Chi Huyết giác

Các nghĩa khác của từ Dracaena, xem bài Dracaena.
Chi Huyết giác
Dracaena draco
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Asparagaceae
Phân họ (subfamilia)Nolinoideae
Chi (genus)Dracaena
Vand. ex L., 1767
Loài điển hình
Dracaena draco
(L.) L., 1767
Các loài
Xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa

Draco Crantz, 1768
Drakaina Raf., 1838
Oedera Crantz, 1768
Stoerkia Crantz, 1768
Terminalis Medik., 1786
Pleomele Salisb., 1796
Nemampsis Raf., 1838
Ezehlsia Lour. ex B.A.Gomes, 1868
Stoerkea Baker, 1875
Chrysodracon P.L.Lu & Morden, 2014

Sansevieria Thunb., 1794
Dracaena reflexa
Phất dụ xanh (Phát tài) (Dracaena sanderiana)

Chi Huyết giác (danh pháp khoa học: Dracaena, đồng nghĩa Pleomele, là một chi của khoảng 105 loài cây thân gỗ hoặc cây bụi dạng mọng nước trong họ Asparagaceae[1]. Trước đây nó từng được xếp trong họ Tóc tiên (Ruscaceae) hoặc tách ra cùng chi Huyết dụ (Cordyline) vào họ riêng của chính chúng là Dracaenaceae hay trong họ Thùa (Agavaceae).

Phần lớn các loài có nguồn gốc ở châu Phi và các đảo cận kề, với chỉ một ít loài có tại Nam Á và một loài tại khu vực nhiệt đới Trung Mỹ.

Các loài thuộc chi Dracaenamô phân sinh thứ cấp dày lên tại thân của chúng. Mô phân sinh thứ cấp của thực vật một lá mầm là khác hoàn toàn với mô phân sinh ở thực vật hai lá mầm và nó được một số tác giả gọi là sự dày dặc Dracaenoid. Đặc trưng này còn được chia sẻ với các loài khác của các họ AgavaceaeXanthorrhoeaceae có quan hệ họ hàng.

Một số loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài trong chi này được chia thành hai nhóm, có lẽ tốt nhất nên được tách ra làm hai chi riêng rẽ:

  1. Nhóm các loài có kích thước của cây thân gỗ với thân mập mạp và cứng, lá rộng bản, sinh sống tại các khu vực bán-sa mạc khô cằn.
  2. Nhóm các cây bụi nhỏ hơn với thân mảnh dẻ hơn và các lá dạng dải vải mềm dẻo, mọc như là các cây dưới tán trong các rừng mưa (và rất phổ biến để trồng làm cây cảnh.
Nhóm cây gỗ
Nhóm cây bụi

Một vài loài khác trước đây coi thuộc về chi này, hiện nay đã được chuyển sang chi Cordyline.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhựa màu đỏ tươi, gọi là long huyết được sử dụng làm thuốc nhuộm, đánh véc ni hay sử dụng trong y học. Nó được sản xuất từ Dracaena draco và trong thời kỳ cổ đại là từ Dracaena cinnabari. Một số loài khác như D. deremnsis, D. fragrans, D. godseffiana, D. marginata hay D. sanderiana là các loại cây cảnh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Search for "Dracaena", World Checklist of Selected Plant Families, Royal Botanic Gardens, Kew, truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018
  • Casson, L. 1989. The Periplus Maris Erythraei. Ấn bản Đại học Princeton. Các trang 69, 169-170. ISBN.
  • Schafer, E. H. 1963. The Golden Peaches of Samarkand: A study of T'ang Exotics. Ấn bản Đại học California. Bản in bìa giấy đầu tiên, 1985., 211 trang. ISBN
  • Schoff, Wilfred H. 1912. The Periplus of the Erythraean Sea. Longmans, Green, and Co., New York, Ấn bản lần hai. In lại: New Delhi, Oriental Books Reprint Corporation. 1974. (Bản in bìa cứng có tại Coronet Books Inc. Được South Asia Books in lại, 1995, ISBN 81-215-0699-9)
  • Waterhouse, J. T. 1987. The Phylogenetic Significance of Dracaena-type growth. Proc. Linn. Soc. N.S.W. 109: 129-128.
  • (Socotra botany, từ Vườn thực vật Hoàng gia, Edinburgh

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan