lang Nãi Cách (鼐格) của Nạp Lạt thị.
      • Đa La Cách cách (Huyện chúa), gả cho Thổ Mặc Thổ Đặc Bối lặc Ngạch Nhĩ Đức Mục Đồ (额尔德穆图) của Ngô Lạt Hán thị.
      • Đa La Cách cách (Huyện chúa), gả cho Thị Minh (侍明) của Qua Nhĩ Giai thị.
  2. Kế Phúc tấn của Bối lặc Sát Ni.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 121354-001
  2. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 087666
  3. ^ “Số 701007782”. Thanh sử quán Truyện cảo. Đài Bắc: Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia.
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1987, tr. 481 - 487, Tập 1, Quyển 6
  5. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1928, Quyển 249, Liệt truyện 36
  6. ^ Khải lâm lang (启心郎), là một chức quan đặc thù của nhà Thanh, thuộc về các chức quan trung ương, xuất hiện trong Lục bộ, Lý phiên viện, Đô sát viện, Tông nhân phủ. Năm 1631, theo chế độ nhà Minh mà nhà Thanh thiết lập Lục bộ. Các chức quan trong Lục bộ lần lượt là Mãn - Mông - Hán Thừa chính, Tham chính, Khải lâm lang, Ngạch triết khố. Năm 1644 đổi Thừa chính thành Thượng thư, Tham chính thành Thị lang, Lý sự quan thành Lang trung, Phó lý sự quan thành Viên ngoại lang. Riêng Khải lâm lang là một quan chế đặc thù đặc ra vào thời Thanh sơ để "Phiên dịch", chịu trách nhiệm làm cầu nối giữa quan viên Mãn - Hán. Năm 1658 bắt đầu cắt bỏ chức quan này, chỉ giữ lại ở Tông nhân phủ. Năm 1673 thì chính thức bỏ hoàn toàn.
  7. ^ Ngưu lục Chương kinh (牛录, tiếng Mãn: ᠨᡳᡵᡠ, Möllendorff: niru, 章京 tiếng Mãn: ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: janggin, đại từ điển: zhanggin, Abkai: janggin), Hán ngữ là Tá lĩnh.
  8. ^ A Tư Cáp Ni Cáp Phiên (阿思哈尼哈番, tiếng Mãn: ᠠᠰᡥᠠᠨ ‍ᡳ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: ashan-i hafan), nguyên nghĩa là "Phó quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Nam tước.
  9. ^ Ba Nha Lạt (巴牙喇) dịch sang tiếng Hán là Hộ quân. Ban đầu, người Nữ Chân đều chọn ra một tổ tinh nhuệ làm nhiệm vụ bảo vệ thủ lãnh của bộ tộc, gọi là Ba Nha Lạt, đơn vị ban đầu là Giáp lạt, năm 1647 đổi là đạo
  10. ^ Theo Ngưu lục chế của người Nữ Chân, 300 hộ = 1 Ngưu lục, 5 Ngưu lục = 1 Giáp lạt, 5 Giáp lạt = 1 Cố Sơn. Đứng đầu mỗi đơn vị này là Ngạch chân (nghĩa là chủ)
  11. ^ Chương kinh (章京, tiếng Mãn: ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: janggin, đại từ điển: zhanggin, Abkai: janggin, tiếng Mông Cổ: Занги) dịch sang tiếng Hán là Tướng quân; đến năm 1634, Giáp lạt Ngạch chân được đổi gọi là Giáp lạt Chương kinh (tương tự Ngưu lục ngạch chân được đổi gọi là Ngưu lục Chương kinh; chỉ có Cố sơn Ngạch chân là không đổi). Năm 1660, Giáp lạt Chương kinh được định danh trong Hán ngữ là Tham lĩnh (Ngưu lục Chương kinh được định danh là Tá lĩnh)
  12. ^ Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên (精奇尼哈番, tiếng Mãn: ᠵᡳᠩᡴᡳᠨᡳ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: jingkini hafan), nguyên nghĩa là "Chính quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Tử tước.
  13. ^ Nguyên văn: 览卿奏具见诚悃, 但锡爵酬庸, 国家大典, 卿宣力累朝, 忠猷茂着膺兹宠秩, 於理允符, 着即只遵成命, 不必逊辞
  14. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1987, tr. 16, Quyển 6

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]