Chiêu dung (tiếng Trung: 昭容) là một cấp bậc phi tần trong hậu cung phong kiến của các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Tước vị [Chiêu dung] lần đầu xuất hiện vào năm 456, Lưu Tống Hiếu Vũ Đế tiến hành cải tổ hậu cung, lập ra bậc Cửu tần, trong đó Chiêu dung là một trong số các tước hiệu thuộc Cửu tần[1]. Cụ thể:
Triều đại Bắc Tề chiếu theo Lưu Tống, tiếp tục áp dụng tước Chiêu dung trong hậu cung, nhưng xếp trong bậc Ngự nữ, hàm Chính tứ phẩm[2], thấp gần nhất chỉ trên Tài nhân và Thải nữ (Thái nữ). Thời Nam Tề, năm Vĩnh Minh thứ 7, Nam Tề Vũ Đế lại cho tước Chiêu dung vào bậc Cửu tần, hàm Chính nhị phẩm.
Vài thời nhà Tùy, tước vị Chiêu dung bị bãi bỏ, nhưng được tái lập và xếp vào Cửu tần một lần nữa dưới thời nhà Đường, hàm Chính nhị phẩm chỉ sau Tứ phi. Dưới triều đại này, một số vị Chiêu dung còn có sức ảnh hưởng chính trị nhất định như Thượng Quan Uyển Nhi, Ngưu chiêu dung,... Hệ thống hậu cung như sau:
Thời kỳ Ngũ Đại, Hậu Đường Trang Tông vẫn sử dụng tước Chiêu dung, mãi đến thời nhà Tống và nhà Kim. Vào thời nhà Nguyên, các hoàng đế có lệ lập một lúc nhiều Hoàng hậu, trong đó chỉ có một vị là [Đại hoàng hậu] hay [Hoàng chính hậu], tức chủ nhân hậu cung; nhiều vị được phong [Thứ Hoàng hậu]; các phi tần thân phận thấp hơn đều gọi chung làn Phi và giữa các Phi với nhau không chia cấp bậc.
Đầu thời nhà Minh, Minh Thái Tổ tái lập tước Chiêu dung và tước này được sử dụng lần cuối và thời Minh Thế Tông, khi đó thiết lập nhiều cấp bậc cao hơn như Hoàng quý phi, Quý phi, Phi và Tần... nên cấp bậc Chiêu dung tương đối thấp. Vào đời sau đó, cấp bậc này biến mất khỏi hệ thống hậu cung và không còn được sử dụng trong lịch sử Trung Quốc.
Ở Triều Tiên, kể từ thời Thế Tông các thứ bậc ở nội đình được quy định như sau:
Thời Lê sơ, các hoàng đế Việt Nam có lệ không lập Hậu, để cho Quý phi đứng đầu nội trị hậu cung. Sơ lược hệ thống hậu cung như sau:
Trung Quốc
Triều Tiên