Collision Course (EP)

Collision Course
EP / Album video của Jay-ZLinkin Park
Phát hành30 tháng 11 năm 2004 (2004-11-30)
Thu âm16-19 tháng 7 năm 2004
Thể loại
Thời lượng
  • 21:15 (CD)
  • 45:01 (DVD)
Hãng đĩa
Sản xuất
Thứ tự album ngoài phòng thu của Linkin Park
Live in Texas
(2003)
Collision Course
(2004)
Road to Revolution: Live at Milton Keynes
(2008)
Thứ tự album của Jay-Z
Unfinished Business
(2004)
Collision Course
(2004)
Kingdom Come
(2006)
Thứ tự Video của Linkin Park
Breaking the Habit (DVD)
(2004)
Collision Course
(2004)
The Making of Minutes to Midnight
(2007)
Đĩa đơn từ Collision Course
  1. "Numb/Encore"
    Phát hành: 13 tháng 12 năm 2004

Collision Course là một album hợp tác giữa rapper người Mỹ Jay-Z và ban nhạc rock Linkin Park, được phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 2004 bởi Roc-A-Fella, Machine Shop, Warner Bros.Def Jam.[1]

Collision Course chứa ba bài hát lấy từ album Meteora và bốn bài hát từ album Hybrid Theory, tất cả đều của Linkin Park. Nó cũng có ba bài hát từ The Black Album, một bài từ Vol. 3: Life and Times of S. Carter, một bài từ Vol. 2... Hard Knock Life và một bài từ The Blueprint, tất cả đều của Jay-Z.

Trước album này, Jay-Z đã từng hợp tác với The RootsR. Kelly, còn Linkin Park đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ khác nhau trong album remix Reanimation của họ. Album được lấy cảm hứng từ The Grey Album của Danger Mouse, nó là một album kết hợp giữa Jay-Z và The Beatles. MTV ban đầu dự định chỉ kết hợp một hoặc hai bài hát, nhưng cuối cùng dự án đã được mở rộng thành một album có sáu bài hát. Album chủ yếu do Mike Shinoda và Jay-Z sản xuất, và được thu âm từ ngày 16 tháng 7 đến ngày 19 tháng 7.

Album đã sinh ra một đĩa đơn, "Numb / Encore", nó đã giành được giải Hợp tác Rap / Hát xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Grammy 2006.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Do thời lượng ngắn ngủi chỉ có 21 phút 18 giây của đĩa nhạc, với tổng cộng sáu bản nhạc, đĩa nhạc đã được phân loại là một đĩa EP. Tất cả các bài hát trong đĩa đều là bản mashup kết hợp các bài hát của cả hai nghệ sĩ.

Đĩa DVD chứa cảnh hậu trường về quá trình thực hiện album, cũng như cảnh quay thứ hai của tất cả các bài hát của Collision Course được trình diễn tại Nhà hát Roxy vào ngày 18 tháng 7 năm 2004. Ngoài ra trong đĩa cũng có năm cảnh trong buổi nhạc được chiếu trên kênh MTV Ultimate Mash-Ups và một thư viện hình ảnh.

Đĩa đơn đầu tiên được phát hành từ EP, là "Numb / Encore", đã đạt được lượt phát sóng đáng kể trên các bảng xếp hạng, và trụ vững trong 6 tháng sau khi phát hành. "Points of Authority / 99 Problems / One Step Closer" cũng đã được phát trên đài phát thanh ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ được xuất hiện trên Bảng xếp hạng Billboard - các video cho cả 2 ca khúc trên và "Jigga What / Faint" cũng xuất hiện trên kênh Kerrang! ở Anh. "Izzo / In the End" cũng được quảng bá rầm rộ trên các trang web chính thức của Linkin Park.

Đây là EP thứ hai (sau Jar of Flies của Alice in Chains năm 1994) đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200, tiêu thụ hơn 300.000 bản trong tuần đầu tiên.

Hoàn cảnh và sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Mike Shinoda tiết lộ trong bài phát biểu nhận giải Grammy năm 2004 của mình rằng ông sẽ hợp tác với Jay-Z cho ra một đĩa nhạc trong chương trình MTV's Mash Ups.

Với mạng lưới của mình Jay-Z đã có thể chọn cho mình một nhóm nhạc hoặc nghệ sĩ cho bản mash-up. Jay-Z đã liên hệ với Shinoda, bản thân Shinoda đã bắt đầu thử nghiệm việc kết hợp các bản nhạc trước khi gửi một số bản mẫu cho Jay-Z. Nhờ vậy, Jay-Z bắt đầu làm việc với Shinoda thông qua email. Cả hai quyết định rằng thay vì kết hợp các bài hát hiện có cho buổi biểu diễn trực tiếp trên MTV, họ muốn làm lại và thu âm lại các phần của bài hát để phù hợp hơn. Shinoda giải thích, "Jay và tôi nhận ra rằng tốt hơn là nên biểu diễn lại phần đọc rap nếu anh có dự định chuyển sang tiết tấu mới bởi vì phần cảm âm sẽ kéo theo bị thay đổi và anh phải truyền tải khổ hát của mình theo cách hơi khác một chút." [2] Shinoda đã yêu cầu những đồng nghiệp trong ban nhạc của mình thu âm lại các phần nhạc cụ và giọng hát, và cuối cùng cả hai bên quyết định mong muốn được phát hành các bản nhạc phòng thu. Toàn bộ album đã được tổng hợp lại trong vòng bốn ngày.[3]

Thỉnh thoảng có thể nghe thấy những âm thanh hậu trường trong album, chẳng hạn như Jay-Z nói "Ông đang lãng phí tài năng của mình, Randy!" ("You're wasting your talent, Randy!") trước bài "Big Pimpin '/ Papercut", hoặc Shinoda nói "Điều này thật vui" ("This is fun") trước bài "Izzo / In the End".

Collision Course là album đầu tiên của Linkin Park có nhãn dán Parental Advisory (Cần cha mẹ giám sát), vì hầu hết các khổ hát của Jay-Z đều có chứa ngôn từ tục tĩu (Shinoda và Chester Bennington cũng sử dụng ngôn ngữ thô tục trong album). Album này cũng có một phiên bản chỉnh sửa / kiểm duyệt. Linkin Park sau đó không còn sử dụng những từ tục tĩu cho đến album Minutes to Midnight vào năm 2007. Tuy nhiên, phiên bản sạch của album vẫn để lại các từ "bitch" ("đĩ"), "ass" ("mông") và "hoes" ("điếm") không bị kiểm duyệt, nghĩa là bài "Izzo / In the End" đều giống nhau trên cả 2 phiên bản sạch và không kiểm duyệt.

Một năm sau khi phát hành Collision Course, Jay-Z đã trở thành giám đốc sản xuất cho nỗ lực độc tấu của Mike Shinoda là album The Rising Tied của nhóm Fort Minor. Ngoài ra, bài hát "High Road" trong chính đĩa nhạc trên đã đề cập việc một số nhà phê bình đã đón nhận Collision Course một cách tiêu cực như thế nào.

Giới phê bình đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic [4]
Robert Christgau(dud)[5]
Entertainment WeeklyC−[6]
The Guardian[7]
HipHopDX[8]
NME(3/10)[9]
RapReviews(7.5/10)[10]
Rolling Stone[11]
Spin
Village Voice(unfavorable)[12]

Các nhà phê bình đã đưa ra những đánh giá trái chiều về Collision Course. David Jeffries từ AllMusic đã ca ngợi album, coi nó "thú vị một cách đáng kinh ngạc". KB Tindal từ HipHopDX cũng khen ngợi album không kém, nói rằng dự án "sẽ mở ra một lối đi cho những nghệ sĩ muốn khác biệt một cách dũng cảm cũng như những người muốn kiên trì để duy trì sự khác biệt đó." [8] Steve Juon từ RapReviews gọi album là "một thử nghiệm có tiềm năng vì hầu như hai nghệ sĩ này đều có thể bổ trợ cho nhau." [10]

Trong khi đó, Raymond Fiore từ Entertainment Weekly, đã đưa ra một đánh giá tiêu cực về album, nói rằng sự kết hợp của Linkin Park và Jay-Z "rốt cuộc lại là thất vọng và một màu."

Bài hát "Numb / Encore", một bản kết hợp giữa "Numb" của Linkin Park và "Encore" của Jay-Z, đã giành giải Hợp tác Rap / Hát xuất sắc nhất nhất tại lễ trao giải Grammy năm 2006.[13]

Danh sách bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Dirt off Your Shoulder/Lying from You"4:04
2."Big Pimpin'/Papercut"
  • J. Capeless
  • Mosley
  • K. Joshua
  • Linkin Park
  • Carter
2:36
3."Jigga What/Faint"
3:31
4."Numb/Encore"
3:25
5."Izzo/In the End"
  • Carter
  • West
  • Berry Gordy
  • A. Mizell
  • F. Perren
  • D. Richards
  • Linkin Park
2:45
6."Points of Authority/99 Problems/One Step Closer"
4:56
Tổng thời lượng:21:15

Nội dung nâng cao trên CD

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. "Links to Bonus Content"
  2. "Photos"

Danh sách bài hát trên DVD

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Intro
  2. In the Studio
  3. Jay-Z Arrives
  4. Rehearsal
  5. Sound Check
  6. Dirt Off Your Shoulder/Lying from You (Live)
  7. Big Pimpin'/Papercut (Live)
  8. Jigga What/Faint (Live)
  9. Numb/Encore (Live)
  10. Izzo/In the End (Live)
  11. Points of Authority/99 Problems/One Step Closer (Live)
  12. End Credits

"Nội dung đặc biệt":

  1. "MTV Ultimate Mash-Ups"
    • It's Goin' Down
    • Dirt Off You Shoulder/Lying from You
    • Jigga What/Faint
    • Numb/Encore
    • Points of Authority/99 Problems/One Step Closer
  1. "Photo Gallery"
  2. "5.1 Surround Sound"

Nhân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sản xuất và phối âm: Mike Shinoda
  • Soạn nhạc: Brad Delson và Mike Shinoda
  • Kỹ sư: Mike Shinoda, John Ewing và Mark Kiczula
  • Master: Brain "Big Bass" Gardner tại Bernie Grundman Mastering
  • Giám đốc sản xuất: Shawn Carter và Linkin Park
  • A&R: Tom Whalley
  • Điều phối A&R cho Warner Bros. Records: Marny Cameron
  • Giám đốc Marketing: Peter Standish
  • Điều phối A&R: Michael "Stick" Stefrin
  • Điều phối sản xuất: Ryan DeMarti
  • Lọc âm bản mẫu: Eric Weissman từ Sample Clearance Limited
  • Giám đốc sản xuất: Rob McDermott và John Meneilly
  • Chỉ đạo sáng tạo cho Warner Bros. Records: Ellen Wakayama
  • Chỉ đạo nghệ thuật dự án: THE FLEM và Mike Shinoda
  • Chỉ đạo và thiết kế ảnh bìa: THE FLEM
  • Vẽ ảnh bìa và ảnh minh họa bên trong: David Choe
  • Thiết kế và chỉ đạo nghệ thuật cho Digipak và tập sách: Lawrence Azerrad cho LAD
  • Nhiếp ảnh: Greg Watermann
  • Đạo diễn: Kimo Proudfoot
  • Sản xuất: Matt Caltabiano
  • Biên tập: Kevin McCullough
  • Kỹ sư âm thanh trực tiếp: Guy Charbonneau
  • Phối âm thanh trực tiếp: Mike Shinoda
  • Giám đốc sản xuất: Janet Haase
  • Chỉ đạo sản xuất: Joby Barnhart
  • Giám sát sản xuất hậu kỳ: Jason Cohon
  • Cho Sunset Editorial: Nazeli Kodjoian, Sin Halina Sy
  • Hình ảnh bổ sung sản xuất bởi Lenny Santiago
  • Phối âm 5.1 cho Roxy Performance
  • Sản xuất hậu kỳ DVD: David May
  • Đồng sản xuất: Raena Winscott
  • Thiết kế menu: Sean Donelly
  • Sản xuất phối âm 5.1: David May
  • Kỹ sư phối âm 5.1: Ted Hall
  • Trợ lý kỹ sư: Bruce Balestier
  • Phối âm: Mix Magic
  • Tô màu: Dave Hussey
  • Đồ họa tiêu đề: Carlos
  • Ghi đĩa: Cinram
  • Buổi trình diễn trực tiếp được ghi hình vào ngày 18 tháng 7 năm 2004 tại Nhà hát Roxy, West Hollywood, CA
  • Khái niệm: Michele Megan Dix và Jesse Ignjatovic

Bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Chứng nhận Số đơn vị/doanh số chứng nhận
Úc (ARIA)[46] Platinum 70.000^
Áo (IFPI Áo)[47] Gold 15.000*
Brasil (Pro-Música Brasil)[48] Gold 50.000*
Canada (Music Canada)[49] 2× Platinum 200,000^
Đan Mạch (IFPI Đan Mạch)[50] Gold 20.000^
Pháp (SNEP)[51] Gold 100.000*
Đức (BVMI)[52] Platinum 300.000^
Ireland (IRMA)[53] 2× Platinum 30,000^
Ý (FIMI)[54] Platinum 100.000*
Nhật Bản (RIAJ)[55] Gold 100.000^
New Zealand (RMNZ)[56] Platinum 15.000^
Thụy Sĩ (IFPI)[57] Platinum 40.000^
Anh Quốc (BPI)[58] Platinum 300.000^
Hoa Kỳ (RIAA)[59] 2× Platinum 2.000.000double-dagger

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Collision Course (with DVD): Jay-Z, Linkin Park: Music”. Amazon.com. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ Wiederhorn, Jon (28 tháng 10 năm 2004). “Jay-Z And Linkin Park Show Danger Mouse How It's Done – News Story | Music, Celebrity, Artist News | MTV News”. Mtv.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ Making of Collision Course
  4. ^ Jeffries, David. “Collision Course”. allmusic. allmusic. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ Christgau, Robert. “Jay-Z/Linkin Park Extended Discography”. Robert Christgau. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ Fiore, Raymond (ngày 3 tháng 12 năm 2004). “MTV Ultimate Mash-Ups Presents— Jay-Z/Linkin Park: Collision Course (2004)”. Entertainment Weekly. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ Lynskey, Dorian (ngày 26 tháng 11 năm 2004). “Jay-Z/Linkin Park, Collision Course”. The Guardian.
  8. ^ a b Tindal, K.B. (ngày 15 tháng 12 năm 2004). “Jay-Z/Linkin Park Collision Course Review”. HipHopDX. HipHopDX. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ Long, Pat (ngày 11 tháng 12 năm 2004). “Jay-Z/Linkin Park: Collision Course”. NME. NME. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ a b Joun, Steve (ngày 7 tháng 12 năm 2004). “Jay-Z/Linkin Park:: Collision Course:: Warner Bros. Records”. RapReviews. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  11. ^ Hoard, Christian (ngày 9 tháng 12 năm 2004). “Collision Course review”. Rolling Stone. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  12. ^ Sylvester, Nick (ngày 4 tháng 1 năm 2005). “Rap-Metal in the Winter Sky, and 99 Dead Problems Go By”. Village Voice. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  13. ^ Lipshutz, Jason (ngày 4 tháng 2 năm 2015). “Top 10 Biggest GRAMMY Upsets Of The Past 10 Years”. Billboard. Prometheus Global Media.
  14. ^ "Australiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  15. ^ "Austriancharts.at – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Đức). Hung Medien.
  16. ^ "Ultratop.be – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  17. ^ "Ultratop.be – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  18. ^ "{{{artist}}} Chart History (Canadian Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  19. ^ "Danishcharts.dk – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  20. ^ "Dutchcharts.nl – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  21. ^ "Lescharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  22. ^ "Offiziellecharts.de – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment Charts.
  23. ^ "Irish-charts.com – Discography {{{artist}}}". Hung Medien.
  24. ^ "Italiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  25. ^ "Charts.nz – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  26. ^ "Norwegiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  27. ^ "Portuguesecharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  28. ^ "Official Scottish Albums Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company.
  29. ^ "Spanishcharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  30. ^ "Swedishcharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  31. ^ "Swisscharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Đức). Hung Medien.
  32. ^ "Official Albums Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company.
  33. ^ "{{{artist}}} Chart History (Billboard 200)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  34. ^ "{{{artist}}} Chart History (Top R&B/Hip-Hop Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  35. ^ "{{{artist}}} Chart History (Top Rap Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  36. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  37. ^ “UK Year-End Chart 2004” (PDF). Official Charts Company. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  38. ^ “ARIA End of Year Albums Chart 2005”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  39. ^ “Jahreshitparade Alben 2005”. austriancharts.at. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  40. ^ “Jaaroverzichten 2005”. Ultratop. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  41. ^ “Top 100 Album-Jahrescharts”. GfK Entertainment (bằng tiếng Đức). offiziellecharts.de. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  42. ^ “Schweizer Jahreshitparade 2005”. hitparade.ch. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  43. ^ “UK Year-End Chart 2005” (PDF). UKChartsPlus. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  44. ^ “Top Billboard 200 Albums – Year-End 2005”. Billboard. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  45. ^ “Top R&B/Hip-Hop Albums – Year-End 2005”. Billboard. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  46. ^ “ARIA Charts - Accreditations - 2004 Albums”. Aria.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  47. ^ “Chứng nhận album Áo – Jay Z / Linkin Park – Collision Course” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  48. ^ “Associayco Brasileira de Produtores de Disco”. ABPD. ngày 19 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  49. ^ “Canadian Recording Industry Association (CRIA): Gold & Platinum - February 2005”. Cria.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  50. ^ “Hitlisten.NU”. Hitlisterne.dk. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  51. ^ “Disque en France”. Disque en France. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  52. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Linkin Park / Jay-Z; 'Collision Course')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  53. ^ “The Irish Charts – All there is to know”. Irishcharts.ie. ngày 1 tháng 10 năm 1962. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  54. ^ “FIMI – Federazione Industria Musicale Italiana”. Fimi.it. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  55. ^ “Chứng nhận album Nhật Bản – Linkin Park – Collision Course” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Chọn 2004年12月 ở menu thả xuống
  56. ^ “The Official New Zealand Music Chart”. Rianz.org.nz. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  57. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community”. Swisscharts.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  58. ^ “British album certifications – Linkin Park – Collision Course”. British Phonographic Industry. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  59. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Jay-Z & Linkin Park – Collision Course” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Song of Broken Pines - Weapon Guide Genshin Impact
Song of Broken Pines - Weapon Guide Genshin Impact
It is a greatsword as light as the sigh of grass in the breeze, yet as merciless to the corrupt as typhoon.
Công thức làm bánh bao cam
Công thức làm bánh bao cam
Ở post này e muốn chia sẻ cụ thể cách làm bánh bao cam và quýt được rất nhiều người iu thích
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Điểm qua và giải mã các khái niệm về giới thuật sư một cách đơn giản nhất để mọi người không còn cảm thấy gượng gạo khi tiếp cận bộ truyện
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn