Bùi Ngọc Hòa

Bùi Ngọc Hòa
Chức vụ
Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam
Nhiệm kỳngày 26 tháng 6 năm 2015 – 2016
Tiền nhiệmĐặng Quang Phương[1]
Kế nhiệmNguyễn Văn Thuân
Vị trí Việt Nam
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh15 tháng 10, 1955 (69 tuổi)
Nghề nghiệpthẩm phán
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Luật
Quê quánLiên Phương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Bùi Ngọc Hòa (sinh ngày 15 tháng 10 năm 1955) là một thẩm phán người Việt Nam. Ông từng là Thẩm phán, Phó Chánh án Thường trực, Thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam.[2][3]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1955, quê quán ở Liên Phương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, người dân tộc Kinh.[2]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có bằng Thạc sĩ Luật.[2] Luận văn thạc sĩ của ông có tiêu đề: "Phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", người hướng dẫn khoa học là tiến sĩ Đặng Quang Phương, chuyên ngành 60.38.40, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2007, có 94 trang.[4]

Ông có bằng Tiến sĩ Luật.[5]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2003, ông là Phó chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Năm Cam.[6]

Năm 2004, ông là Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.[7]

Năm 2008, ông là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.[8]

Ngày 17 tháng 11 năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có Quyết định số 2142/QĐ-CTN bổ nhiệm ông Bùi Ngọc Hòa tiếp tục giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Tờ trình số 637/TANDTC-TCCB).[1]

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình về việc bổ nhiệm ông làm Phó Chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao, với tỉ lệ đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý phê chuẩn là 85,02%.[2][3]

Ông là Ủy viên Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao, Thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.[2][9]

Tháng 2 năm 2018, Bùi Ngọc Hòa là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Trần Quang Huy (13 tháng 4 năm 2012). “Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh án TANDTC”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b c d e “Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b V. V. Thành (26 tháng 6 năm 2015). “Quốc hội phê chuẩn 15 thẩm phán tòa án nhân dân tối cao”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “Thông tin luận án thạc sĩ Bùi Ngọc Hòa”. Trung tâm thông tin - thư viện Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân TPHCM”. Tòa án nhân dân TPHCM. ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  6. ^ Chi Mai (8 tháng 9 năm 2003). “Bắt tạm giam các bị cáo tại ngoại để bảo đảm việc xét xử phúc thẩm vụ án Năm Cam”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Tấn Thuấn (9 tháng 4 năm 2004). “Vụ án "Phương vicarrent": Hầu hết nhân chứng đã có mặt”. VietNamNet. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  8. ^ “Nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương từ trần”. Báo Nhân dân. 21 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Hạnh Thảo (26 tháng 6 năm 2015). “Phê duyệt 15 vị thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”. Thời báo Tài chính Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ Lê Hoàng. “Họp mặt, chúc Tết cán bộ hưu trí và cán bộ, công chức TANDTC, TANDCC phía Nam”. Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam. 2018-02-03. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn mọi người lấy thành tựu ẩn từ ủy thác "Hương vị quê nhà" của NPC Tang Wen
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau