Đại Đồng, Tiên Du

Đại Đồng
Xã Đại Đồng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
HuyệnTiên Du
Địa lý
Tọa độ: 21°5′18″B 105°59′17″Đ / 21,08833°B 105,98806°Đ / 21.08833; 105.98806
Đại Đồng trên bản đồ Việt Nam
Đại Đồng
Đại Đồng
Vị trí xã Đại Đồng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,4 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng9555 người[1]
Mật độ1291 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính09355[2]

Đại Đồng là một thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại Đồng có diện tích 7,4 km², dân số năm 1999 là 9555 người,[1] mật độ dân số đạt 1291 người/km².

Xã Đại Đồng có vị trí địa lý:

Dòng sông Tam Giang, một nhánh của con sông huyền thoại Tiêu Tương, chảy suốt theo chiều ngang xã, chia xã Đại Đồng ra làm 2 phần. Ngoài ra còn có dấu tích của ngòi Tào Khê phía sau làng Đại Trung,..

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại Đồng chia làm 4 thôn: Dương Húc, Đại Vi, Đại Trung và Đại Thượng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Nghè Xóm Nối, Đại Đồng thờ Bạch Đa, vị tướng nhà Đinh tham gia dẹp 12 sứ quân

Các làng xã ở xứ Kinh Bắc xưa đa phần được tạo ra từ thời Hùng Vương, cách đây hơn 2000 năm. Thời phong kiến trung đại, vùng là xã Đại Đồng ngày nay là đất của 4 xã (tương đương với làng) Dương Húc, Đại Vi, Đại Vi Trung và Đại Vi Thượng thuộc tổng Đại Vi, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Năm 1946, sau Cách mạng tháng Tám, đơn vị hành chính cấp tổng và phủ bị bãi bỏ, 4 xã trên gộp vào nhau thành xã mới mang tên xã Đại Đồng thuộc huyện Tiên Du.

Dân số năm 1999 là 9555 người, chủ yếu là người Kinh.

Năm 2018, dân số cư trú trên địa bàn xã đạt 20.000 người. Trong đó có hơn 6000 người là lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các KCN trên địa bàn xã.

Kinh tế xã Đại Đồng trước đây chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán nhỏ, nghề truyền thống, có nghề mộc nổi tiếng ở Đại Vi, đã tham gia xây dựng nhiều công trình có giá trị trên cả nước và ra cả nước ngoài.

Công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2005, với sự hiện diện của 2 KCN lớn là Đại Đồng Hoàn Sơn và Việt Nam - Singapore, kéo theo sự biến động lớn trong thành phần dân cư, an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế dịch vụ, bán lẻ hàng hóa.

Năm 2017, xã Đại Đồng cùng huyện Tiên Du đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau 15 năm công nghiệp hóa, xã Đại Đồng cơ bản chuyển dịch theo hướng kinh doanh dịch vụ, phục vụ nhu cầu của người lao động ở khu công nghiệp. Tỉ lệ dân cư làm nông nghiệp giảm mạnh.

Di tích lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đình làng Đại Vi thờ 3 vị tướng nhà Đinh Trương Ngọ, Trương Mai, Bạch Đa có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân

Xã Đại Đồng có làng cổ Đại Vi với bề dày lịch sử hình thành từ thời Đinh mà bằng chứng là sự hiện hữu của các di tích lịch sử từ thế kỷ X. Đó là quần thể đình Đại Vi - Nghè xóm Nối - Nghè xóm Gạ thờ các vị tướng nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân, họ đã đóng đồn, chiêu dân chiến đấu và hi sinh tại làng Đại Vi. Cụ thể các di tích:

  • Đình làng Đại Vi thờ tam vị đại vương tướng nhà Đinh là Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa. 3 vị tướng nhà Đinh đều quê ở động Hoa Lư, đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh. Hàng năm vào dịp lễ hội làng Đại Vi có rước kiệu từ các di tích trong làng như Nghè Gạ thờ Trương Ngọ và Nghè Nối thờ Bạch Đa về đình làm lễ.
  • Nghè Gạ hay miếu xóm Gạ là nơi thờ người anh cả Trương Ngọ, tương truyền đây cũng là nơi ông đóng đồn chiêu dân dẹp loạn.
  • Nghè Nối hay miếu xóm Nối thờ tướng Bạch Đa, là em họ của Trương Ngọ và Trương Mai. Vị trí Nghè xóm Nối là nơi các ông chiến đấu anh dũng và hy sinh tại đây.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan