Cổ Lũng, Bá Thước

Cổ Lũng
Xã Cổ Lũng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnBá Thước
Thành lập1964
Địa lý
Diện tích49,08 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng3.884 người[2]
Dân tộcThái(ꫛꪼꪕ
Khác
Mã hành chính14965[3]

Cổ Lũng là một thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa giới hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Cổ Lũng nằm ở phía tây bắc của huyện Bá Thước, thuộc tả ngạn sông Mã.

Lịch sử hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Cổ Lũng khi xưa còn được gọi là Mường Khoòng [4],tiếng Trung là (勐康,Bính âm: Mãnh Khang, Pīnyīn: Mèng Kāng)thủ phủ của người Thái đen thuộc Tổng Mường Khoòng (ꪹꪣꪉꪄꪮꪉ),Cổ Lũng tổng Cổ Lũng xã khi xưa,vào thời -Nguyễn là vùng đất thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa[5]. Đến năm Thành Thái thứ 14 (1902), thuộc tổng Cổ Lũng, châu Quan Hóa. Vào năm Khải Định thứ 10 (1925), tổng Cổ Lũng chuyển về châu Tân Hóa mới thành lập[6]. Năm 1943, tổng Cổ Lũng nhập với tổng Thiết Ống thành một bang của châu Quan Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), tổng Cổ Lũng thuộc châu Tân Hóa mới tái lập, đến tháng 11 năm 1945, châu Tân Hóa đổi thành châu Bá Thước theo tên của thủ lĩnh Cầm Bá Thước trong phong trào Cần vương[7].

Tháng 3 năm 1948, xã Cổ Lũng lúc này là vùng đất thuộc xã Quốc Thành, huyện Bá Thước[7]. Năm 1964, xã Quốc Thành được chia thành 5 xã là Lũng Cao, Thành Sơn, Thành Lâm, Lũng Niêm và Cổ Lũng[8].

Hiện nay, xã Cổ Lũng gồm các thôn: Phìa(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪡꪸ), La Ca(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪨꪱ ꪀꪱ), Tến Mới(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪹꪔꪸ꫁ꪙ), Nang(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪘꪱꪉ), Na Khà(ꪚ꫁ꪱꪙ ꪙꪱ ꪅꪱ), Đốc(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪶꪒꪀ), Lác ꪚꪱ꫁ꪙ ꪨꪱꪀ, Ấm (ꪚꪱ꫁ꪙ ꪹꪮꪷ꫁ꪣ), Hiêu (ꪚꪱ꫁ꪙ ꪭꪸꪫ), Khuyn(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪄꪲꪙ), Lọng(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪩꪮ꫁ꪉ), Eo Điếu(ꪚꪱ꫁ꪙ ꪔꪸ꫁ꪫ)[4]. Trung tâm hành chính hiện nay được đặt tại Thôn Nà Khà.

Cơ sở giáo dục: trên địa bàn xã có một trường tiểu Học với hai cơ sở, một trường trung học cơ sở và một trường trung học phổ thông.

Xã Cổ Lũng cũng là một trong những đơn vị vinh dự được đón nhận là xã Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có những đóng góp to lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Cổ Lũng được coi là nơi phát tích của truyền thuyết Khăm Panh-Nàng Mướn(ꪁꪾ ꪵꪝꪉ - ꪙꪱꪉ ꪹꪢ꫁ꪙ). Ngoài ra còn tích hợp những nét văn hóa cổ truyền độc đáo của đồng bào Thái nơi đây, nổi tiếng như Khắp Thái, nhảy sạp, múa xòe hoa,bắn nỏ, trò tó mác lẹ...

Di tích và danh lam thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xã Cổ Lũng được thiên nhiên ưu ái với hệ sinh thái phong phú và đa dạng, Thác Hiêu tọa lạc tại Bản Hiêu là một trong những "lục mỹ nhiên" của Huyện Bá Thước
  • Ruộng bậc thang Bản Hiêu
  • Đền Cổ Lũng, di tích trong thời kì kháng chiến chống Pháp[4].
  • Phố Đoàn (Một phần thuộc địa chính của xã Lũng Niêm, một phần thuộc về xã Cổ Lũng) là phiên chợ giao thương của các đồng bào vùng cao có lịch sử từ thới Pháp thuộc. Chợ được họp mỗi tuần hai phiên vào Thứ Năm và Chủ Nhật hàng tuần.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 12.
  5. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 9.
  6. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 24.
  7. ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 10.
  8. ^ Quyết định số 107-NV ngày 02-4-1964 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan