Công tử | |||||||||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 公子 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Giản thể | 公子 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | con của công gia | ||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||||||||||||||||
Hangul | 공자 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Hanja | 公子 | ||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||||||||||||||||||||
Kanji | 公子 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Kana | こうし | ||||||||||||||||||||||||||||||
|
Công tử (chữ Hán: 公子) vốn là danh từ kính xưng chỉ con trai và con gái của quân chủ chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu–Chiến Quốc.[1]
Đầu thời Xuân Thu, con trai của quân chủ chư hầu làm Đại phu (大夫) và được gọi là Công tử.[2]
Con gái của các quốc quân sau khi kết hôn thường được gọi theo tính thị (tính ở đây chỉ các họ cổ, như Thượng cổ bát đại tính), như Trần Qui, Sái Cơ, Tề Khương, Tần Doanh, Triệu Cơ, Thân Khương. Trường hợp gọi "công tử" kèm tên huý như Công tử Khuynh (公子倾) là rất hiếm, chỉ dùng để chỉ khuê nữ chưa gả của các chư hầu.[3]
Ví dụ tên người Trung Quốc thời Tiên Tần | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giới | Tên thường gọi | Thị (shì 氏) |
Thuỵ hiệu (shìhào 諡號) |
Tước (jué 爵) |
Tự (zì 字) |
Tính (xìng 姓) |
Danh (míng 名) |
Chú thích riêng |
Nữ | Đát Kỷ 妲己 |
Tô 苏 |
Đát 妲 |
Kỷ 己 |
| |||
Nữ | Văn Khương 文姜 |
Tề 齊 |
Văn 文 |
Khương 姜 |
| |||
Nam | Tề Hoàn công 齊桓公 |
Tề 齊 |
Hoàn 桓 |
Công 公 |
Khương 姜 |
Tiểu Bạch 小白 |
| |
Nữ | Vương Cơ 王姬 |
Vương 王 |
Cơ 姬 |
| ||||
Nữ | Sái Cơ 蔡姬 |
Sái 蔡 |
Cơ 姬 |
| ||||
Nữ | Triệu Trang Cơ 赵庄姬 |
Triệu 赵 |
Trang 庄 |
Cơ 姬 |
| |||
Nam | Tôn Thúc Ngao 孙叔敖 |
Vĩ 蔿 |
Tôn Thúc 孙叔 |
Mị 芈 |
Ngao 敖 |
| ||
Nam | Thẩm Chư Lương 沈諸梁 Diệp công Cao 叶公高 |
Thẩm 沈 Diệp 叶 |
Công 公 |
Tử Cao 子高 |
Mị 芈 |
Chư Lương 諸梁 |
| |
Nữ | Công tử Khuynh 公子倾 |
Nguỵ 魏 |
Công tử 公子 |
Cơ 姬 |
Khuynh 倾 |
| ||
Nam | Thái tử Đan 太子丹 |
Yên 燕 |
Thái tử 太子 |
Cơ 姬 |
Đan 丹 |
| ||
Nam | Triệu vương Gia 赵王嘉 Đại vương Gia 代王嘉 |
Triệu 赵 Đại 代 |
Vương 王 |
Doanh 嬴 |
Gia 嘉 |
| ||
|
Về sau, người hậu thế chuyển sang gọi con em của nhà thế gia môn phiệt là Công tử, như: ["Lâu công tử đem vàng chuộc người bạn, Lưu Thủ Bị mạo họ đánh nhà đò."][4]
Danh xưng "Công tử" hiện nay được dùng để chỉ con trai, tức [Lệnh công tử; 令公子], tương đối hiếm mới dùng để chỉ con gái, tức [Nữ công tử; 女公子]. Thay vào đó, người con gái được gọi là [Tiểu thư; 小姐] hoặc [Thiên kim; 千金].
曰:「魏并中山,必無趙矣。〈姚本并,兼也。兼有中山,必復以次取趙。〉公何不請公子傾以為正妻,因封之中山,是中山復立也。」〈姚本公子傾,魏君之女,封之於中山以為邑,是則中山不殘也。故云「中山復立」,猶存也。[Viết: Nguỵ thâu Trung Sơn, Triệu không an. (Nếu [Nguỵ] hợp [Trung Sơn], tất Triệu an. Có được Trung Sơn, Triệu không còn đáng lo.) Nếu có thể gả Công tử Khuynh làm chính thê cho Trung Sơn, phong ở Trung Sơn, thì Trung Sơn sẽ được phục lập. (Vốn Công tử Khuynh là con gái Nguỵ quân, được gả, phong ở Trung Sơn. Thế mới gọi "Trung Sơn phục lập", [Trung Sơn] vẫn còn vậy.)]