Ariel Sharon

Ariel Sharon
אריאל שרון
Chân dung chính thức, năm 2001
Thủ tướng thứ 11 của Israel
Nhiệm kỳ
7 tháng 3 năm 2001 – 14 tháng 4 năm 2006
5 năm, 38 ngày
Tổng thốngMoshe Katsav
Phó Thủ tướngEhud Olmert
Tiền nhiệmEhud Barak
Kế nhiệmEhud Olmert
Bộ trưởng Ngoại giao
Nhiệm kỳ
13 tháng 10 năm 1998 – 6 tháng 6 năm 1999
236 ngày
Thủ tướngBenjamin Netanyahu
Tiền nhiệmDavid Levy
Kế nhiệmDavid Levy
Bộ trưởng Năng lượng và Nguồn nước
Nhiệm kỳ
8 tháng 7 năm 1996 – 6 tháng 7 năm 1999
2 năm, 363 ngày
Thủ tướngBenjamin Netanyahu
Tiền nhiệmYitzhak Levy
Kế nhiệmEli Suissa
Bộ trưởng Gia cư và Xây dựng
Nhiệm kỳ
11 tháng 6 năm 1990 – 13 tháng 7 năm 1992
2 năm, 32 ngày
Thủ tướngYitzhak Shamir
Tiền nhiệmDavid Levy
Kế nhiệmBinyamin Ben-Eliezer
Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Lao động
Nhiệm kỳ
13 tháng 9 năm 1984 – 20 tháng 2 năm 1990
5 năm, 160 ngày
Thủ tướngShimon Peres (1984–86)
Yitzhak Shamir (1986–90)
Tiền nhiệmGideon Patt
Kế nhiệmMoshe Nissim
Bộ trưởng Quốc phòng
Nhiệm kỳ
5 tháng 8 năm 1981 – 14 tháng 2 năm 1983
1 năm, 193 ngày
Thủ tướngMenachem Begin
Tiền nhiệmMenachem Begin
Kế nhiệmMenachem Begin
Thông tin cá nhân
Sinh
Ariel Scheinermann

26 tháng 2 năm 1928
Kfar Malal, Lãnh thổ Ủy trị Palestine
Mất11 tháng 1 năm 2014 (85 tuổi)
Ramat Gan, Israel
Đảng chính trịĐảng Tự do
(1973–1974)[1]
Likud
(1977–2005)[2]
Kadima
(2005–2006)
Đảng khácShlomtzion
(1977)
Phối ngẫu
  • Margalit Sharon
    (cưới 1953–1962)
  • Lily Sharon
    (cưới 1963–2000)
Con cái3
Alma materĐại học Hebrew của Jerusalem
Đại học Tel Aviv
Chuyên nghiệpSĩ quan
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Israel
Phục vụ Haganah
Lực lượng Phòng vệ Israel
Năm tại ngũ1948–74
Cấp bậc Aluf (Thiếu tướng)
Đơn vịLữ đoàn Nhảy dù
Đơn vị 101
Lữ đoàn Golani
Chỉ huyBộ Tư lệnh Phía nam
Lữ đoàn Nhảy dù
Unit 101
Lữ đoàn Golani
Tham chiếnChiến tranh giành độc lập Israel
Khủng hoảng kênh đào Suez
Chiến tranh Sáu ngày
Chiến tranh Yom Kippur
  • Ehud Olmert giữ chức quyền Thủ tướng từ 4 tháng 1 năm 2006

Ariel Sharon (tiếng Hebrew: אריאל שרון‎; tên thật là Ariel Scheinermann, אריאל שיינרמן‎; 26 tháng 2 năm 1928 – 11 tháng 1 năm 2014) là vị tướng quân đội, chính trị gia và là thủ tướng thứ 11 của Israel từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 4 năm 2006.

Sharon là chỉ huy trong quân đội Israel kể từ khi đội quân này thành lập vào năm 1948 và từng tham gia chiến tranh giành độc lập của Israel. Ông có công lập ra Đơn vị 101, từng tham gia chiến tranh kênh đào Suez năm 1956, chiến tranh Sáu ngày năm 1967, chiến tranh Tiêu hao (1969 – 1970), chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và chỉ huy chiến tranh Liban năm 1982.

Suốt quãng đời binh nghiệp, Sharon được xem là sĩ quan chỉ huy thực địa vĩ đại nhất trong lịch sử Israel và là một trong số các chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất từ trước đến nay của đất nước.[3] Sau cuộc đột kích bán đảo Sinai trong chiến tranh Sáu ngày và cuộc bao vây quân Ai Cập trong chiến tranh Yom Kippur, Israel đã tặng cho ông biệt danh "Vua Israel" và "Sư tử của Chúa trời".[3]

Sau khi giải ngũ, Sharon gia nhập đảng Likud và từng giữ vai trò bộ trưởng của nhiều bộ trong các chính phủ do Likud lãnh đạo giai đoạn 1977 – 1992 và 1996 – 1999. Ông lên chức lãnh đạo đảng Likud vào năm 2000 và nắm cương vị Thủ tướng Israel nhiệm kỳ 2001 – 2006. Giai đoạn 2004 – 2005, Thủ tướng Sharon đề ra kế hoạch đơn phương di cư người Do Thái khỏi dải Gaza, khiến bản thân ông phải hứng chịu sự chống đối khắc nghiệt trong nội bộ Likud. Tháng 11 năm 2005, Sharon rời Likud để lập đảng mới Kadima. Theo dự đoán, ông sẽ chiến thắng cuộc bầu cử lần tới và được cho là đang vạch kế hoạch rút người Do Thái khỏi hầu hết lãnh thổ Bờ Tây.[4][5][6] Tuy nhiên, ông bất ngờ bị tai biến mạch máu não vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 và rơi vào trạng thái sống thực vật[7] cho đến ngày ông từ trần.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ariel Sharon ra đời tại làng Kfar Malal (Lãnh thổ ủy trị Palestine thuộc Anh) trong một gia đình người Belarus gốc Do Thái. Cha mẹ ông gặp nhau trong thời gian cả hai đang theo học tại Đại học Nhà nước Tbilisi, Gruzia. Khi các lực lượng Bolshevik tiến về Gruzia (độc lập), cả hai bèn di cư sang Lãnh thổ ủy trị Palestine thuộc Anh.

Năm lên 10, Ariel Sharon gia nhập phong trào thanh niên phục quốc Do Thái Hassadeh. Khi còn là thiếu niên, ông bắt đầu tham gia đội tuần tra ban đêm có vũ trang tại ngôi làng nơi ông ở. Năm 1942, ông gia nhập lực lượng bán quân sự bí mật Haganah của người Do Thái. Dần dần, ông trở thành chỉ huy đơn vị bộ binh rồi chỉ huy lực lượng tình báo miền Bắc và Trung Israel.

  • 1973, ông là tư lệnh thiết giáp trong chiến dịch tại bán đảo Sinai (Ai Cập); được bầu vào Quốc hội Israel.
  • 1977-1981, làm Bộ trưởng Nông nghiệp.
  • 1981-1983, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong thời gian này, ông đã cho quân đội tấn công Liban. Ông bị coi là phải chịu trách nhiệm trong cuộc thảm sát hàng trăm thường dân Palestin tại các trại tị nạn do lực lượng dân quân Phalanges người Liban liên minh với Israel tiến hành.
  • 1999, được bầu làm Chủ tịch đảng Likud.
  • 2001, được bầu làm Thủ tướng Israel. Từ đó đến nay, ông đã có những quyết định lịch sử trong mối quan hệ giữa IsraelPalestin là xóa bỏ các khu định cư Do Thái ở dải Gaza và một phần khu Bờ Tây.
  • 2005, rời bỏ đảng Likud, thành lập đảng ôn hòa Kadima.
  • Đầu tháng 1 năm 2006, bị xuất huyết não, phải mổ 2 lần liên tiếp và đã ở trong tình trạng nguy kịch.
  • 11 tháng 4, 2006, Thủ tướng Sharon bị tuyên bố mất khả năng lãnh đạo vĩnh viễn, do ông ở trong tình trạng hôn mê kéo dài và khó có khả năng hồi phục. Cùng ngày, Ehud Olmert được bầu thay thế giữ chức Thủ tướng.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có hai đời vợ (hai chị em, đều đã mất) và ba người con trai (một người mất năm 1967).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Henry Kamm (ngày 13 tháng 6 năm 1982). “Man in the News; Laurels for Israeli Warrior”. The New York Times.
  2. ^ “New Israeli Cabinet Approved by Parliament”. Associated Press. ngày 11 tháng 6 năm 1990.
  3. ^ a b "Israel's Man of War", Michael Kramer, New York, tr. 19–24, 9 tháng 8 năm 1982
  4. ^ Rees, Matt (22 tháng 10 năm 2011). “Ariel Sharon's fascinating appetite”. Salon.
  5. ^ 'Sharon was about to leave two-thirds of the West Bank' The Times of Israel, Elhanan Miller, 19 tháng 2 năm 2013
  6. ^ Flashpoints in the War on Terrorism, Derek S. Reveron, Jeffrey Stevenson Murer, Routledge 2013, tr. 9
  7. ^ Scientists say comatose former Israeli leader Ariel Sharon shows 'robust' brain activity, Fox News

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Ehud Barak
Thủ tướng Israel
2001 - 2006
Kế nhiệm:
Ehud Olmert
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Saruman là thủ lĩnh của Hội Đồng Pháp Sư, rất thông thái và quyền năng. Lẽ ra ông ta sẽ là địch thủ xứng tầm với Sauron
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll