Age of Empires (trò chơi điện tử)

Age of Empires
Nhà phát triểnEnsemble Studios
Nhà phát hànhMicrosoft Game Studios
Thiết kếRick Goodman
Bruce Shelley
Brian Sullivan[1]
Dòng trò chơiAge of Empires
Công nghệGenie
Nền tảngMicrosoft Windows, Windows Mobile, Macintosh
Phát hành
  • US: 15 tháng 10 năm 1997[2]
  • UK: 2 tháng 2 năm 1998
[2]
Thể loạiChiến thuật thời gian thực
Chế độ chơiChơi đơn, nhiều người chơi (tối đa 8 người chơi)

Age of Empires (viết tắt: AoE, còn gọi là Đế Chế tại Việt Nam), là trò chơi máy tính chiến lược thời gian thực lịch sử trong vai trò người lãnh đạo một nền văn minh cổ xưa. Nền văn minh phát triển qua bốn thời đại (Thời tiền sử, Thời đại đồ đá, Thời đại đồ đồngThời đại đồ sắt) do hãng Ensemble Studios phát triển và Microsoft phát hành vào năm 1997. Trò chơi sử dụng Genie, một game engine với cơ cấu đồ họa 2D.[3]

Sự thành công của Age of Empires đã khiến nhà phát triển tiếp tục tung ra phiên bản mở rộng Age of Empires: The Rise of Rome được phát hành vào năm 1998.[4] Phiên bản tổng hợp Gold Edition bao gồm phiên bản đầu tiên Age of Empires và phiên bản mở rộng The Rise of Rome được phát hành vào năm 1999.[5] Phiên bản ''remaster'' Age of Empires: Definitive Edition được làm mới về giao diện, âm nhạc và đồ hoạ 3D, hỗ trợ độ phân giải 4K được phát hành vào năm 2018.[6]

Cách chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Age of Empires yêu cầu người chơi sẽ phải phát triển nền văn minh từ lúc chỉ là một nhóm nhỏ chuyên săn bắt hái lượm cho đến khi mở rộng thành một đế quốc thời đại đồ sắt. Để chiến thắng, người chơi buộc phải thu thập tài nguyên, xây dựng công trình, mua lính, nâng cấp những công nghệ tiên tiến hơn, lên đời để mở khóa những công nghệ mới, rồi sau cùng mang quân tiêu diệt đối phương bằng cách áp dụng khéo léo những chiến thuậtchiến lược hợp lý và tài tình.[7]

Tài nguyên trong game có giới hạn, không một loại tài nguyên nào có thể tồn tại mãi trong suốt diễn biến của game, ví dụ như khi người chơi tiến hành các hoạt động khai thác như: chặt cây, đào vàng, đập đá thì sau một thời gian chúng sẽ biến mất chứ không còn nguyên như nhiều game khác, hiệu ứng cạn kiệt dần của các ngư trường đánh bắt cá, mỏ đá, mỏ vàng hoặc các hiệu ứng chết của đơn vị quân, các công trình cháy cũng làm cho game mang tính chân thực hơn.[8][9]

Hệ thống chơi đơn với các nhiệm vụ được thiết kế xoay quanh câu chuyện của 4 dân tộc Ai Cập, Hi Lạp, BabylonYamato giúp cho người chơi có thể khám phá những câu chuyện lịch sử của nhân loại. Bên cạnh đó hệ thống chơi qua mạng với tối đa 8 người tham gia thi đấu cũng góp phần tạo nên sự thành công của game.[7]

Trong game có 12 nền văn minh: Hy Lạp, Minos, Ai Cập, Assyria, Sumer, Babylon, Phoenicia, Hittite, Ba Tư, Ân, Triều Tiên, Yamato. Mỗi nền văn minh sẽ có những loại công trình, binh chủng và công nghệ khác nhau dựa trên những khác biệt về văn hóa và quân sự. Ngoài ra tự mỗi phe còn sở hữu thêm các đơn vị lính đặc biệt và công nghệ đặc trưng.[10]

Trong quá trình chơi game người chơi sẽ lần lượt trải bốn thời kỳ sơ khai đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại thông qua bốn thời kỳ gồm: Stone Age, Tool Age - New Stone Age, Bronze AgeIron Age. Sự phát triển được nghiên cứu tại Nhà Chính (Town Center) và mỗi một thành tựu mới sẽ mang lại cho người chơi các công trình, binh chủng, vũ khí và công nghệ mới.[9][11]

Mục chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Game có tổng cộng tất cả bốn chiến dịch chơi đơn, ở mỗi màn chơi chiến dịch sẽ yêu cầu người chơi phải hoàn thành những mục tiêu riêng biệt. Chiến dịch là sự tổng hợp các kịch bản được thiết kế theo hướng tuyến tính. Người chơi sẽ trải qua những chiến dịch chủ yếu kể về lịch sử của các nền văn minh như Ai Cập, Hy Lạp, BabylonYamato. Ngoài ra còn có một chiến dịch hoàn toàn đặc biệt chỉ dành cho phiên bản demo xoay quanh Đế quốc Hittite.[12] Trừ phần chiến dịch ra thì game còn có thêm một phần chơi gọi là bản đồ ngẫu nhiên (random map), theo đó mỗi bản đồ khác nhau sẽ được tạo ra cho mỗi lượt chơi mới. Các biến thể của bản đồ ngẫu nhiên, chẳng hạn như mục Tử Chiến (Death Match).[9][13][14]

Age of Empires còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phần chơi mạng và chơi trực tuyến có thể lên đến tối đa 8 người chơi cùng một lúc, do đó khiến cho phần chơi mạng ít rắc rối hơn những game cùng thể loại tuy đôi lúc hay xảy ra hiện tượng lagngắt kết nối giữa chừng.[15] Tới ngày 19 tháng 6 năm 2006, mục chơi nhiều người đã được chính Microsoft Gaming Zone chính thức hỗ trợ. Vào thời điểm đó, Zone gần như bỏ rơi sự hỗ trợ hầu hết các trò chơi bằng đĩa CD-ROM, bao gồm Age of EmpiresAge of Empires II: The Age of Kings.[16]

Việc người sử dụng có thể tạo ra các màn chơi riêng biệt theo ý mình hoặc hàng loạt màn chơi (chiến dịch) cho game được thực hiện thông qua công cụ Scenario Builder (người tạo màn chơi) do nhà sản xuất cung cấp. Công cụ khá đơn giản và rất dễ sử dụng hơn so với việc biên tập từ các game cùng thể loại vốn có quá ít tính năng tạo màn. Hãng Ensemble Studios cũng dùng Scenario Builder để thực hiện những màn chiến dịch chơi đơn khác nhau. Có nhiều website không chính thức tồn tại chỉ để gửi lên những màn chơi ngẫu nhiên và cho phép người chơi tải về tùy ý. Vào cuối năm 2005, nhiều người chơi phát hiện ra rằng bằng cách thay đổi các tập tin dữ liệu khác nhau, những đơn vị xuất hiện trong các phiên bản thử nghiệm của game có thể dùng được thông qua công cụ tạo màn có sẵn. Một số chủng loại lính vô danh như tàu vũ trụ và một người anh hùng có khả năng thay đổi quyền sở hữu khi các đơn vị di chuyển tới gần. Thông qua việc chỉnh sửa dữ liệu, các quy định về vị trí đơn vị cũng có thể được sửa đổi. Điều này cho phép có thể đặt các đơn vị lính lên trên mọi địa hình và phía trên các đơn vị khác, dẫn đến tạo ra khả năng mới cho phần thiết kế. Những khám phá quan trọng khác bao gồm các mẫu địa hình mới, cơ chế can thiệp vào các thuộc tính của từng cá thể như tăng gấp ba lần máu của mỗi đơn vị lính và thêm một công cụ để chỉnh sửa kích cỡ bản đồ.[17]

Các nền văn minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Game cho phép người chơi lựa chọn một trong 12 phe thuộc các nền văn minh có thật trong lịch sử thế giới. Mỗi nền văn minh đều được phân chia dựa theo bốn kiểu kiến trúc riêng biệt sẽ quyết định đến hình dạng và sự xuất hiện của họ ở trong game gồm Đông Á, Mesopotamia, Ai CậpHy Lạp.[18] 12 nền văn minh là:

Group Hy Lạp Ai Cập Babylon Châu Á
Nền văn minh

Công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc nghiên cứu công nghệ trong game được thực hiện ở các công trình đặc biệt mà chúng có mối liên hệ thông thường với nhau, ví dụ như việc nghiên cứu tôn giáo sẽ do các đền thờ thực hiện và việc cải tiến giáp phục được nghiên cứu ở nhà kho.[9] Sự phát triển công nghệ trong game được chia làm nhiều loại mà chủ yếu ở việc nâng cấp về các mặt quân sự (vũ khí và áo giáp tốt hơn cho lính), kinh tế (gia tăng khả năng thu thập tài nguyên), tôn giáo (cải đạo nhanh hơn và xuất hiện thêm nhiều kỹ năng mới cho thầy tu), cơ sở hạ tầng (gia tăng sự kiên cố cho các công sự và công trình). Một khi người chơi đạt được những nghiên cứu về công nghệ ở mức độ cơ bản sẽ phát sinh thêm các công nghệ mới hơn cùng với chi phí đắt đỏ hơn. Một số công nghệ đặc biệt mà chỉ có vài nền văn minh mới có được.[9]

Công nghệ là thành phần chính yếu đóng vai trò rất quan trọng về mặt chiến lược trong game.[19] Xuyên suốt sự phát triển và mở rộng của các phe phái thì công nghệ ngày càng trở nên tốn kém, nội việc thu thập những tài nguyên cần thiết để tiến hành việc nghiên cứu chúng cũng khiến người chơi gặp không ít khó khăn và trở ngại.[19] Kết quả khiến cho sự cân bằng lực lượng lao động của nông dân trên khắp các nguồn tài nguyên khác nhau cũng có thể làm nên sự khác biệt giữa chiến thắng và thất bại của người chơi.[19]

Binh chủng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một trận đánh.

Người chơi có thể điều khiển nhiều chủng loại đơn vị cả về quân sự và dân sự.[19] Hầu hết các binh chủng đều có thể được nâng cấp thông qua việc nghiên cứu (ví dụ như tăng tốc độ thu thập tài nguyên của dân làng, tăng cường mức sát thương cho bộ binh, sự kiên cố của áo giáptầm bắn xa cho cung thủ).[19]

Những đơn vị trên đất liền khá thông dụng trong game. Dân làng được xem như đơn vị cơ bản nhất trong Age of Empires. Chức năng chính của họ là thu thập tài nguyên như đốn cây lấy gỗ, đào vàngđá, săn bắn và hái lượm, canh tác, hoặc Đánh cá để đổi lấy lương thực.[19] Đồng thời nông dân còn có thể dùng để xây dựng công trình hoặc sửa chữa nhà cửa và tàu thuyền bị hư hỏng, ngoài ra người chơi có thể sử dụng họ để đánh nhau với quân đối phương khi cần thiết, dù sức sát thương của đơn vị này khá thấp. Thầy tu là đơn vị không chiến đấu mà chỉ dùng để hồi máu cho quân của người chơi và quân đồng minh hoặc sử dụng tuyệt kỹ cải đạo biến quân đối phương trở thành quân của mình. Các đơn vị bộ binh như Lính chùy, Lính rìu, Kiếm sĩ, Chiến binh, Lính giáo dài chỉ có thể tấn công trong phạm vi gần. Còn các đơn vị cưỡi ngựa như Chiến xa, Kỵ binh, Voi chiếnKị xạ đều dùng để tấn công ở tầm xa. Những đơn vị công thành chỉ gồm có hai loại duy nhất là Catapult (Máy lăng đá) và Ballista (Xe bắn tên). Máy lăng đá sử dụng một tảng đá to được phóng đi với khả năng sát thương diện rộng, tác động đến toàn bộ đơn vị ở trong một khu vực nhỏ, rất hữu hiệu khi công thành và gây thiệt hại nặng cho một nhóm lính vây quanh. Trong khi xe bắn tên gây thiệt hại ít hơn khi vây đánh nhà cửa và binh lính, bù lại tốc độ bắn nhanh, độ chính xác cao và chi phí rẻ hơn so với Catapult.

Trái lại những đơn vị trên biển chỉ đóng vai trò phụ, nhưng đôi lúc lại rất cần thiết để giành lấy chiến thắng trong game. Thuyền đánh cáTàu đánh cá tương tự như dân làng dùng để thu thập cá trên biển để làm lương thực. Thuyền buônTàu buôn trao đổi tài nguyên gỗ, lương thực, đá từ các kho dự trữ và đổi lấy vàng tại Bến cảng của người chơi khác, với số vàng kiếm được tương đối so với khoảng cách giữa hai bến cảng. Tàu vận tải chuyên chở các đơn vị trên đất liền từ vùng đất này sang vùng đất khác. Tàu chiến tỏ ra rất hiệu quả trong việc tấn công tàu bè của đối phương và tấn công các đơn vị trên đất liền gần bờ biển (vì các đơn vị cận chiến không thể kháng cự lại). Tàu chiến bao gồm hai loại là Galley (thuyền to chạy bằng buồm và chèo, thông dụng ở Địa Trung Hải Cổ đại và thời Trung Cổ) bắn tên lửa và Trireme (tàu chiến cổ ba tầng chèo rất phổ biến ở Địa Trung Hải thời Cổ đại) có khả năng bắn ra một loạt tên hoặc những tảng đá (khá hữu hiệu khi chống lại các công trình nằm gần bờ biển).

Các loại binh chủng trong game đa số đều giống hệt nhau, bất kể nền văn minh nào (mặc dù các nền văn minh có thể cải tiến các biến thể của các đơn vị này). Ví dụ như một kiếm sĩ cấp cao của Triều Tiên giống y như kiếm sĩ cấp cao của Ba Tư và Phoenicia, các đơn vị khác như cung thủ, lính dùng rìu, lính dùng kiếm ngắn, kị binh v.v. cũng tương tự. Một vài bộ áo giáp và trang phục được thiết kế không đúng với lịch sử như lính dùng trường kiếm mặc đồ y hệt Vệ binh Hoàng gia La Mã. Một số đơn vị ở các nền văn minh khác trong game thì lại không đúng với thực tế của lịch sử, ví dụ như việc mua lính giáo dài thì các phe đều có thể mua được ngoại trừ Ba Tư, một số nền văn minh Trung Á có thể mua được các đạo quân legioncenturion, trong khi Yamato của Nhật Bản lại đóng được tàu chiến bắn tên lửa.

Công trình

[sửa | sửa mã nguồn]
Bốn kỳ quan có thể xây dựng trong trò chơi.

Nhà Chính (Town Center) là một trong những công trình quan trọng nhất trong game. Công trình có chức năng chính là tạo ra dân làng và nâng cấp thời kỳ.[19] Ở hầu hết các bản đồ thì mỗi người chơi đều bắt đầu với một Nhà Chính, khả năng xây dựng nhiều Nhà Chính được mở ra bằng cách xây dựng Trung tâm Hành chính (Government Center) trong thời đại Đồ Đồng. Nhà Ở cung cấp việc hỗ trợ dân số cho bốn đơn vị. Để tạo dân, lính, xe và tàu thuyền nhiều hơn, thì người chơi buộc phải xây dựng Nhà Ở nhiều hơn. Mỗi căn nhà sẽ hỗ trợ bốn đơn vị, dù cho người chơi có xây bao nhiêu căn nhà đi nữa (một khái niệm đã không được duy trì trong game về sau là Age of Mythology) chỉ có thể hỗ trợ tối đa 50 đơn vị (nếu chơi trong Single Player menu) hoặc 50-200 đơn vị (nếu chơi trong Chơi mạng menu).

Quân đội được tạo ra tại các công trình riêng biệt liên quan đến khu vực của họ. Tất cả các đơn vị tàu thuyền được tạo ra ở Bến cảng. Tường thànhTháp canh là những công sự bảo vệ (Age of Empires là một trong những trò chơi chiến lược thời gian thực đầu tiên có tường thành đủ mạnh để tạo thành phương tiện phòng thủ hữu hiệu). Các lực lượng bộ binh được tạo ra ở Trại línhHọc viện. Các lực lượng cung thủ được tạo ra từ Trường bắn cung. Các lực lượng kỵ binh được tạo ra từ Chuồng ngựa. Các loại xe bắn đá được tạo ra từ Xưởng khí cụ. Pháp sư được tạo ra từ Đền thờ. Nông trại được sử dụng để sản xuất thực phẩm. Kho thóc, Nhà kho, và Nhà Chính được sử dụng để lưu trữ nguồn tài nguyên do dân làng đem tới. Ngoài ra Nhà kho, Chợ, Trung tâm hành chínhĐền thờ còn được dùng để nghiên cứu công nghệ cho căn cứ. Kho thóc dùng để nghiên cứu và nâng cấp Tháp canhTường thành.

Kỳ quan là công trình kỷ niệm to lớn đại diện cho những thành tựu kiến trúc của thời gian, chẳng hạn như Kim tự tháp Ai Cập. Để xây dựng được kỳ quan đều cần số lượng tài nguyên lớn (gồm gỗ, vàng và đá) và tốc độ xây dựng rất chậm. Kỳ quan không thể sản xuất các đơn vị quân sự cũng như không tiến hành nghiên cứu được. Trong những màn chơi với điều kiện Chiến Thắng Chuẩn (Standard Victory), yêu cầu người chơi để giành lấy chiến thắng thì phải xây dựng kỳ quan và giữ cho nó khỏi bị quân đối phương tiêu diệt với thời gian là 2000 năm (khoảng 10 phút trong thế giới thực). Việc xây dựng kỳ quan cũng đồng thời làm tăng điểm số có ảnh hưởng tốt đến điểm số trong game. Do vậy người chơi thường đặt ưu tiên hàng đầu của họ vào việc tiêu diệt kỳ quan của đối phương, đặc biệt là trong điều kiện Chiến Thắng Chuẩn. Cũng bởi vì kỳ quan tương đối dễ phá hủy cho nên đòi hỏi người chơi phải cố gắng bảo vệ kỹ lưỡng bất cứ lúc nào.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Age of Empires (dưới tiêu đề làm việc là Dawn of Man[20]) là tựa game đầu tiên do chính hãng Ensemble Studios phát triển. Bối cảnh lịch sử được lựa chọn rất hợp lý và dễ tiếp cận, đặc biệt là các game thủ casual, hơn các trò chơi hiện có.[21] Trong khi ấy, một số game chiến lược thời gian thực đều lấy bối cảnh khoa học viễn tưởng và hư cấu, do đó bối cảnh lịch sử của Age of Empires dễ dàng trụ vững được.[22] Những nhà thiết kế của game đều chịu khá nhiều ảnh hưởng từ dòng game Civilization, với bối cảnh lịch sử đã được chứng minh, điều này đã được ghi nhận trong một số nhận xét tích cực.[23] Age of Empires do Bruce Shelley thiết kế,[22] Tony Goodman (phụ trách phần minh họa tranh ảnh của trò chơi),[24]Dave Pottinger (phụ trách phần trí tuệ nhân tạo của game).[25] Stephen Rippy là giám đốc âm nhạc (vai trò mà ông tiếp tục giữ xuyên suốt sê-ri) với sự giúp đỡ thường xuyên từ anh trai David Rippy cũng như Kevin McMullan.[26] Ông chính là người đảm nhiệm việc sáng tạo phần âm nhạc nguyên gốc cho Age of Empires dùng âm thanh từ các nhạc cụ thực tế từ các thời kỳ trong game, cũng như các mẫu kỹ thuật số của họ.[27] Những giai điệu trong game là kết quả của quá trình nghiên cứu sâu rộng về các nền văn hóa, kiểu mẫu, và các nhạc cụ được sử dụng.[27]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
Đón nhận
Các điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộpĐiểm số
GameRankings87%[39]
Metacritic83[40]
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
AllGame[28]
CVG9.0[29]
Game RevolutionB+[30]
GameSpot6.8[31]
IGN7 (Mac version)[32]
M! Games85[41]
PC Zone9.4[33]
PC Gameworld91%[34]
Coming Soon Magazine90%[35]
GameVortex75%[36]
Computer Gaming World[37]

Dù không được khen ngợi như phiên bản sau của dòng game, thế nhưng phiên bản Age of Empires đầu tiên đều nhận được nhiều lời đánh giá tích cực, được điểm số cao trên các trang web tập hợp lời phê bình[42] bao gồm 8.3/10 trên Metacritic,[40] 87% trên Game Rankings,[39] 85/100 trên MobyGames[41] và 8.4/10 trên GameStats.[38]

Game Revolution phân loại game là "sự pha tạp giữa Civilization 2Warcraft II",[8] trong khi đó thì GameSpot ra vẻ thương tiếc "một trò chơi chiến đấu đơn giản hơn là một người xây dựng đế chế vinh quang", đã mô tả game là "Warcraft với dấu vết của Civilization".[7] Với Elliott Chin của Computer Gaming World so sánh game khá giống WarCraft II, ông cho rằng game thực sự có "chiều sâu rộng lớn, khi đem so sánh với những người anh em cùng thể loại, có thể là công phu nhất của chúng".[37] GameVortex thì cho rằng game nên bớt đi lối chơi chiến đấu theo định hướng nhưng lại khen ngợi về phần mục chơi, nhận xét rằng "thế hệ bản đồ ngẫu nhiên [...] thực sự đã giữ cho game có thêm mùi vị".[43] Trong khi GameSpot lại chỉ trích về cấp độ quản lý vi mô cần thiết để kiểm soát game (là do sự vắng mặt của chuỗi tác phẩm và AI của các đơn vị người chơi thấp) nên đã gọi nó là "một ý tưởng nghèo nàn", khiến cho nó "thật sự giảm bớt niềm hứng thú đối với AOE".[7] GameVortex cũng lặp lại lời phê bình này,[43] trong khi PC Gameworld lưu ý về việc phát hành bản patch (sửa lỗi) sau đó giúp cải thiện những lỗi về lập trình AI.[44] Elliott Chin phê bình việc giới hạn trong game mà ông nghĩ là "nỗi bất bình nghiêm trọng nhất".[37]

Trong khi ghi nhận những điểm tương đồng với trò Warcraft II, PC Gameworld ca ngợi về sự khác biệt của mỗi phe trong game và lưu ý là "đồ họa vô cùng chi tiết và có cảm giác như là chúng được vẽ bằng tay. Thật hiếm thấy một game tuyệt đẹp nào lại có chuyển động chi tiết của các đơn vị lính".[44] Game Revolution rất ấn tượng bởi số lượng binh chủng khác nhau của game, đồng thời chú ý đến công việc của nhà phát triển "rõ ràng đây là thành quả nghiên cứu của họ và kết quả khá tròn trịa, tạo ra một sản phẩm chính xác về mặt lịch sử (ít nhất là cho một trò chơi)".[8] Âm quyển của game cũng bị chỉ trích, với GameVortex phàn nàn rằng "những lời giải thích miệng không đủ để bạn phân biệt những gì đang xảy ra".[43] Bằng cái nhìn tương lai về game, Game Revolution nhấn mạnh đến công cụ tạo màn chỉ "cho phép bạn toàn quyền kiểm soát việc thiết kế các màn chơi và chiến dịch", một "công cụ để bạn tùy ý sử dụng nhằm tạo ra những màn chơi chính xác theo ý thích của bạn".[8]

Game đã giành được nhiều giải thưởng lớn là giải Game của Năm (Game of the Year) năm 1997 của Gamecenter[45] và giải Game máy tính chiến lược của năm (Computer Strategy Game of the Year) năm 1998 của Viện Khoa học và Nghệ thuật Tương tác (AIAS).[46]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Age of Empires - Tech Info”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ a b “Age of Empires”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “Age of Empires Release Information for PC”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “Age of Empires: The Rise of Rome Release Information for PC”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ “Age of Empires Gold Edition Release Information for PC”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “Age of Empires: Definitive Edition for PC - GameFAQs”.
  7. ^ a b c d T. Liam McDonald, PC Age of Empires Review, GameSpot, ngày 27 tháng 10 năm 1997 Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine
  8. ^ a b c d Daniel Gies (tháng 11 năm 1997). “Build an Empire to Surpass Microsoft's”. Game Revolution. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ a b c d e Age of Empires preview”. GameSpot. ngày 14 tháng 2 năm 1997. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.[liên kết hỏng]
  10. ^ Age of Empires. Ensemble Studios. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
  11. ^ Chris Anderson (ngày 13 tháng 8 năm 2001). “PC Review: Age Of Empires”. Computer and Video Games. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  12. ^ “Single Player Help”. Age of Empires Heaven. HeavenGames. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2008.
  13. ^ “Review: Age of Empires”. MobileTechReview.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2008.
  14. ^ Brent Hecht (ngày 19 tháng 8 năm 1999). “Age of Empires”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2008.
  15. ^ “Age of Empires tips - lag”. artho.com. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  16. ^ “Beyond the Zone – MSN Games Looks to the Future”. MSN Games. ngày 19 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  17. ^ “The "Glitch" Template”. Tribulation Designs. ngày 24 tháng 10 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.
  18. ^ “Age of Empires presents you with an opportunity to shape history”. Microsoft. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  19. ^ a b c d e f g “Age of Empires - Overview”. Allgame. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2008.
  20. ^ Grossman, Austin (2003). Postmortems from Game Developer. Focal Press. ISBN 1-57820-214-0.
  21. ^ Carless, Simon (ngày 26 tháng 11 năm 2003). “Interview: Bruce Shelley - The Mythology of Empires”. Gamasutra. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  22. ^ a b “Behind the Scenes: Bruce Shelly”. Microsoft.com. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  23. ^ “Behind the Scenes”. Microsoft.com. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  24. ^ “Behind the Scenes: Tony Goodman”. Microsoft.com. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  25. ^ “Behind the Scenes: Dave Pottinger”. Microsoft.com. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  26. ^ “Interview with Age of Empires III lead composer Stephen Rippy”. Music4Games. ngày 1 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.
  27. ^ a b “Ensemble Studios Chat 16Oct97”. Age of Empires Heaven. HeavenGames. ngày 16 tháng 10 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008.
  28. ^ Chris Couper. “Age of Empires > Review”. Allgame. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  29. ^ Kim Randell (ngày 15 tháng 8 năm 2001). “The best news for Megalomaniacs all year”. Computer and Video Games. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  30. ^ Daniel Gies. “Build an Empire to Surpass Microsoft's”. Game Revolution. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  31. ^ T. Liam McDonald (ngày 27 tháng 10 năm 1999). “This is not quite the game you hoped for. Even worse, it has some definite problems”. GameSpot. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  32. ^ Rich Sanchez (ngày 2 tháng 6 năm 2002). “Real time strategy meets empire building”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  33. ^ “PC Review: Age Of Empires”. PC Zone. ngày 13 tháng 8 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  34. ^ James Holland. “Age of Empires is a "must have" for any real-time strategy fan”. PC Gameworld. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  35. ^ Daniel Roth. “Age of Empires review”. Coming Soon Magazine. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  36. ^ Phil Bordelon. “Age of Empires review”. GameVortex. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  37. ^ a b c Chin, Elliott (ngày 21 tháng 11 năm 1997). “Age of Empires”. Computer Gaming World. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2010.
  38. ^ a b “Age of Empires”. GameStats. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  39. ^ a b “Age of Empires Reviews”. Game Rankings. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  40. ^ a b “Age of Empires (pc: 1997)”. Metacritic. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  41. ^ a b “Age of Empires for Windows”. MobyGames. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  42. ^ Age of Empires - PC, a collection of reviews at GameRankings Lưu trữ 2009-01-11 tại Wayback Machine
  43. ^ a b c “Age of Empires”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  44. ^ a b “gwn.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2007. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  45. ^ “Age of Empires Receives Worldwide Praise”. Artho.com. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2008.
  46. ^ 1st Annual Interactive Achievement Awards Lưu trữ 2009-02-03 tại Wayback Machine at Academy of Interactive Arts & Sciences [liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán