Changhe Z-10 (tiếng Trung: 直-10, "máy bay trực thăng số 10") là một máy bay trực thăng chiến đấu hạng trung của Trung Quốc được trang bị cho Lực lượng Lục quân Trung Quốc. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng nhưng cũng có khả năng không chiến nếu cần.
Việc phát triển máy bay được khởi xướng bởi Kỹ sư trưởng Wu Ximing, dự án có sự tham gia ban đầu của Cục Thiết kế Kamov của Nga theo hợp đồng với chính phủ Trung Quốc, nhưng sự hợp tác đã đột ngột dừng lại do bất đồng về triết lý thiết kế cơ bản. Các nhà thiết kế và quân đội Trung Quốc ưa thích một khung máy bay nhẹ, nhanh nhẹn và ít chú trọng vào lớp giáp. Chiếc trực thăng được Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Changhe (CAIC) phát triển thêm và đưa vào sản xuất.[1][2][3]
Biệt danh của các nhân vật trong tiểu thuyết Thủy hử được sử dụng cho máy bay trực thăng Z-10 cùng với phiên bản hạng nhẹ đối thủ thiết kế của nó là Harbin Z-19: Z-10 được đặt tên là Sấm Sét dữ dội (Pi Li Huo, 霹雳火), theo biệt danh của Tần Minh, trong khi Z-19 được đặt tên Cơn lốc đen (Hei Xuan Feng, 黑旋风), biệt danh của Lý Quỳ.[4][5]
Tháng Chín năm 2016, PLA đã đưa ra thông cáo cho biết lực lượng Không quân Lục quân của nước này cũng đã được trang bị trực thăng Z-10.[6]
In 1979, quân đội Trung Quốc đã đặt ra bài toán đối phó với đội hình xe thiết giáp cỡ lớn. Theo đó giải pháp tốt nhất là sử dụng máy bay trực thăng chiến đấu. Quân đội Trung Quốc đã mua tám máy bay trực thăng Aérospatiale Gazelle được trang bị tên lửa chống tăng Euromissile HOT để tiến hành đánh giá.
Giữa những năm 1980s, Trung Quốc quyết định cần có một trực thăng tấn công chuyên biệt. Vào thời điểm đó, quân đội Trung Quốc sử dụng trực thăng dân sự được cải tạo lại để trang bị vũ khí cho quân đội; những trực thăng này không còn phù hợp cho vai trò tấn công nữa và chỉ phù hợp để làm máy bay trinh sát. Theo đó, Trung Quốc đã đánh giá Agusta A129 Mangusta, và vào năm 1988 đạt được thỏa thuận mua Bell AH-1 Cobra cùng với việc sản xuất theo giấy phép loại tên lửa BGM-71 TOW; sau đó thỏa thuận này đổ vỡ sau Sự kiện Thiên An Môn dẫn đến lệnh cấm vận vũ khí. Các cuộc Cách mạng màu đã ngăn cản việc Trung Quốc mua trực thăng tấn công từ Đông Âu vào năm 1990 và 1991; Bulgaria và Nga trong khi đó đã từ chối lời đề nghị của Trung Quốc về việc mua Mil Mi-24.
Trong khi nỗ lực nhập khẩu các thiết kế nước ngoài đã thất bại, các trò chơi chiến tranh đã xác định rằng trực thăng tấn công phải do quân đội chỉ huy, chứ không phải không quân. Điều này dẫn đến việc thành lập Không quân Lục quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAGFAF), ban đầu được trang bị 9 chiếc Harbin Z-9. PLAGFAF đã tiến hành các thử nghiệm để định hình yêu cầu kỹ chiến thuật của loại trực thăng mới Z-10 trong tương lai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại tên lửa chống tăng như BGM-71 TOW không đủ đáp ứng, và cần có một loại tên lửa tương tự như AGM-114 Hellfire. Loại trực thăng Z-10 mới sẽ được xây dựng xung quanh loại tên lửa mới này.
Chiến tranh Vùng Vịnh đã nhấn mạnh đến sự cấp thiết của việc trang bị trực thăng chiến đấu chuyên dụng. Vào thời điểm đó, quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào trực thăng đa năng vũ trang như Changhe Z-11 và Harbin Z-9. Ngoài ra, cuộc chiến cho thấy loại trực thăng tấn công mới sẽ cần có khả năng tự vệ trước các trực thăng và máy bay khác. Sau khi loại trực thăng tấn công mới đi vào hoạt động, các trực thăng hiện có sẽ được sử dụng làm máy bay trinh sát.
Một nhóm các kỹ sư thiết kế trực thăng chiến đấu (武装直升机开发工作小组) được hình thành để phát triển loại trực thăng hạng trung mới. Viện nghiên cứu số 602 và 608 bắt đầu tiến hành chương trình phát triển trực thăng hạng trung cỡ 6 tấn[7] vào năm 1994.
Một bản hợp đồng bị mật được ký với Cục thiết kế trực thăng Kamov của Nga để thiết kế khung máy bay và động cơ.[1][8][2][3]
Chương trình được quảng bá như một dự án dân sự và do đó nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật đáng kể từ phương Tây, chẳng hạn như từ Eurocopter (công ty tư vấn thiết kế lắp đặt cánh quạt), Pratt & Whitney Canada (động cơ tua bin trục PT6C) và Agusta Westland (hệ thống truyền động).[9]
Pratt & Whitney, cùng với bộ phận Hamilton Sundstrand của United Technologies Corporation, để duy trì lợi nhuận đã cung cấp các công nghệ quân sự một cách bất hợp pháp cho chương trình phát triển trực thăng của Trung Quốc.[10]
Năm 1998, Viện nghiên cứu 602 đề xuất tách chương trình trực thăng vũ trang khỏi chương trình trực thăng hạng trung hoặc dành toàn bộ nguồn lực cho chương trình trực thăng vũ trang. Viện nghiên cứu 602 gọi thiết kế trực thăng vũ trang được đề xuất là Z-10. Kết quả là, hầu hết nguồn lực đều dành cho Z-10, mặc dù chương trình trực thăng hạng trung vẫn tiếp tục diễn ra nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn; trực thăng hạng trung sử dụng các công nghệ được sử dụng bởi cả máy bay quân sự và dân sự.
Chương trình Z-10 sau đó được gọi là Chương trình vũ trang đặc biệt (专武工程), hay Dự án máy bay trực thăng vũ trang đặc biệt-Special Use Armed Helicopter Project (专用武装直升机工程). Việc phát triển được giữ bí mật hơn cả chương trình phát triển máy bay tiêm kích Chengdu J-10. Gần 4 tỷ yên đã được đầu tư ban đầu và Z-10 đã trở thành một trong những chương trình quan trọng nhất trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 của Trung Quốc.
Viện 602 được chỉ định làm nhà thiết kế chính của loại trực thăng tấn công mới, trong khi Tập đoàn chế tạo máy bay Cáp Nhĩ Tân được chỉ định làm nhà sản xuất chính. Đã có gần 48 cơ quan nghiên cứu tham gia vào chương trình phát triển trực thăng mới. Mùa hè năm 1999, AVIC II sử dụng CAMC Z-8 để thử nghiệm các hệ thống trên trực thăng Z-10. Mùa thu cùng năm, Harbin Z-9 được bổ sung vào danh sách máy bay thử nghiệm. Những thử nghiệm tập trung vào hệ thống chữa cháy, điều khiển HOTAS và hệ thống định vị.
Công ty sản xuất vũ khí Denel của Nam Phi hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực độ ổn định bay, được dựa trên kinh nghiệm khi thiết kế trực thăng Denel Rooivalk.[8] Chính phủ Trung Quốc dự định mua một chiếc Rooivalk duy nhất cho mục đích nghiên cứu để hỗ trợ thêm cho quá trình phát triển Z-10, nhưng điều này đã không thành hiện thực.[8]
Năm 2000, Trung Quốc một lần nữa tiếp cận trực thăng của Nga tuy nhiên thỏa thuận mua Kamov Ka-50 cũng không thành công giống như thỏa thuận mua Mil Mi-28 nhiều năm trước đó. Không thể mua trực thăng chiến đấu từ nước ngoài đã khiến Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự phát triển trực thăng của riêng mình, và công việc chế tạo Z-10 đã được đẩy nhanh.
HAMC bận rộn sản xuất HC120 và Harbin Z-9 , cũng như các máy bay cánh cố định khác như Harbin Y-12, và do đó khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất trực thăng Z-10. Tuy nhiên, nhiều người suy đoán rằng HAMC hoạt động không tốt do cơ cấu quản lý theo kiểu Liên Xô cứng nhắc và không hiệu quả, được cho là đã khiến công ty mắc nợ.
Dù HAMC được cải tổ và đã đạt được thành công, nhưng quân đội Trung Quốc đã mất kiên nhẫn vào công ty này và việc phát triển chương trình Z-10 được bàn giao cho CAIC.
Vào tháng 5 năm 2002, cánh quạt đuôi Z-10 và một số thành phần khác đã được Viện nghiên cứu 602 thử nghiệm trên mặt đất. Vào tháng 4 năm 2003, nguyên mẫu Z-10 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Theo các nguồn tin của Trung Quốc, các chuyến bay thử nghiệm ban đầu đã kết thúc vào ngày 17 tháng 12 năm 2003, trong khi theo các nguồn tin khác, chúng đã hoàn thành sớm hơn chín tháng, vào tháng 3 năm 2003. Theo Jane's Information Group, tổng cộng có 3 nguyên mẫu đã hoàn thành hơn 400 giờ bay thử nghiệm vào thời điểm này.
Đến năm 2004, thêm 3 nguyên mẫu nữa được chế tạo, tổng cộng là 6, và giai đoạn thứ hai của các chuyến bay thử nghiệm đã kết thúc vào ngày 15 tháng 12 năm 2004. Trong một trong những chuyến bay thử nghiệm, vị tổng tư lệnh tương lai của Lực lượng Không quân Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAGAF), Song Xiangsheng (宋湘生), đã tham gia lái thử nghiệm trên nguyên mẫu. Giai đoạn thứ ba của các chuyến bay thử nghiệm chuyên sâu đã diễn ra sau đó, diễn ra vào cả ban ngày và ban đêm. Đến tháng 1 năm 2006, các cuộc thử nghiệm vũ khí và cảm biến, bao gồm cả bắn đạn thật, đã diễn ra.
Các nguyên mẫu và một số lượng nhỏ máy bay tiền sản xuất được quân đội Trung Quốc sử dụng để đánh giá. Thiết kế được liên tục cải tiến và nâng cấp nhỏ dựa trên phản hồi.
Vào tháng 3 năm 2014, PLA đã công bố hình ảnh trực thăng Z-10 đang tiến hành thử nghiệm trên boong tàu đổ bộ lớp Type 072A của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tàu lớp Type 072A có bãi đáp trực thăng nhưng không có nhà chứa máy bay hoặc cơ sở hỗ trợ cho máy bay trực thăng trên tàu. Z-10 cũng đủ điều kiện để vận hành trên tàu vận tải đổ bộ Type 071 lớn hơn.[11]
Cục thiết kế Kamov đã được ký hợp đồng phát triển trực thăng cho quân đội Trung Quốc. Cục đã làm việc với các kỹ sư hàng không Trung Quốc từ lập các thông số kỹ thuật cơ bản, chẳng hạn như trọng lượng, tốc độ và khả năng tải trọng, sau đó họ có toàn quyền tự do thiết kế trực thăng. Kamov đã thiết kế, thử nghiệm và xác minh giai đoạn đầu của thiết kế trực thăng, sau đó nó được cung cấp cho nhóm phát triển Trung Quốc và được sửa đổi đáng kể. Mặc dù giai đoạn đầu tiên của thiết kế được thực hiện ở Nga, nhưng việc chế tạo nguyên mẫu, thử nghiệm bay và phát triển thêm đều do người Trung Quốc thực hiện.[1][2][3]
Máy bay trực thăng Z-10 được phát triển với hai phiên bản trang bị khí cụ bay khác nhau, một tương tự như các hệ thống của nước ngoài, và một phiên bản được phát triển trong nước và cả hai cấu hình đều có chung màn hình hiển thị thông tin ba chiều. Sự khác biệt về cách bố trí giữa hai cấu hình là ở một cấu hình, có ba màn hình đa chức năng LCD màu (MFD), trong khi ở cấu hình còn lại, chúng được thay thế bằng hai màn hình LCD MFD cỡ lớn. Việc có các cấu hình khác nhau, nhờ thiết kế mô-đun, là vì mục đích xuất khẩu, để phù hợp với thói quen của phi công các quốc gia khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, vào đầu năm 2018, người ta tiết lộ rằng phiên bản sử dụng 2 màn hình LCD MFD cỡ lớn là phiên bản được chọn để đưa vào sử dụng.[12]
Một trong hai hệ thống điều khiển hỏa lực chính của Z-10 là hệ thống quang-điện tử, được phát triển dựa trên kinh nghiệm chế tạo các hệ thống tương tự của Pháp và Ixrael, kết hợp những đặc tính tốt nhất của các hệ thống này. Phần mềm được Trung Quốc phát triển hoàn toàn trong nước. FCS quang điện tử được sản xuất bởi Nhà máy 218 của Norinco.
Ngoài radar điều khiển hỏa lực sóng milimet và FCS quang điện tử, phi công của Z-10 còn được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt gắn trên mũ bảo hiểm (HMS) do Viện nghiên cứu 613 thiết kế. Tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7 được tổ chức vào năm 2008, nhà phát triển đã xác nhận rằng HMS được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống kiểm soát hỏa lực và các hệ thống dẫn đường trên máy bay.[13]
Thông tin định hướng có thể được hiển thị trên MFD, phi công cũng có thể lái Z-10 vào ban đêm bằng cách sử dụng kính nhìn ban đêm tương thích HMS (NVG) tương tự như HMS TopOwl của Pháp được sử dụng trên trực thăng Eurocopter Tiger. HMS của Trung Quốc có thể điều khiển cả tên lửa không đối không và không đối đất, các loại vũ khí không dẫn đường khác, cũng như cung cấp thông tin định hướng.[13]
Ngoài ra, màn hình gắn trên mũ bảo hiểm (HMD) đã được phát triển cho Z-10, tương tự như Hệ thống ngắm bắn mũ bảo hiểm và màn hình tích hợp (IHADSS) Honeywell M142 được sử dụng trên AH-64 Apache.[14][13]
Vào cuối năm 2018, HMS thế hệ thứ 2 do Trung Quốc tự chế tạo thiết kế cho Z-10 đã được tiết lộ, trong đó một ống nhòm đơn lớn đã thay thế ống nhòm hai ống kính trong HMS thế hệ thứ nhất.[13]
Buồng lái nối tiếp có bậc thang chứa hai phi công – xạ thủ ở phía sau và phi công ở phía trước – khác với cách bố trí thông thường của hầu hết các trực thăng tấn công.[15]
Mái che buồng lái được xử lý đặc biệt để chống chói từ ánh nắng mặt trời. Kính chống đạn của mái che có thể dày tới 38 mm và có thể chịu được các đòn tấn công trực tiếp từ mảnh đạn và đạn bắn ra từ súng máy có cỡ nòng lên tới .50. Có thể lắp thêm các tấm giáp để tăng khả năng bảo vệ.[16]
Trực thăng Z-10 sử dụng động cơ nội địa WZ-9 (tiếng Trung: 涡轴-9; nghĩa đen 'turboshaft-9'), do Viện nghiên cứu số 602 thiết kế.
Động cơ WZ-9 chỉ có công suất xếp thứ 2 trong số 5 động cơ được thử nghiệm cho Z-10 nhưng nó lại là động cơ hoàn toàn do Trung Quốc phát triển. Ngoài ra do động cơ hoàn toàn do Trung Quốc phát triển nên không bị giới hạn bởi các chính sách ngoại giao của nước ngoài. Hiện nay động cơ WZ-9 đang được sản xuất hàng loạt
Động cơ WZ-9 đã được nâng cấp lên thành WZ-9G, với công suất lớn hơn 1200 kW.
Z-10 có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Z-10 sử dụng vũ khí có nguồn gốc từ cả Liên Xô và phương Tây. Vũ khí tấn công bao gồm súng máy, pháo, tên lửa. Cánh phụ có hai giá treo , mỗi giá treo có tổng cộng mấu giá treo, mỗi mấu treo có thể mang tới 4 tên lửa, tổng cộng là 16 tên lửa.
Có hai loại pháo tự động dành cho Z-10, phổ biến nhất là pháo xích tự động PX-10A 23 mm do Trung Quốc tự phát triển.[17] Một loại pháo tự động khác có thể lắp trên Z-10 là pháo M242 Bushmaster cỡ nòng 25 mm do Trung Quốc thiết kế ngược phiên bản sử dụng cho trực thăng. Ban đầu được lắp trên NVH-4 phái sinh của Type 85 AFV, quân đội Trung Quốc đã cải tiến loại pháo này để sử dụng trên trực thăng Z-10.
Các tên lửa không đối đất được triển khai bởi Z-10 bao gồm tên lửa chống tăng HJ-8 và AKD-10 do Trung Quốc tự phát triển. Tên lửa AKD-10 có khả năng tương tự như AGM-114 Hellfire và có khả năng chống trực thăng ngoài khả năng chống tăng.[18] Trực thăng Z-10 cũng có khả năng bắn tên lửa chống tăng tầm xa BA-21, có tầm chiến đấu 11 dặm và có đầu tự dẫn đến mục tiêu bằng đường truyền dữ liệu radar sóng milimet.[19]
Loại tên lửa không đối không chủ yếu trang bị trên Z-10 là tên lửa TY-90, được thiết kế đặc biệt cho trực thăng để không chiến. Tên lửa TY-90 nặng hơn nhiều so với các tên lửa phòng không vác vai thông thường được trang bị trên trực thăng chiến đấu, cho phép nó mang đầu đạn và cự ly tác chiến xa hơn.[20] Các tên lửa vác vai của Trung Quốc như FN-6 và dòng tên lửa QW cũng có thể được trang bị cùng với các loại tên lửa vác vai của nước ngoài. Tên lửa TY-90 và tên lửa vác vai thông thường được bố trí trên các ray tên lửa, với tổng cộng 4 giá phóng tên lửa mỗi mấu cứng dưới cánh Z-10.
Nếu sử dụng loại tên lửa không đối không cỡ lớn hơn như PL-9 hay các loại tên lửa tương tự như AIM-9 Sidewinder, tổng số tên lửa Z-10 có thể trang bị sẽ còn 2 quả. Z-10 đã bắn thử nghiệm tên lửa không đối không trong cuộc tập trận năm 2013 và đã tiêu diệt thành công mục tiêu bay thấp.[21]
Z-10 có thể được trang bị nhiều loại tên lửa không điều khiển khác nhau, từ cỡ nòng 20 mm đến 130 mm. Các tên lửa lớn nhất được thử nghiệm là loại tên lửa 130 mm được gắn trên các giá treo cứng giống như tên lửa được mang theo, trong khi các tên lửa cỡ nòng nhỏ hơn được gắn trong các giá treo tên lửa thông thường. Các tên lửa được sử dụng thường xuyên nhất là các tên lửa có cỡ nòng từ 57 mm đến 90 mm. Một dòng tên lửa dẫn đường 90 mm được sản xuất bởi một công ty con của Norinco,[22] Harbin Jiancheng Group (哈尔滨建成集团有限公司), được trình diễn lần đầu trước công chúng tại Triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11 năm 2012, được định danh Sky Arrow 90 (Tianjian 90 hay Tian Jian 90, tiếng Trung: 天箭 90).
Vào tháng 6 năm 2012, Hoa Kỳ đã buộc tội United Technologies và hai công ty con của công ty này, Pratt & Whitney Canada và Hamilton Sundstrand, về việc bán phần mềm điều khiển động cơ cho Trung Quốc, phần mềm này đã hỗ trợ cho việc phát triển Changhe Z-10.[23] Trong khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc phủ nhận việc Trung Quốc đã mua hoặc sử dụng phần mềm này, Pratt & Whitney Canada và Hamilton Sundstrand đã đồng ý trả hơn 75 triệu đô la cho chính phủ Hoa Kỳ để giải quyết các cáo buộc.[24]
Z-10 là một trong những ứng cử viên thay thế trực thăng tấn công Bell AH-1F Cobra của Pakistan. Pakistan đã mua ba chiếc Z-10 để thử nghiệm vào năm 2015[25] và từ chối mua trực thăng này do vấn đề về động cơ WZ-9 sau đó Pakistan đã chọn AH-1Z của Thổ Nhĩ Kỳ; tuy nhiên, các hợp đồng mua AH-1Z và sau đó là TAI/AgustaWestland T129 ATAK (sử dụng động cơ LHTEC CTS800–4A của Mỹ) đã bị hủy bỏ do mối quan hệ với Hoa Kỳ ngày càng xấu đi.[26] Vào tháng 1 năm 2022, các cuộc đàm phán để mua Z-10ME đã được tiến hành.[27] Quân đội Pakistan được cho là đã nhận được lô Z-10ME đầu tiên vào năm 2023.[28]
Dữ liệu lấy từ jczs[41]
Đặc tính tổng quan
Hiệu suất bay
Vũ khí trang bị
Hệ thống điện tử
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên kamovfg
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên kamovavw
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên kamovbi
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Donald