Đoàn Thọ

Đoàn Thọ
段壽
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mất
Ngày mất
1871
Nơi mất
Lạng Sơn
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đoàn Văn Trường
Nghề nghiệptướng lĩnh quân đội
Quốc tịchĐại Nam
Thời kỳnhà Nguyễn

Đoàn Thọ (段壽, ?-1871) là võ quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện không cho biết quê quán của Đoàn Thọ, nhưng theo gia phả họ Đoàn, thì quê quán của Trung quân Đoàn Thọ ở thôn Phú Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trước, ông tên là Đoàn Của, sau đổi thành Đoàn Thọ.

Thuở trai trẻ, ông theo học trường đào tạo võ chức Anh Danh [1].

Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), nhờ lập công, ông được làm Hậu bảo Hiệp quản, rồi lần lượt trải chức Trung bảo vệ úy, Chưởng vệ, thự Thống chế doanh Kỳ Vũ, quyền Chưởng trung quân[2]

Tháng 8 năm 1858, tàu quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, vua Tự Đức sai ông mang tờ dụ đi khuyến khích tướng sĩ và xem xét tình thế để đề xuất việc ứng phó [2].

Năm 1861, ông được bổ làm Trung quân Đô thống, sung Phòng hộ sứ cửa biển Thuận An (Huế). Hai năm sau, ông làm thự Đô thống phủ Chưởng phủ sự sung quản lĩnh Thị vệ đại thần. Cũng trong năm này, có hai sứ giả nước Tây Ban NhaPháp đến Huế, vua sai Trần Tiễn Thành và ông đón tiếp và thương thuyết việc nước nhưng không thành công, ông bị giáng lưu[2].

Năm 1864, xét thấy ông siêng năng, làm việc chu đáo, vua Tự Đức lại cho làm thự Trung quân Đô thống phủ Đô thống, Chưởng phủ sự. Lúc bấy giờ, dư đảng Thái Bình Thiên Quốc chống nhà Thanh bên Trung Quốc của Hồng Tú ToànNgô Côn chạy sang Việt Nam, trước xin hàng, sau đem tàn quân cướp phá các tỉnh phía Bắc Việt Nam[2].

Cuối năm 1870, Ngô Côn xua quân vây đánh tỉnh thành Bắc Ninh, quân của Ông Ích Khiêm liền đem quân chống trả, diệt được Ngô Côn [3]. Thuộc hạ của Ngô Côn là Hoàng Sùng Anh (hiệu Cờ Vàng), Lưu Vĩnh Phúc (hiệu Cờ Đen), Bàn Văn Nhị-Lương Văn Lợi (hiệu Cờ Trắng), vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang, Thái Nguyên. Triều đình bèn sai Trung quân Đoàn Thọ sung chức Bình khấu tướng quân, đem đại đội binh tượng chia làm ba đạo tiến ra đất Bắc.

Đoàn Thọ vừa mới ra, kéo quân lên đóng ở tỉnh thành Lạng Sơn, bị "bọn giặc khách" (gọi theo sử Nguyễn) là Tô Tứ cùng Tăng Á Dã hiệp quân nổi dậy. Vua Tự Đức bèn chuẩn cho Đoàn Thọ làm Tổng thống Bắc Kỳ quân vụ.

Tháng 10 năm Tân Mùi (1871), lúc nửa đêm, Tô Tứ bất ngờ kéo lực lượng đến đánh úp thành Lạng Sơn giết chết Lãnh binh là Lê Văn Dã. Hốt hoảng các võ quan là Võ Trọng Bình, Đặng Toán, Văn Tường và đều bỏ chạy cả.

Chỉ mỗi mình Đoàn Thọ lên thành đốc quân tàn hơn 10 người cố đánh, nhưng vì thế ông bị giết tại trận[2].

Được tôn thờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghe Đoàn Thọ tử trận, vua Tự Đức thương lắm, nói rằng: "Không biết giữ cho đại thần (Đoàn Thọ) được an toàn, là lỗi của trẫm".

Mặc dù vậy, nhà vua cho là Đoàn Thọ thân làm chủ tướng để thành thất thủ, tội sơ suất khó chối được. Nhưng đương lúc giặc đánh úp, lại đem quân liều chết chống đánh, tiết liệt thực đáng khen, chuẩn cho giáng làm Trung quân Đô thống, chiểu hàm cấp tiền tuất, cho thêm 100 quan tiền cấp cho người nhà lập đền để thờ...[4] Sau, Đoàn Thọ được phối thờ trong đền Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội[5] cùng với Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng.

Thông tin liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Thọ không con, triều đình xét cho cháu là Đoàn Văn Diễn (con của người em là Đoàn Văn Lộc) làm con thừa tự, được vua chức phong làm Minh Nghĩa Đô Úy [6].

Theo gia phả họ Đoàn, mộ phần ông trước ở tại thôn Trung Lũ, xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên, đến năm 2002, cải táng về nghĩa trang phía nam thành phố Huế. Nhà thờ của ông tại số 70, Kim Long, thành phố Huế.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 297). Thông tin thêm: Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho lập hai trường đào tạo võ chức, đó là trường Anh Danh và trường Giáo Dưỡng. Hai trường này dành riêng cho con các quan, các công tử không biết chữ. Tuy nhiên khi xếp bổ dụng, hạng tốt nghiệp trường này không bằng hạng thi đỗ võ cử (giải thích của Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, Quyển 4, Sài Gòn, 1961, tr. 268).
  2. ^ a b c d e Nguồn: Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 297-200.
  3. ^ Chép theo Việt Nam sử lược (tr. 507). Đại Nam chính biên liệt truyện chép khác, đại ý như sau: "Năm 1869, Ngô Côn xua quân đi vây đánh thành tỉnh Bắc Ninh. Hay tin, từ huyện Kim Anh (nay là một phần huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Ông Ích Khiêm đem binh voi đến chống trả. Ngô Côn bị trúng đạn lạc, tử trận" (tr. 814).
  4. ^ Lược theo Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 299.
  5. ^ Theo [1] Lưu trữ 2012-09-13 tại Wayback Machine[2] Lưu trữ 2012-09-13 tại Wayback Machine
  6. ^ Tên và chức vị con ông chép theo Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 299.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Bạn đang lên kế hoạch cho lễ cưới của mình? Bạn cần tham khảo những kinh nghiệm của những người đi trước để có một lễ cưới trọn vẹn
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là về thời đại bình an. Tại đây mọi người đang bàn tán với nhau về Sukuna. Hắn được mời đến một lễ hội
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lược qua các thông tin cơ bản của các vị thần với quốc gia của mình
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.